Người đối lập Kremlin – Maria Gaidar lạc quan sau khi Ukraina chuyển đổi

Odessa (AFP) – Cô từ lâu là người đối lập tự do của Nga. Sau đó đã rời bỏ quê hương đến với Ukraina nhận quốc tịch và là lãnh đạo hàng đầu của tỉnh Odessa.

Maria Gaidar năm nay 32 tuổi là con gái của Yegor Timurovich Gaidar, ông là cựu Thủ tướng Nga dưới thời Yeltsin. Trả lời trước AFP cô nói lên những khó khăn trước sự chấp nhận của người Ukraina kể cả cô là người đối lập với Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Vào tháng Bảy cô được bổ nhiệm làm phó cho ông Mikheil Saakashvili – Thống đốc tỉnh Odessa. Hồi đầu tháng này, cô đã được Tổng thống Petro Oleksiyovych Poroshenko cấp quyền công dân Ukraina, làm tăng lên lời phản đối về sự phản bội lại nước Nga, quốc gia đang bị cô lập trong một mối thù cay đắng với Ukraina vì sự sáp nhập Crimea và hỗ trợ cho lực lượng nổi dậy tại phía Đông.

Tuy nhiên việc bổ nhiệm Gaidar cũng đã khuấy động tranh cãi ở Ukraina – vì trước đó cô từng nói rằng Crimea thuộc Nga. Cô cũng đã miễn cưỡng tố cáo sự can thiệp của Nga trong cuộc chiến ở miền đông Ukraina khi Moscow một mực phủ nhận vai trò can thiệp quân sự của mình. Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với AFP, Gaidar cho biết cô đã có dự kiến sẽ làm chính trị trong đất nước đang bị hỗn loạn để thử thách bản thân. Nhưng cô không muốn gây ra một sự kiện ồn ào.

“Nó giống như nhảy xuống dòng nước đóng băng,” cô nói khi mặc một chiếc áo thun màu trắng được trang trí một cây đinh ba – biểu tượng của Ukraina.

“Bạn biết rằng sẽ rất lạnh nhưng bạn vẫn nhảy xuống sẽ không sao cả, nó chỉ làm bạn thêm quyết tâm làm việc và sẽ gặt hái được kết quả.”

“Thay đổi là tốt”

Gaidar nói rằng bằng cách tiến hành một cuộc chiến tranh không tuyên bố ở miền đông Ukraina, chế độ Putin đã phơi bày xã hội Nga là xã hội bạo lực và đàn áp.

“Chúng tôi có một kẻ thù chung và Putin không phải là nước Nga,” cô nói thêm rằng hành động đến Ukraina là một cách thể hiện lập trường của mình về cuộc xung đột đã làm chết 7.000 người và 1,4 triệu người mất nhà cửa.

Gaidar cho biết nhóm cải cách được thành lập dưới sự lãnh đạo của ông Saakashvili  sẽ thay thế cho chế độ “Putin” tại Odessa sẽ tạo ra hệ thống được cải cách mạnh mẽ và minh bạch.

“Chúng tôi phải cho thấy sự thay đổi sẽ được thực hiện, chúng tôi có thể đánh bại tham nhũng, cung cấp các dịch vụ xã hội tốt, xây dựng đường giao thông chất lượng.” Cô được giao nhiệm vụ giám sát cải cách xã hội trong khu vực chủ yếu nói tiếng Nga. Gaidar đã cam kết sẽ tìm nhà phù hợp cho trẻ mồ côi – điều mà theo cô Nga đã không thể làm được. Sự thành công của một Ukraina mới, ít tham nhũng, sẽ là kiểu mẫu cho một số người Nga.

“Diễn văn chính thức của Nga lập đi lập lại mang tính tuyên truyền cho rằng mọi thứ đã trở nên tồi tệ kể từ cuộc cách mạng Maidan.”

“Nếu chúng tôi thành công ở đây, nó sẽ có ảnh hưởng to lớn đến tư duy của người Nga.”

Thay đổi hệ thống

Còn nhiều việc phải làm để cải tổ khu vực Odessa, một trong những “ổ” tham nhũng lớn nhất của Ukraina.

Một số thành viên của chính quyền khu vực hiện nay chỉ miễn cưỡng sửa đổi cơ chế cũ, thậm chí họ còn cản trở sự thay đổi được ban hành bởi Thống đốc Saakashvili. Mặc dù xã hội Ukraina đã yêu cầu thay đổi kể từ khi cuộc biểu tình Maidan, tuy nhiên nhiều cán bộ đã không sẵn sàng từ bỏ lối sống của họ, bà tuyên bố.

“Họ đã bỏ tiền để mua chức tước … điều này sẽ hủy hoại cuộc sống của họ”, Gaidar nói.

Mặc dù những lý tưởng tự do của cô chưa hình thành ở Nga nhưng Gaidar cố gắng nỗ lực hết mình để thách thức chế độ của Putin.

Kể từ khi bước vào sự nghiệp chính trị vào năm 2005, cô đã thành lập phong trào thanh niên tự do và giữ chức phó trong khu vực Kirov của Nga, nơi cô là mũi nhọn cho cuộc cách y tế. Cô cũng đã hỗ trợ chính đảng đối lập của người quá cố Boris Nemtsov. Cô đặc biệt tự hào về một cuộc biểu tình táo bạo hồi năm 2006, trong cuộc biểu tình đó cô giương biểu ngữ: “Hãy trả lại những cuộc bầu cử cho người dân, đồ giả dối!” Biểu ngữ được treo trên chiếc cầu đối diện với điện Kremlin.

Cuộc biểu tình được tổ chức sau khi quốc hội Nga bỏ phiếu để loại bỏ các yêu cầu tối thiểu đối với cử tri đi bầu cử phải được khai báo hợp lệ.

“Khi tôi bắt đầu sự nghiệp, tôi đã nói rằng mình không thể làm việc chính trị ở Nga vì cái tên của tôi.”

“Nhưng tại Kirov vị trí tự do không gây phiền phức cho tôi. Mọi người hầu hết đều bận tâm với thực tế, tôi là một phụ nữ trẻ, chỉ là người đã từng treo khẩu hiệu từ một cây cầu.”

Đức Dũng

 


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề