Nga là một trong số nước bị ảnh hưởng lớn nhất do giá dầu. Tuy nhiên theo các nhà phân tích nếu chính phủ minh bạch, chi tiêu khoa học nền tài chính có thể sẽ được giữ vững. Nhưng với số nợ của các tập đoàn và công ty lại là vấn đề khác.
“Sự sụt giảm mạnh của giá dầu và giá trị của đồng rúp không làm giảm đi mức độ tin cậy đối với số nợ quốc gia của Nga, ít nhất là trong tương lai gần”, Wells Fargo Securities cho biết trong một tuần qua. “Tỷ lệ nợ so với GDP là tương đối thấp và các yêu cầu thanh toán nợ từ cổ phiếu được quy sang USD sẽ được quản lý trong một vài năm tới”
Trong khi số liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho biết doanh thu của chính phủ khoảng một nửa là từ dầu khí, sự lao dốc của đồng Rub gắn liền với suy giảm giá dầu nhưng nó được bù đắp khi chính phủ bán dầu mang USD trở về Nga và quy đổi sang đồng Rub vì vậy sẽ kích thích sản xuất trong nước để xuất khẩu.
Chính phủ Nga chỉ có số nợ khoảng $ 38 tỷ được tính bằng đô la trong số đó chỉ có khoảng 6 tỷ đô la lãi suất và thanh toán trong năm 2015, so với khoảng $ 400 tỷ dự trữ ngoại hối, Wells Fargo đã lưu ý. Với khoảng hai phần ba số nợ chính phủ vay bằng đồng Rub, các Ngân hàng Trung ương về mặt lý thuyết có thể tạo ra đủ rúp để trả hết các chủ nợ, các ngân hàng cho biết.
Một điều rõ ràng khi lạm phát tăng làm các chi phí đi vay cũng tăng theo. Ngân hàng Credit Suisse Private lặp lại quan điểm tương đối lạc quan về rủi ro nợ công của Nga, dự kiến tài khoản vãng lai của nước này sẽ tăng lên trong năm 2015 trên sự kết hợp của nhu cầu nội địa yêu và sự suy giảm của đồng Rub. Trong một thông báo vào tuần trước, Credit Suisse cho biết nó có một cái nhìn tích cực đối với trái phiếu của nhà nước khi được định giá hấp dẫn tuy nhiên họ thận trọng hơn cho việc mua vào đồng nội tê.
Lo ngại về nợ của các công ty Nga
Bất kỳ công ty của Nga hay ngân hàng nếu phải trả nợ bằng ngoại tệ sẽ rất khó khăn cho việc thanh toán khi họ không tạo ra đồng ngoại tệ. Sự suy giảm của đồng Rub cũng làm giảm giá trị thực của các công ty.
Các công ty Nga còn nợ khoảng $ 160 tỷ trong liên doanh của những công ty mẹ và công ty con ở nước ngoài có thể hầu hết được liên doanh với các công ty phương Tây. Trong khi các Ngân hàng Nga có khoảng $200 tỷ tiền nợ nước ngoài và các ngành khác nợ khoảng $300 tỷ. Wells Fargo cho biết.
Tín dụng Nga đã đảo ngược theo giá dầu và làm tăng khả năng rủi ro vỡ nợ trong ngắn hạn. Credit Suisse cho biết thêm rằng các lệnh trừng phạt cũng đang cân nhắc về triển vọng mua bán, thanh toán cho các tài sản ở các công ty.
“Mặc dù chúng tôi vẫn thấy tăng trưởng GDP dương ở Nga cho đến năm 2015, nhưng ngành ngân hàng Nga có thể sẽ phải gánh chịu từ các khoản nợ xấu tăng cao, do bối cảnh vĩ mô suy yếu cho cả doanh nghiệp và hộ gia đình ở Nga”, Credit Suisse cho biết.
Tuy nhiên, nhiều ngân hàng lớn do chính phủ kiểm soát hoặc nhà nước có cổ phần là có khả năng được cung cấp tín dụng nhằm tránh rủi ro và phá sản.
CNBS
- Gia nhập EU và NATO, nhưng không có Donbass - 9 câu hỏi về cuộc hội đàm Biden-Putin
- Ukraina, Mỹ và Ba Lan đã ký thỏa thuận đa dạng hóa nguồn cung cấp khí đốt
- Các tên lửa hành trình của Ukraina có khả năng "khóa biển Azov"
- NƯỚC NGA TRONG CUỘC ĐỐI ĐẦU MỸ-TRUNG
- Bài phát biểu của tân tổng thống Ukraina Vladimir Alekseievich Zelensky.
- Portnikov: Zelensky nguy hiểm hơn nhiều đối với Putin so với Poroshenko
Tư nhân kêu váng lên rồi , bắt đầu vỡ
Kêu là kêu vậy thôi anh. Chưa hết kỳ hạn thanh toán. Nhưng sang năm bắt đầu vì các Ngân hàng phương Tây xiết chặt lắm. Về phần Ukraina cũng vậy nói chung cả hai nước đang kéo nhau xuống hố. “Putin đã tạo ra cuộc khủng hoảng không lối thoát”
Putin coi Ukraine là anh em, em rơi, anh cũng rơi. Chắc vậy.