Ngoài Putin, còn một người âm thầm thắng lớn ở đàm phán 4 bên

Khi thoả thuận ngừng bắn ở đông Ukraine được kí kết hồi tuần trước còn chưa ráo mực, người ta đã bắt đầu bàn tán về việc ai là người thắng, ai là người thua.

Nhiều nhà phân tích và cả truyền thông phương Tây đều cho rằng, đàm phán 4 bên, với kết quả là một thoả thuận ngừng bắn, là thắng lợi của Tổng thống Nga Putin.

Tuy nhiên, học giả người Mỹ William H. Hill thì cho rằng, hầu hết mọi người đều đang quên mất một trong những người giành chiến thắng lớn nhất – Đó là Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko.

Ông Hill nhận định, bất luận kết quả của quá trình đàm phán ngày 12/2 vừa qua có ra sao, Lukashenko vẫn đang liên tục thành công trong việc kết nối Moscow và Brussels, đồng thời duy trì được sự kiểm soát về chính trị ở quê nhà mà không có bất cứ tranh cãi nào.

Sau cuộc bầu cử Tổng thống gây nhiều tranh cãi năm 2010, Lukashenko và nhiều thành viên khác trong chính phủ của ông này đã hơn 1 lần bị Mỹ và Liên minh châu Âu EU áp đặt các biện pháp trừng phạt vì cáo buộc vi phạm nhân quyền.

Các cuộc tiếp xúc, liên lạc chính thức đôi bên cũng bị hạn chế tối đa.

Cho tới nay, những lệnh trừng phạt này vẫn chưa được dỡ bỏ, song quan chức EU và phương Tây ngày càng “chăm” tới Minsk – quốc gia chủ nhà của đàm phán 4 bên, nhằm tìm cách giải quyết khủng hoảng Ukraine.

Láng giềng căng thẳng, Belarus “hưởng” cả lợi lẫn hại

Trong bài viết trên báo Nga The Moscow Times, ông Hill nhận định, trong suốt một thời gian dài, ông Lukashenko đã xoay xở rất tốt trước mối quan hệ Nga và phương Tây.

Tổng thống Belarus vừa bày tỏ sự trung thành với Nga, gia nhập Liên minh Kinh tế Á – Âu do Nga khởi xướng, vừa tìm cách duy trì quan hệ về ngoại giao và kinh tế với phương Tây, đặc biệt là Liên minh châu Âu EU.

Trong bối cảnh như vậy, khủng khoảng ở Ukraine vừa là thách thức, vừa là cơ hội cho Tổng thống Lukashenko.

Học giả Hill đã chỉ ra 4 bất lợi mà Lukashenko phải đương đầu khi quốc gia láng giềng Ukaine xảy ra xung đột.

Không khó để nhận ra rằng, giao tranh mở rộng tới gần biên giới Belarus là mối nguy hiểm đối với sự ổn định và an ninh của quốc gia này.

Căng thẳng giữa Nga và Ukraine cũng gây ra mối đe doạ về kinh tế cho Minsk, khi mà quốc gia này vẫn đang phải phụ thuộc rất lớn vào thị trường ở đông Âu.

Thêm vào đó, sự chia rẽ về chính trị giữa Nga và phương Tây, đặc biệt là EU, làm thu hẹp không gian ngoại giao của Lukashenko trong việc đề xuất các sáng kiến chính trị với phương Tây.

Cuối cùng, các lệnh trừng phạt kinh tế nhằm vào Nga và sự suy giảm nhanh chóng của đồng Rúp có khả năng tác động tiêu cực tới cán cân thương mại của Belarus.

Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng Ukraine, cũng như bất hoà giữa Nga với phương Tây, cũng mở ra cho ông Lukashenko không ít cơ hội về cả kinh tế lẫn ngoại giao.

Theo ông Hill, các biện pháp trừng phạt trả đũa mà Moscow nhằm vào hàng hoá châu Âu là cơ hội lớn cho doanh nghiệp Belarus đưa chúng vào Nga dưới cái mác hàng hoá Belarus, từ đó làm giàu cho chính mình.

Đây cũng là thời cơ để Lukashenko vừa khẳng định sự độc lập của mình, và thông qua việc chỉ trích các lệnh trừng phạt của Nga nhằm vào Ukraine và Moldova, ông giành được thiện cảm của EU.

Song, trên hết, nó là cơ hội vô giá để Lukashenko đóng vai trò trung gian một cách trung thực giữa Nga và phương Tây, cũng như giữa Kiev và ly khai ở miền Đông.

Ông Hill đánh giá, với những nỗ lực ngoại giao của Lukashenko, Minsk dĩ nhiên là điểm dừng của cuộc hội đàm về Ukraine, bởi nước này vừa duy trì được mối quan hệ với Moscow và Kiev, vừa là trung gian có thể chấp nhận được với các nhà đàm phán châu Âu.

Ở đó, Tổng thống Belarus đã chuẩn bị cẩn thận để xuất hiện trong vai trò chủ nhà hoà nhã, không thiên vị ai.

ngoai-putin-con-mot-nguoi-am-tham-thang-lon-o-dam-phan-4-ben

Putin khiến mọi người quay cuồng về những gì ông ấy làm ở Minsk, ông ấy đang chơi một trò chơi dài. Ông ấy đấu trên nhiều mặt trận. Khi chúng ta bắt đầu nói về phản ứng quân sự, thì ông ấy sẽ bắt đầu nói về biện pháp ngoại giao.

Tại sao Lukashenko cần đóng vai trò hoà giải, trung lập?

Trong một cuộc họp báo gần đây, Lukashenko đã tế nhị nói về “quan hệ thiêng liêng” giữa quốc gia của ông với Nga, song cũng thẳng thừng khẳng định không có ý định gây chiến với châu Âu vì “làm theo lời ai đó”.

Nhiều nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa dân tộc và nhà phân tích ở Nga đã chỉ trích một số tuyên bố được khẳng định là độc lập về chính trị của ông Lukasheko, vì cho rằng nó nghiêng về phía phương Tây.

Tuy nhiên, Kremlin lại không thấy có bất cứ lý do gì để kiếm chế ông này, bởi Belarus – trông có vẻ là tự chủ – rất hữu ích cho Putin trong vai trò trung gian để kết nối liên lạc với các nhà lãnh đạo phương Tây về tương lai của Ukraine.

Thêm vào đó, mặc dù các cuộc tấn công quyến rũ của Lukashenko phần nào giúp cải thiện quan hệ với phương Tây, song lại gần như không làm thay đổi bản chất chế độ chính trị trong nước.

Về mặt tích cực, ngoài tính cách của cá nhân Lukashenko và tham vọng khôi phục lại danh tiếng của mình trên trường quốc tế, quan hệ với EU và thậm chí là Mỹ sẽ được cải thiện.

Dù vậy, học giả Hill cũng bày tỏ sự hoài nghi về động cơ cá nhân của ông này, khi mà cuộc bầu cử ở Belarus sẽ diễn ra vào cuối năm nay.

Lukashenko có lẽ không sợ thua cuộc, song việc quốc tế lên án ra sao với một cuộc bỏ phiếu, mà rất có thể sẽ lại bị tố gian lận, là điều khiến vị Tổng thống này phải lo lắng.

Có lẽ, chính quyền Minsk hi vọng rằng, những thành công về mặt ngoại giao và sự cải thiện trong mối quan hệ với Brussels có thể làm lu mờ đi việc môi trường chính trị trong nước gần như không có gì thay đổi kể từ năm 2010.

Theo Dailo

 


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề