Putin hy vọng sẽ lôi kéo Liên Hợp Quốc với bài phát biểu tập trung vào Syria

Với hàng chục máy bay chiến đấu và máy bay trực thăng đã xếp hàng tại một căn cứ không quân ở Syria, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã sẵn sàng cho buổi diễn thuyết thành công tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.

Giới quan sát hy vọng nhà lãnh đạo Nga sẽ kêu gọi mạnh hơn trong phiên họp Hội Đồng Liên Hợp Quốc. Từ đó thế giới sẽ hành động mạnh hơn để chống lại nhóm Nhà nước Hồi giáo và ông Putin sẽ công bố một số động thái quân  sự trong bài diễn văn vào thứ hai. Cùng ngày Tổng thông Putin sẽ có cuộc gặp với Tổng thống Obama bên lề Đại hội.

Ông Putin xuất hiện để chứng minh sự nổi lên của IS là mối đe dọa tiềm tàng lớn đối với thế giới. Nguyên nhân chính của sự xuất hiện này là muốn làm dịu đi mối quan hệ căng thẳng với phương Tây qua cuộc khủng hoảng Ukraina. Bằng cách tuyên bố một vai trò mới của Nga ở Syria, ông có thể hy vọng sẽ thoát khỏi bãi lầy tại Ukraina và xây dựng lại hình ảnh của mình như một nguyên thủ hàng đầu thế giới có khả năng giải quyết IS, tổ chức mà ông gọi là “vô cùng xấu xa và tàn ác.”

Fyodor Lukyanov, biên tập viên của tạp chí Nga về toàn cầu, cho rằng động thái của Putin tại Syria có ý định “đi đến đối thoại với phương Tây nhằm thoát khỏi bế tắc tại Ukraina.”

“Syria và Trung Đông nói chung là vấn đề thu hút sự chú ý của toàn thế giới và chúng tôi muốn nâng cao hình ảnh tại đó như một nước lớn có trách nhiệm.” Ông  Lukyanov  chủ tịch của Hội đồng Chính sách Đối ngoại và Quốc phòng có liên hệ với Điện Kremlin, thuộc hiệp hội các chuyên gia chính sách ngoại giao hàng đầu của Nga.

Những động thái của Nga tại Syria cũng nhằm mục đích bảo vệ những gì còn lại của nhà nước Syria sau một loạt thất bại  của quân đội Tổng thống Bashar Assad và cứu Alawites khỏi bị tàn sát, Lukyanov nói.

Putin rụt rè  về mục tiêu của mình

Trong khi việc triển khai quân sự của Nga sang Syria không thể được che dấu bằng các máy bay vận tải quân sự khổng lồ, các tàu vận tải của hải quân qua lại như con thoi trong nhiều tuần gần đây để vận chuyển binh lính, vũ khí, vật tư, nhưng kế hoạch của Moscow vẫn chưa rõ ràng.

Putin và các quan chức của ông cũng chỉ nói rằng Nga đã cung cấp vũ khí và huấn luyện cho quân đội Syria để giúp họ chống lại IS. Khi được hỏi liệu Kremlin có gửi quân đội để chiến đấu với IS hay không? Tổng thống Putin đã trả lời “chúng tôi đang tìm kiếm những lựa chọn khác nhau.” Phát ngôn viên của ông cho biết Moscow sẽ xem xét nếu Syria yêu cầu Quân đội Nga trợ giúp binh sĩ để giúp chống lại IS.

Một số câu hỏi quan trọng còn lại:

– Nga sẽ tự giới hạn việc cung cấp vũ khí, đào tạo và tư vấn cho chế độ Syria như đã làm trước đó, hoặc sẽ gửi binh sĩ vào chiến trường để chiến đấu?

– Nếu họ gia nhập cuộc chiến thì sẽ một mình chiến đấu chống lại IS, như điện Kremlin đã cam kết, hay họ sẽ nhắm vào các nhóm khác hiện đang chiến đấu chống lại Assad?

– Liệu các lực lượng Nga chỉ thực hiện nhiệm vụ trinh sát và các cuộc không kích, hay họ sẽ cũng tham gia hành động trên mặt đất?

Bằng cách đặt trước bài phát biểu của mình tại LHQ cùng với sự tăng cường quân sự, dường như mục đích của Putin muốn ép Mỹ vào cuộc đàm phán.

“Về cơ bản chiến lược ngoại giao của Nga đều tính đến yếu tố Hoa Kỳ,” Dmitri Trenin, người đứng đầu văn phòng Moscow Carnegie Endowment cho biết trong cuộc họp báo. “Nga đang tạo ra sự kiện trên mặt đất. Nga không xin phép để được ở Syria, hoặc để được làm những việc họ muốn ở Syria và tạo ra một vị trí mà từ đó người Nga nghĩ rằng họ có thể nhận được… một số sự đồng thuận với Hoa Kỳ.”

Do lo ngại có sự đụng độ trên bầu trời Syria ngoài ý muốn giữa các máy bay chiến đấu Nga – Mỹ, Washington đã đồng ý nói chuyện với Moscow về cách “xung đột” trong hành động quân sự của họ. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter tuần trước đã điện đàm 50 phút với người đồng cấp Nga, đây là cuộc thảo luận quân sự đầu tiên giữa hai nước trong hơn một năm qua.

Israel cũng có hành động tương tự bằng chuyến thăm tới Moscow trong tuần trước của Thủ tướng Benjamin Netanyahu để thống nhất với Putin về một cơ chế phối hợp nhằm tránh bất kỳ cuộc đối đầu nào có thể xảy ra giữa các lực lượng Israel và Nga tại Syria.

“Nga muốn chuyển sự chú ý ra khỏi Donbass (miền đông Ukraina) đến Syria, như ông Putin đã nói cho dù ở bất cứ đâu, bất kỳ thời gian nào thì lợi ích cốt lõi của Nga – Mỹ – châu Âu đều như nhau,” Trenin nói.

Tuy nhiên trong khi Mỹ muốn giữ những cuộc thảo luận quân sự với Nga để nhanh chóng rút khỏi tình trạng căng thẳng nhưng điều này khó trở thành hiện thực.

Washington và các đồng minh xem sự tăng cường quân sự của Nga bằng mối lo ngại rằng Putin sẽ cố gắng để vực dậy Assad. Nga đã bảo vệ đồng minh Assad trước sự trừng phạt của Liên Hợp Quốc kéo dài 4 năm rưỡi làm chết 250 nghìn người. Mỹ và các đồng minh cho rằng Assad là nguyên nhân của cuộc khủng hoảng Syria và sự hỗ trợ tiếp tục của Nga cho ông ta sẽ không giúp quan hệ của họ nồng ấm.

Và thậm chí tham vọng của Nga lớn hơn khi cho rằng nếu Moscow và Washington tìm thấy tiếng nói chung về Syria, điện Kremlin hy vọng Mỹ cùng các đồng minh cuối cùng sẽ mất quyền lợi ở Ukraina và sự lo ngại của họ đối với lợi ích của Moscow sẽ trở thành viển vông. Nga và phương Tây vẫn chia rẽ sâu sắc bởi cuộc khủng hoảng Ukraina và triển vọng dỡ bỏ trừng phạt kinh tế chống lại Moscow vẫn mờ mịt khi thỏa thuận hòa bình tháng Hai luôn bị đe dọa.

Can thiệp quân sự của Moscow tại Syria cũng có thể tạo ra một loạt các vấn đề mới mà Putin khó có thể kiểm soát.

Hầu hết các nhà phân tích dự đoán rằng nếu Putin công khai việc cam kết quân đội chiến đấu tại Syria, Nga sẽ tự giới hạn các cuộc không kích và tránh xa các hành động trên mặt đất. “Không thấy nói về một chiến dịch quân sự quy mô toàn diện và việc triển khai lực lượng quân đội rầm rộ,” Lukyanov nói.

Nhưng ngay cả một hành động quân sự hạn chế của Nga sẽ chọc giận Saudi Arabia, Qatar và các quốc gia vùng Vịnh khác khi họ cho rằng đây là nỗ lực của Moscow trong nỗ lực chống đỡ cho Assad, người mà họ đã tuyên bố sẽ lật đổ. Chưa tính đến sự thiệt hại về ngoại giao, thiệt hại mà Nga phải lập tức đối mặt bằng cái giá rất lớn là về quân sự cũng như các mối đe dọa khủng bố sẽ tăng lên.

“Về nguyên lý cơ bản sẽ làm vững mạnh nhận thức rằng nước Nga như một mục tiêu và sự trả đũa có thể xảy ra ở bất kỳ nơi nào.” Lukyanov đã nói.

Bằng chứng là IS đã đe dọa sẽ tấn công trở lại nước Nga và trong quá khứ đã xảy ra hai cuộc chiến với Hồi giáo ly khai Chechnya và đã chứng kiến nhiều vụ tấn công khủng bố tàn bạo do các chiến binh Hồi giáo thực hiện.

Trên chiến trường tại Syria, IS thiếu hệ thống phòng không tinh vi nhưng lực lượng của họ vẫn đủ sức để bắn hạ máy bay chiến đấu phản lực của Jordan vào đầu năm nay. Nhóm này sau đó công bố một đoạn video phi công Jordan bị thiêu sống trong một cái lồng.

Nếu quân đội Nga có thương vong ở Syria sự việc này có thể đẩy Kremlin buộc phải tấn công mạnh hơn, manh động hơn và tạo ra những nguy cơ leo thang. “Có một nguy cơ Nga sẽ bị sa lầy, mặc dù không ai muốn điều đó”. Theo ông Lukyanov.

Trong khi công chúng Nga hậu thuẫn rộng rãi hành động của Putin tại Ukraina, vì được hệ thống tuyên truyền liên tục về chủ nghĩa dân tộc, phát xít do phương Tây hậu thuẫn thì bất kỳ hành động quân sự nào tại Syria sẽ nhanh chóng liên tưởng đến cuộc chiến tranh của Liên xô tại Afganistan. Hiện đã có những báo cáo rằng một nhóm binh lính Nga đã từ chối tới Syria, với lý do thiếu mục tiêu cụ thể và không đảm bảo về quyền lợi cho gia đình nếu họ bị thương vong.

Giáo sư Georgy Mirsky làm việc tại Viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế tại Moscow và đồng thời tại Viện Quan hệ Quốc tế Moscow, thuộc Bộ Ngoại giao Nga, một chuyên gia về Trung Đông, mong rằng Putin sẽ ngăn chặn cam kết để lính Nga chiến đấu, hạn chế sự tham gia của Moscow trong việc cung cấp vũ khí và huấn luyện cho quân đội Syria. “Gửi những người con  của nước Nga giúp một số người Ả Rập để chống lại người Ả Rập khác sẽ không được ai đồng tình,” Mirsky nói.

Bài viết của hãng thông tấn AP, là một thông tấn xã của Hoa Kỳ lớn nhất trên thế giới. Với phóng viên báo và phóng viên ảnh làm việc trong hơn 200 văn phòng trên khắp hành tinh, AP là một trong những nguồn cung cấp tin tức lớn nhất cho thế giới. Theo thông tin chưa được kiểm chứng, số người đọc tin tức của AP hàng ngày ước lượng là xấp xỉ 1 tỉ người.

Đức Dũng


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề