Những lý do Ukraina sẽ không phải trả nợ cho Nga

Newsweek – Vào ngày 20-12-2015 Ukraina phải thanh toán khoản nợ 3 tỷ USD cho Nga về số trái phiếu chính phủ Eurobond mà Tổng thống Vladimir Putin đã mua tháng 12-2013.

Ukraina không có lý do để thanh toán nợ

Vào tháng Hai năm 2014, điện Kremlin đã phát động cuộc chiến tranh quân sự chống lại Ukraina: Đầu tiên là sáp nhập Crimea và sau đó thực hiện chiến lược lật đổ Ukraina ở miền Nam và miền Đông Ukraina. Trong hơn 1 năm tình nguyện viên và binh sĩ người Nga đã chiếm 3% lãnh thổ của vùng phía Đông Ukraina.

Cuộc chiến do Moscow phát động đã gây thiệt hại lớn cho Ukraina. Không những chiếm đoạt lãnh thổ Crimea mà còn chiếm đoạt cơ sở hạ tầng, nhà máy, xí nghiệp, hàng hóa, tiền mặt và các tài sản khác của Ngân hàng tại đó. Tại miền đông Ukraina, quân đội Nga đã tàn phá các tòa nhà, nhà xưởng, cầu cống, đường xá cùng cơ sở hạ tầng.

Cuộc chiến này đã làm Ukraina tổn thất ít nhất 7% GDP trong sản xuất và làm các nhà đầu tư nước ngoài đã không dám vào thị trường Ukriane. Nga cũng đã tạo ra một cuộc chiến tranh thương mại chống lại Ukraina làm sụt giảm 18% lượng hàng hóa xuất khẩu so với những năm trước.

Ukraina không có lý do phải trả nợ cho một kẻ xâm lược. Trong thực tế Nga phải bồi thường cho Ukraina.

Về số trái phiếu Chính phủ: Putin đã đàm phán thỏa thuận nợ cá nhân với cựu Tổng thống Viktor Yanukovych để cứu cho ông ta một  con đường sống. Đây không phải là lợi ích của đất nước Ukraina.

Ngoài ra, điện Kremlin đã cố tình đánh tráo khái niệm trong việc sở hữu các trái phiếu này. Nga đã phát hành chúng như một dạng trái phiếu Eurobond ở Ireland theo luật pháp Anh, biến chúng thành một khoản nợ tư nhân có thể giao dịch. Tuy nhiên, Moscow đã cứu trợ tài chính cho Yanukovych từ Quỹ quốc gia của họ và tuyên bố đó là một khoản nợ có chủ quyền.

Kremlin đã sắp đặt một cái bẫy cho Ukraina

Theo lập luận của Giáo sư Đại học Georgetown, bà Anna Gelpern nói rằng Ukraina không phải trả khoản nợ này. Bà cho hay: “Nước Anh nên đưa ra phán quyết trái phiếu này không theo luật pháp Anh.”

Chính phủ Ukraina đã đồng ý cơ cấu lại nợ với các chủ sở hữu tư nhân, trong đó đã đạt được sự chấp thuận của cả Quốc hội Ukraina và ba phần tư các chủ nợ tư nhân. Theo thỏa thuận này các chủ nợ tư nhân sẽ giảm 20% trên tổng số nợ và được hoãn trả nợ trong 4 năm. Ngày 29 tháng 10, thỏa thuận này đã được hoàn thành với sự trao đổi từ trái phiếu cũ sang trái phiếu châu Âu mới.

Ukraina cũng kêu gọi Nga ngồi vào bàn đàm phán để tái cơ cấu nợ, tuy nhiên Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov đã bác bỏ lời kêu gọi này và yêu cầu Ukraina đến ngày 20-12 phải thanh toán đầy đủ 3 tỷ USD cho Nga. Putin cũng đã nhiều lần tự mình đưa ra chủ đề này. Ngày 13 tháng 10, ông nói, “Họ cần phải trả lại tiền cho chúng tôi. Tại sao IMF không cho họ vay 3 tỷ để trả nợ cho chúng tôi? Tại sao họ (IMF) lại có thể thay đổi quy tắc đối với một quốc gia cụ thể? Thực chất họ (IMF) đã phá hủy các hệ thống theo quy tắc hoạt động cho vay của IMF”.

Nước Nga với quỹ dự trữ ngoại tệ chính thức hiện tại là 375 tỷ USD thì 3 tỷ chỉ là một khoản tiền ít ỏi nhưng nó có thể sẽ đẩy Ukraina vào một cuộc khủng hoảng tiền tệ cấp tính khi dự trữ ngoại tệ của Ukraina chỉ có 13 tỷ USD. Những yêu cầu thanh toán gắt gao từ cá nhân ông Putin càng làm tăng thêm khả năng đây là một phần trong cuộc chiến của ông chống lại Ukraina.

Lý do duy nhất mà Ukraina phải thanh toán cho Nga là IMF không tiếp tục cứu trợ tài chính cho họ vì Quỹ tiền tệ Quốc tế là người quan trọng sống còn đối với nền tài chính của Ukraina. Theo luật cũ của IMF: Không cho vay đối với một đất nước đang có chiến tranh, nhưng trong thực tế IMF đã không áp dụng luật này đối với Ukraina.

Hiện đang có cuộc tranh cãi về việc liệu số trái phiếu này đã được công nhận là nợ quốc gia hay chưa? Tuy nhiên IMF đang thay đổi các quy tắc để số trái phiếu này không gây ảnh hưởng đối với dòng tiền cứu trợ cho Ukraina kể cả nó là món nợ tư nhân hoặc nợ có chủ quyền.

IMF sắp sửa thay đổi cách thực hiện của họ, theo luật sẽ không cho quốc gia hay tổ chức vay để thanh toán nợ. Sự thay đổi sẽ được thực hiện dễ dàng vì sẽ không phải tuân theo các đạo luật của IMF vì ban lãnh đạo có thể quyết định thay đổi chính sách này bằng đa số phiếu của một hội đồng rút gọn.

IMF đã cho Afghanistan, Georgia và Iraq vay giữa cuộc chiến tranh và Nga không có quyền phủ quyết khi họ chỉ nắm giữ 2,39 phần trăm số phiếu trong IMF. IMF đã không quân tâm đến ý kiến từ Nga khi cho Georgia và Ukraina vay.

Bà Natalie Jaresko, Bộ trưởng Bộ Tài chính Ukraina đã nhiều lần kêu gọi Nga tham gia vào việc tái cơ cấu nợ với các điều kiện tương tự như chủ nợ là tư nhân, tuy nhiên Nga đã thẳng thừng bác bỏ. Thủ tướng Arseniy Yatsenyuk đã đề nghị Nga đến ngày 29-10 đàm phán cơ cấu lại nợ hoặc sẽ ra tòa.

Trong tháng mười một, Ban điều hành IMF đã cho phép cứu trợ ngay cả trong trường hợp Ukraina không thể thực hiện được nghĩa vụ thanh toán tất cả các khoản nợ của mình. Chính vì sự không khoan nhượng từ nước Nga đã thuyết phục đa số thành viên trong hội đồng quản trị phải nhanh chóng thay đổi các quy tắc. Sau đó Nga đã đưa ra lý lẽ rằng: Việc IMF trả nợ giúp Ukraina sẽ mất giá trị pháp lý và trái với luật của IMF.

Một điều quan trọng nhất đối với Ukraina hiện nay là phải thực hiện đầy đủ các điều kiện tiêu chuẩn của IMF; Đây là vấn đề hoàn toàn khác với khoản nợ của Nga.

Đức Dũng


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề