Tại sao phương Tây ưa thích Russophobia?

Hay chút lịch sử tại sao họ căm ghét Nga!

Russophobia: bài, chống, ghét, căm, ám ảnh Nga – có từ lâu đời

Khi Napoleon tấn công Nga năm 1812, ông ta cho các mục sư, giáo sĩ, các viên thư lại trong đội quân theo chân vẽ các tờ rơi, áp phích, tranh biếm họa quảng bá nước Pháp văn minh, tự do dân chủ và bình quyền, còn Nga thô lỗ, vụng về và áp bức – để thu phục lòng dân trong các vùng chiếm đóng.

Còn khi bị Sa Hoàng phản công và giải phóng 1 loạt các nước châu Âu, đội quân này lại vẽ ra hình ảnh khác: con gấu Nga hoang dã, con quỉ dữ hung tợn, giết chóc tàn bạo – để dọa nạt dân chúng và kích động chống Nga.

Nhưng hồi đó chưa có hình ảnh gấu Nga hoang dã, họ thường lấy các hình ảnh con quái vật bạch tuộc, hay tên cướp biển hung dữ.

Tuy nhiên, Napoleon không phải là kẻ đầu tiên phát tán ý tưởng tuyên truyền bài Nga, chống Nga (hay còn gọi là Russophobia), mà thực sự ý tưởng này đã có từ rất lâu ở châu Âu và liên quan đến chiến tranh hay các cuộc xung đột với Nga. Ông ta chỉ vận dụng nó rất hiệu quả để chống Nga.

 24

23

Nhà văn, nhà chính trị học Gi Mettan, tác giả cuốn sách “Russia – West: The Millennium War” (Nga-phương Tây: cuộc chiến tranh ngàn năm; Россия – Запад: тысячелетняя война) cho biết rằng châu Âu “biến Nga thành kẻ thù bằng hình ảnh giả tạo, để tạo ra sự đồng thuận giả tạo châu Âu”.

Ông Mettan đã quan tâm nghiên cứu lịch sử mối quan hệ giữa Nga và phương Tây trong 15 năm. “Tôi thường thấy bực mình khi báo chí phương Tây nói về Nga và đưa tin về các sự kiện, liên quan đến mối quan hệ Nga và phương Tây. Còn khi cuộc khủng hoảng Ukraina nổ ra hồi tháng 2 năm 2014, các nhà báo đồng nghiệp của tôi đưa tin về sự kiện này với thiên hướng bài Nga có hệ thống, và tôi rất căm phẫn điều này. Chính điều này đã thúc giục tôi viết cuốn sách này.”

Ông Mettan tin chắc, những nhận định bài Nga là thường xuyên thấy ở phương Tây, EU và Mỹ. trong khi đó ở China, Japan và các quốc gia khác trên thế giới lại không có Russophobia. “Tôi cho rằng, đây là – 1 biến tướng của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Tôi thấy, sự khác biệt không giải thích được điều này. Các nguyên cớ cho sự dối trá nằm ở thành kiến và báo chí, xuất hiện sau khi phân chia giữa Chính thống giáo và Thiên chúa giáo. Vì thế mà cuốn sách của tôi được gọi là “Cuộc chiến tranh ngàn năm”. Ở đây phương Tây, người ta cho rằng ly giáo đã xảy ra là do hành động của phương Đông, nhưng điều này hoàn toàn không đúng – đây là xuyên tạc lịch sử. Cùng với lý do này, là đứt gãy xuất hiện giữa các thiên kiến: đầu tiên là về thế giới CHính thống giáo, thế giới Hy Lạp, và sau đó, về Nga – khi Constantinople sụp đổ và Nga đã quyết định chấp nhận di sản Constantinople “.

Cái gốc Russophobia ở châu Âu

Theo ông Mettan, câu chuyện này trải qua sự thù địch kiên định với những bức tranh Nga thế kỷ 18, khi Nga trở thành cường quốc châu Âu, Russophobia này chỉ được đẩy mạnh khi mở rộng thuộc địa châu Âu bắt đầu trong thế kỷ 18, để đương đầu với sự tồn tại quyền lực Nga. Chính khi đó ở Tây Âu xuất hiện kiểu Russophobia hiện đại, mà sau WW-2 ra đời ở Mỹ.

“Hiện nay, Russophobia đã hoàn toàn có nguồn gốc Mỹ, kể từ 1945, Mỹ đã nắm lấy ‘cây gậy tiếp sức Russophobia’. Russophobia Pháp nổi lên ở thế kỷ 18, cùng với Napoleon. Russophobia Anh hiện hình suốt thế kỷ 19 – khi diễn ra cạnh tranh châu Á, đế quốc Anh muốn giữ nó để làm vai chống Nga. Muộn hơn, cuối thế kỷ 19, khi ở Đức bắt đầu phát triển tư tưởng ​​Lebensraum, hay mở rộng không gian Đức sang phía Đông, Russophobia Đức xuất hiện. Nhưng sau cùng, năm 1945 phát xít bị đánh bại, Mỹ đã xoay ta chống Nga – cũng như Anh đã làm sau thắng lợi hoàn toàn trước Napoleon năm 1815.”

Như thế nghĩa là tuyên truyền bài Nga – Russophobia đã không thay đổi từ thời xa xưa, ngày Napoleon cầm đầu nước Pháp và hơn 10 chư hầu tiến quân đánh Nga 1812. Đó là Nga chuyên quyền bạo ngược, và kẻ cầm đầu độc tài chuyên chế, chỉ muốn nô dịch nhân dân nước Nga và láng giềng. Putin là chế độ chuyên quyền trộm cắp, tham nhũng, gián điệp, sợ đồng tính. Stalin và Hitler đều là xâm lược, đe dọa diệt chủng dân lành vô tội yêu hòa bình châu Âu.

Nghị sự Russophobia còn có công dụng để phương Tây bào chữa cho sự nô dịch của họ chống các nước láng giềng Nga, để họ có lý do mở rộng NATO. Họ sẽ không kể, chính Nga là nước bị xâm lăng nhiều nhất châu Âu: Hiệp sĩ huynh đệ dòng Teutonic thánh Maria – Giêrusalem (Teutonic Knights) năm 1240, Ba Lan 1612 và 1919, Thụy Điển 1712, Pháp 1812, Anh 1853, Đức 1914 và 1941, Thổ và Ottoman liên miên vài thế kỷ… Nhưng cũng chính Nga, trong vòng 3 thế kỷ gần đây, đã ít nhất 3 lần giải phóng châu Âu và trao trả độc lập tự do cho nhiều quốc gia: đánh bại Napoleon, đánh bại Ottoman, Hitler…

Xung đột Ukraine, Russophobia lại được dùng làm nguyên cớ che đậy sự thật cướp bóc đất nước, chống lưng cho tân phát xít trỗi dậy của những kẻ tài phiệt đầu sỏ được phương Tây o bế. Tất cả là lỗi tại Nga.

Ở Mỹ, Russophobia vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Đầu tiên, nó có liên quan đến cuộc đấu tranh chống CNCS, tuy nhiên, cho dù CNCS không còn và Liên Xô đã giải tán năm 1991, Russophobia này 1 lần nữa lại bùng lên cuối 1990 – đầu 2000. Nó chứng tỏ 2 khía cạnh: về ý tưởng, nó là xương sống của cái gọi là “cuộc đấu tranh vì dân chủ và nhân quyền”, và về mặt địa chính trị – là vì người Mỹ hoàn toàn không chấp nhận các quốc gia thách thức địa vị bá quyền của họ.

Ông Bush coi Nga và 1 số quốc gia là “trục ma quỉ”, ông Obama mô tả Nga như một mối đe dọa có thể “so sánh với virus Ebola và Nhà nước Hồi giáo”, cũng là đã viện đến ý tưởng Russophobia – bài Nga cổ đại.

22

Đồng nhất Âu giả tạo

Nhà văn, chủ tịch Câu lạc bộ báo chí Thụy Sĩ Guy Mettan tin là EU, không giống Nga, không có “định hình đồng nhất”.

Ông Mettan nhấn mạnh: “Điều này có nghĩa EU là 1 cấu trúc phức tạp, đòi hỏi các công tác hệ trọng, có rất lắm vấn đề, thường xảy ra các bước đi theo chiều hướng thụt lùi – đặc biệt là hiện này, cũng như gần 15 năm qua khi các nước đông Âu gia nhập vào EU. – Nhưng đồng thời EU lại không có đặc điểm riêng của mình. Khi EU mở rộng về phía Đông, bao gồm các thành viên mới, Ba Lan, Romania và các nước Baltic, có nghĩa là những nước này một thời từng gắn kết với Nga Xô Viết, mong muốn tạo ra sự đồng nhất của mình với EU. Nhưng để tạo ra điều đó lại không hề dễ dàng, thậm chí rất khó khăn – vậy thì hãy tạo ra đồng nhất này 1 cách dễ dàng nhất là nghĩ ra kẻ thù, đối thủ cho mình. Đó là điều tôi viết trong sách.

Đối với các thành viên EU mới, Nga đóng vai kẻ thù tư tưởng, 1 hình nhân như thật, 1 bóng ma để giúp họ gắn kết với EU. Vả lại, với nhãn hiệu Nga như kẻ thù địch các quốc gia EU – dĩ nhiên không hề tồn tại – các nước này được sự ủng hộ từ phía các hãng dầu mỏ và lobby vũ khí Mỹ. Trong sách tôi đã chứng tỏ rằng Nga, trên thực tế, đã bị biến thành kẻ thù bằng hình ảnh giả tạo để tạo ra sự đồng nhất châu Âu giả tạo như vậy.”

21

Ông Mettan lấy làm ngạc nhiên khi giới báo chí lại đón nhận cuốn sách rất nhiệt tình – các nhà phê bình nhìn chung có nhận xét tốt về nó, các ý kiến của khán giả cũng rất tích cực.

“Tôi hài lòng. Nói thành thực là tôi cũng có 1 số lo ngại, nhưng hóa ra là bằng thừa, bởi như tôi thấy, khán giả đã mệt mỏi với giọng điệu hoàn toàn định kiến, mà theo nó hầu hết truyền thông phương Tây đưa tin về các sự kiện liên quan đến Nga, họ muốn tìm những nhìn nhận khác.” Ông Mettan kết luận.

http://pravdoryb.info/zhurnalist-gi-metan-pochemu-nam-tak-nravitsya-nenavidet-rossiyu.html
http://matveychev-oleg.livejournal.com/2241346.html
http://rusfact.ru/node/40266

Trí Lê (Theo Blog Thời Thổ tả)


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề