Nước Nga là Iran mới?

MOSCOW – Bất kỳ khi nào người Nga nghĩ về Iran thì trong thâm tâm họ đều bị mâu thuẫn. Một số khâm phục và một số lại coi thường Iran, nhưng sau thỏa thuận đạt được gần đây nhằm kiềm chế chương trình hạt nhân để đổi lấy lệnh dỡ bỏ trừng phạt và hợp tác với các nhà đầu tư bên ngoài, nhiều người Nga đã lo lắng vì vị trí của họ ngày càng giảm giá trị trên trường Quốc tế. Họ đã bắt đầu tự hỏi “có phải chúng ta là Iran mới?”

Điều này nghe có vẻ lạ tai đối với người bên ngoài nhưng nó cũng không phải là thực tế xa vời. Nhiều người Nga cả trong và ngoài điện Kremlin đều ngưỡng mộ cách Iran đối phó với thế giới thù địch. Họ tôn trọng quyết định của chính quyền để phát triển điện hạt nhân của riêng mình, bất chấp sự chống đối lan rộng trên toàn cầu. Họ khâm phục tính kiên cường của Tehran khi đối mặt với lệnh trừng phạt làm kinh tế tê liệt. Những điều này đã đánh trúng vào tâm lý của Tổng thống Vladimir Putin và những người ủng hộ ông. Putin đã thành công trong việc trình bày lý do trừng phạt của phương Tây qua các lỗi lầm của Moscow tại Crimea và Ukraina bằng sự tuyên truyền phương Tây đang đưa ra một cuộc tấn công tàn khốc  vào quê hương thiêng liêng của họ.

Nhiều người Nga cảm thấy giống như nhiều người Iran trước đó, khi đất nước bị trừng phạt từ năm trước, đó là sự “thách thức và háo hức” để chứng minh rằng không có biện pháp trừng phạt nào có thể ảnh hưởng đến họ. Ông Putin và bộ sậu không bao giờ nhàm chán về tuyên bố rằng Nga sẽ chống lại phương Tây và tự mình xây dựng quốc gia thịnh vượng theo cách riêng.

Trong cuộc đàm phàn thỏa thuận với Iran do Mỹ đứng đầu Nga đã đóng một vai trò quan trọng. Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov có tiếng nói quan  trọng trong số các đại diện của liên minh sáu quốc gia. Cuộc khủng hoảng Ukraina và các vấn đề khác hay quan hệ xung đột Nga – Mỹ đã không làm ảnh hưởng đến cuộc hội đàm với các quan chức Iran.

Có lẽ Tổng thống Obama đã lưu tâm đến điều này khi ông thừa nhận sự đóng góp của Moscow trong thoả thuận Iran. Khi đề cập đến những căng thẳng giữa Washington – Moscow, Tổng thống Obama trả lời trong một cuộc phỏng vấn sau khi thỏa thuận đã đạt được tại Vienna: “Putin và chính phủ Nga đã ủng hộ thỏa thuận này và tôi ngạc nhiên về điều đó. Chúng tôi đã có thể không đạt được thỏa thuận này nếu Nga không có sự thiện chí trong việc giúp đỡ.”

Tuy nhiên nếu Iran mở cửa ngay lúc này Nga sẽ không thể cạnh tranh được với phương Tây về cung cấp các mặt hàng tiêu dùng và công nghệ mà một quốc gia trong thời gian dài bị trừng phạt thèm khát. Trong thực tế, thỏa thuận hạt nhân sẽ làm sự cô lập chính trị của Nga tăng lên và làm tổn thương nền kinh tế khi họ khi đã lao đao vì giá dầu sụt giảm, đồng rub yếu và ảnh hưởng từ các biện pháp trừng phạt của phương Tây. Các nhà đầu tư luôn cảnh giác với sự bất cần của Kremlin để tiếp cận với những hợp đồng khi họ muốn tìm kiếm cơ hội ở nước ngoài. Và nhiều người trong số những người tài năng nhất của quốc gia này gặp rắc rối bởi cách tiếp cận độc tài từ chính phủ, họ sẵn sàng rời bỏ quê hương để tìm kiếm tương lại ở nước ngoài.

Trong khi đó các đoàn đại biểu cao cấp đến từ Đức, Pháp, Ý và các nước châu Âu khác bao gồm hàng chục đại diện của công ty đã bắt đầu thăm Iran. “Ngay cả trong vài tuần qua, chúng tôi đã được các công ty châu Âu chấp thuận đầu tư hơn 2 tỷ USD vào các dự án tại Iran,” Reuters dẫn lời Thứ trưởng kinh tế, ông Mohammad Khazaei, nói hồi tháng trước.

Các quan chức Iran đang hy vọng về gia hạn tiếp cận hàng hóa tiêu dùng và đang có kế hoạch cải tạo lớn về cơ sở hạ tầng lạc hậu của đất nước. Mặc dù luôn cứng rắn để thực hiện chương trình hạt nhân nhằm tạo ra bom nguyên tử, nhưng các nhà lãnh đạo đã lựa chọn cuộc sống tốt đẹp hơn cho dân chúng của mình, họ muốn dân có quần áo mới, các tiện ích, xe ô tô và máy bay. Theo thông báo của Tehran họ có kế hoạch mua 90 máy bay từ Boeing và Airbus sau khi lệnh trừng phạt được dỡ bỏ. Nếu canh bạc của Obama thành công thì quyền lợi của Iran và phương Tây có thể được hợp nhất.

Nga chắc chắn có thể cạnh tranh với phương Tây trong lĩnh vực năng lượng cũng như buôn bán vũ khí (mặc dù lệnh cấm vận của Liên Hợp Quốc về vũ khí bán cho Iran sẽ không được dỡ bỏ hoàn toàn trong năm năm). Nhưng họ vẫn còn phải đối mặt với một nghịch lý khó khăn, trong khi xu thế thương mại của Iran hòa nhập và tăng trưởng thì Nga ngày càng suy yếu. Việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với quốc gia này sẽ làm phức tạp thêm tình hình kinh tế của nước khác. Một số công ty quốc tế, bao gồm cả các nhà sản xuất xe hơi và thiết bị tương tự đang rời khỏi Nga. Họ quan tâm đến Iran  và thậm chí thêm nhiều công ty sẽ làm theo điều này nhiều nhà đầu tư phương Tây tại Nga đang lo lắng về tương lai và họ đang xếp hàng để vào thị trường Iran  béo bở và sinh lợi nhiều.
Ông Putin ủng hộ hiệp định hạt nhân Iran vì ông nhận ra rằng nếu làm gián đoạn cuộc đàm phán mà cả Iran và phương Tây mong muốn thành công sẽ chỉ làm sâu sắc thêm sự cô lập của Nga. Có lẽ ông cũng đã nhận ra rằng ông luôn luôn chỉ có một mình trên vũ đài quốc tế. Xâm lược của Nga đối với các nước láng giềng, trò chơi quân sự “võ mồm” với NATO và thường xuyên vỗ ngực và làm theo Mahmoud Ahmadinejad “của thế giới”. Ông Putin cũng có lẽ nhận ra rằng phải hỗ trợ thỏa thuận Iran để tiếp tục thao túng trò chơi chính trị. Đó là lý do tại sao gần đây ông đã đẩy kế hoạch cho “mặt trận thống nhất” để chống lại những kẻ khủng bố Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Syria. Mặc dù điều này khó trở thành hiện thực khi cho rằng phía trước sẽ bao gồm các lực lượng trung thành với Tổng thống Syria, Bashar al-Assad. Đó là mục đích thực sự để tôn vị trí của Tổng thống của chúng tôi lên tầm quan trọng khi tham gia với các lãnh đạo toàn cầu.

Tuy nhiên điều quan trọng hơn với nước Nga chúng tôi là làm thế nào vẫn tồn tại được trong trò chơi Quốc tế. Hôm nay nó có vẻ như chúng tôi rất tự hào và ngu ngốc khi vội vàng tiến vào vị trí bỏ trống bởi Iran.

Đức Dũng (nytimes)


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề