Ngừng bắn tại Ukraine chỉ là trò hề mà Putin là tác giả

Lucian Kim – Vào sáng chủ nhật tôi đã tham gia vào một cuộc thảo luận về mối quan hệ giữa Nga và Liên minh châu Âu. Hơn một trăm người đã tới dự sự kiện này, chủ yếu là người già Đức, những người sẽ không bao giờ quên những tổn thương  và sự xấu hổ của Thế chiến II. Lần lượt các thành viên đứng lên, gọi cho sự trở lại của “chính trị của nền hòa bình,” thỏa hiệp và đối thoại”. Không ai muốn chiến tranh ở châu Âu. Câu hỏi thực sự là liệu Tổng thống Nga Vladimir Putin đã sẵn sàng để thỏa hiệp? Trong một năm qua không có nhà lãnh đạo nào thường xuyên đối thoại với Nga như bà Thủ tướng Đức Chancellor Angela Merkel và Ngoại trưởng Frank-Walter Steinmeier.

Vấn đề không phải là thiếu lời mà chỉ là thiếu hành động.  Về vấn đề của Ukraine, ngay cả các nhà ngoại giao có ý hòa giải cũng không thể biện hộ được  hố ngăn cách giữa lời nói và hành động của Kremlin.  Ngoại trưởng  Steinmeier trong mười ngày đã nỗ lực tới hai lần và đêm thứ tư là lần thứ hai để thúc đẩy tiến trình hòa bình. Các bên hội đàm gồm có  Nga, Ukraine và Pháp đã có cuộc họp mặt tại Berlin.  Kết quả là “Ba trên mặt đất, một trên mặt trăng”, nhà ngoại giao Ukraina đã nêu rõ tình hình  qua tham chiếu, ám chỉ sự quanh co của Ngoại trưởng Nga Lavrov. Sau đó Steinmeier đã thất vọng và thừa nhận không có bước đột phá rõ rệt hướng tới thực hiện cái gọi là “hiệp định hòa bình được ký kết tại Minsk”.

Hầu hết người Ukraina có lẽ đã chưa kịp nghe tin tức là đất nước của họ đã hành động tất cả để tiến tới hòa bình. Vì ngay vào  sáng thứ năm, một chiếc xe buýt đã bị hư hại bởi vỏ quả tên lửa trong thành trì ly khai Donetsk, giết chết ít nhất tám dân thường. Không ít báo cáo gây sốc của các lực lượng ly khai đã san bằng sân bay Donetsk  sau tám tháng chiến đấu cay đắng. Chính quyền nổi dậy kiểm soát của thành phố cho rằng trong 24 giờ 15 thường dân đã thiệt mạng và 20 người bị thương. Chính phủ Ucraina và ly khai đổ lỗi cho nhau về cuộc đổ máu.

Sự leo thang chiến sự ở miền đông Ukraine đã bùng lên sau một thời gian tương đối tạm lắng, sau khi Tổng thống Ukraine công bố “ngày im lặng” để giúp giảm bớt căng thẳng. Bạo lực bùng lên vào tháng giêng nhưng Ngoại trưởng Đức Steinmeier mong muốn các đối tác Nga, Ukraine, và Pháp tại Berlin sẽ cùng nhau để thiết lập hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Putin và Poroshenko ở Kazakhstan. Khi những cuộc đàm phán sơ bộ đã thất bại và các hội nghị thượng đỉnh đã bị hoãn lại, bạo lực tiếp tục gia tăng. Một chiếc xe buýt bị tấn công bởi một tên lửa gần Volnovakha vào ngày 13 tháng 1, làm chết 13 hành khách. Thời gian này phần lớn thế giới vẫn quay cuồng từ các cuộc tấn công Charlie Hebdo, thảm kịch xe buýt đã không được bên ngoài Ukraine để ý.

Tổng thống Poroshenko phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới , thực hiện một lời thỉnh cầu thế giới tiếp tục ủng hộ Ukraine, mà không phải cầu xin vì những gì ông gọi là “Ukraine mệt mỏi”. Cầm lên một tấm vỏ xe buýt màu vàng ông diễn tả nó như một nạn nhân của hành động khủng bố mà Ukraine hàng ngày phải đối mặt và những nỗ lực để đánh bại chủ nghĩa này. Sự lãng quên của phương Tây gây không ít nguy hiểm đối với sự sống còn của đất nước mình khi lực lượng nổi dậy được Nga hậu thuẫn liên tục gây hấn. Nếu không có thêm nguồn vốn từ các ngân hàng quốc tế, Ukraine có thể phải đối mặt với nguy cơ phá sản trong những tháng tới.

Nếu ông Poroshenko tuyệt vọng trong những thời điểm nhất định thì đó là do áp lực từ bên ngoài và bên trong. Phiến quân không thành công trong nỗ lực để kiểm soát sân bay. Sau ngày đắc cử vào tháng năm, những người lính cũng bảo vệ sân bay từ khi đó, sự kiên cường của những người lính đã trở thành biểu tượng cho lòng yêu nước và bảo vệ lãnh thổ của Ukraine. Người Ukraine ví những trận chiến đấu bảo vệ sân bay như cuộc chiến “Stalingrad  của chúng tôi”. Mặc dù sân bay không còn được sử dụng vì sự hủy diệt nhưng nó đóng một vai trò chiến lược như đầu cầu của Ukraine. Nếu lọt vào tay phiến quân ly khai nó có thể được dùng làm cơ sở trở thành sân bay quân sự không quân.

Nếu điều đó chưa đến mức tồi tệ, thì một bản báo cáo tin tức của Nga cho biết quân nổi dậy ở khu vực Luhansk đã sửa chữa một máy bay phản lực L-29 dành cho huấn luyện đã làm dấy lên sự lo ngại đối với Kiev, vì họ cho rằng trong thời gian sắp tới quân đội Nga sẽ sử dụng biện pháp như hiện nay là mang chiến đấu cơ vào Ukraine và giả danh quân ly khai để không kích Ukraine. Vụ nổ bí ẩn tại ngoại thành thành phố  bên ngoài khu vực chiến sự làm cho đất nước phải thận trọng hơn. Mariupol thành phố lớn nhất trong vùng Donetsk mà chính phủ kiểm soát, đã bị cắt đứt từ những khu vực khác vào đầu tuần này khi đường sắt cuối cùng kết nối vào thành phố bị đánh bom.

Vấn đề nan giải nhất hiện nay là chính phủ Ukraine bị mất quyền kiểm soát hàng trăm dặm ở biên giới phía Đông. Tại Davos ông nói quân đội Nga có hơn 9.000 binh lính và 500 xe bọc thép tại miền Đông.

“Cách tiếp cận của chúng tôi rất đơn giản. Chúng tôi không có gì để thương lượng. Tất cả mọi thứ đã được cố định và ký kết. Chúng tôi có định dạng Minsk, “Poroshenko nói. Quay sang Nga, ông cho biết: “Giải pháp này rất đơn giản. Ngừng cung cấp vũ khí. Ngừng cung cấp đạn dược. Rút quân và đóng biên giới. ”

Trên lý thuyết thật đơn giản nhưng trong thực tế thì không phải vậy. Mặc dù họ là một bên ký kết thỏa thuận Minsk và là người tham gia trong các cuộc đàm phán tại Berlin theo lời kêu gọi của Ngoại trưởng Đức Steinmeier, Nga không phải là bên chính thức trong cuộc xung đột nhưng chỉ đơn giản là “người hàng xóm có liên quan”. Các hành động leo thang và vai trò hiếu chiến hay hòa giải là những tấm thẻ bài đang nằm trong tay Putin. “Chúng ta hãy kéo tấm rèm đang che kế hoạch hòa bình của ông Putin ra và gọi cho nó một cái tên đúng nghĩa:  Một kế hoạch nghề nghiệp của Nga”, Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc, Samantha Power, cho biết hôm thứ Tư.

Những gì mà điện Kremlin muốn là hợp pháp hóa các nhà lãnh đạo của “nước cộng hòa nhân dân” Donetsk và Luhansk, mà cuộc bầu cử khôi hài vào tháng mười một thậm chí Nước Nga không thể nhận ra.  “Cuộc đối thoại trực tiếp giữa Kiev và đại diện của DNR và LNR là chìa khóa để giải quyết cuộc khủng hoảng sâu sắc tại Ukraina ” ông Lavrov nói trong hội nghị bốn bên tại Berlin, khi đề cập đến các khu vực ly khai bằng tên viết tắt của Nga. Nhưng nếu Poroshenko đồng ý, ông sẽ bị nhân dân Ukraine lên án là trao tương lai của đất nước vào tay Kremlin và những kẻ được ủy nhiệm của họ. Có nghĩa Ukraine sẽ do Kremlin điều khiển và thao túng.

Trong cuộc chiến truyền thông Nga luôn là kẻ vô can trong cuộc xung đột tại miền Đông Ukraine.  Người phát ngôn của ông Putin – Peskov trả lời trong cuộc phỏng vấn: Nga chính thức mong muốn 100 phần trăm sự toàn vẹn của Ukraine dĩ nhiên trừ Crimea và lặp đi lặp lại  nhất quyết vấn đề của Ukraine là chuyện nội bộ của nước họ và Nga đang làm tất cả những gì có thể bằng cách hỗ trợ các đoàn xe nhân đạo và cung cấp năng lượng.  “Nga không thể giải quyết  cuộc xung đột nội bộ Ukraine. Ngay cả khi phương Tây kêu gọi Tổng thống Putin như một giải pháp đem lại hòa bình thì chính họ đang âm cô lập nước Nga, hủy hoại nền kinh tế và lật đổ Tổng thống Putin”.

Công việc của Lavrov là để nói chuyện. Theo ông một nửa số thành viên của EU đang nghiêng về hướng nới lỏng cấm vận kinh tế chống lại Nga. Tất cả những vấn đề như đối thoại kể cả trong điều kiện khó khăn, chính trị của nền hòa bình, thỏa hiệp, bất kỳ điều gì các nước kêu gọi đều do Bộ ngoại giao Nga đảm trách.

 Thanh Trúc


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề