Đừng xoay trục ra khỏi Nato

Tuần này, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế đã triệu tập một cuộc thảo luận về “Bài học cho cuộc Chiến tranh Lạnh và chính sách hiện tại của Mỹ” những người tham dự trong lưỡng đảng và cao cấp về hoạch định chính sách trong thời kỳ chiến tranh lạnh bao gồm: Cựu Thượng Viện Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Sam Nunn, D-Ga., cựu Thượng nghị sĩ và Ủy ban Quân vụ đanh giá thành viên John Warner, R-Va., và cựu Ngoại trưởng cũng là Cố vấn an ninh quốc gia Henry Kissinger.

Kinh nghiệm độc đáo của nhóm người tham gia hội thảo về chính sách an ninh của Mỹ trong thời kỳ Xô viết đã hướng cuộc thảo luận vào mối quan hệ hiện nay giữa Mỹ với Nga. Các chuyên gia đã đưa ra nhiều lý do tại sao Nga đặt ra một thách thức an ninh lâu dài và lý do tại sao các chính sách chiến tranh lạnh cũ có thể là tài liệu cung cấp câu trả lời.

Theo đánh giá toàn diện của họ thì Nga là thách thức an ninh lớn nhất đối với Hoa Kỳ. Vấn đề chính trong cuộc thảo luận là về Nga, những vấn đề khác không được đề cập cụ thể như các nhóm Nhà nước Hồi giáo và tương lai của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan. Mặc dù cuộc thảo luận lập luận các giải pháp về một số các vấn đề của Mỹ trong thời Chiến tranh Lạnh, tuy nhiên họ không đề cập đến cách Mỹ hành động để thoát ra khỏi tình trạng này và tác hại của Chiến tranh lạnh.

Chiến tranh Lạnh là cuộc chiến song phương: Mỹ một cực và Liên xô một cực. Môi trường an ninh ngày nay là đa phương. Thêm vào đó, nước Nga đã thay đổi đáng kể và không nhất thiết phải làm cho tốt hơn. Nga hôm nay nguy hiểm hơn Liên xô trong quá khứ.

Như Warner đã chỉ ra, trong Chiến tranh Lạnh, các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự của Mỹ đều biết rõ hệ thống chuỗi của Liên xô (ai là người ra lệnh, ai là người thực thi, ai có tầm quan trọng, ai có tầm ảnh hưởng…) và nhìn rõ những mệnh lệnh của cấu trúc. Sự lo ngại trong  Chiến tranh Lạnh là những quyết sách tập thể rất cao nhưng dự đoán được. Khi so sánh với Tổng thống Vladimir Putin Nga đó là sự khó hiểu và thất thường. Theo lập luận của ông Nunn  sự thiếu minh bạch này  đã dẫn đến “sự ngờ vực sâu sắc” giữa hai quốc gia và phải được giải quyết thông qua trao đổi tin cậy lẫn nhau về quân sự, các vấn đề kinh tế và chính trị.

Một số người đã nhìn thấy sự mở rộng của NATO là nguồn gốc của sự khiêu khích đối với Nga, mà trực tiếp dẫn đến các hành động tại Crimea – Ukraine. Các chuyên gia đã không đồng tình với điều này, họ chỉ vào điểm yếu hiện hành của NATO và không phải việc mở rộng trong quá khứ  là mối xung đột. Kissinger xác định các nỗ lực của Liên minh châu Âu mang Ukraine  vào quỹ đạo của họ mới là vấn đề then chốt để Nga đã phản ứng. Kissinger cũng lưu ý rằng Nga đã tuyên bố một phạm vi ảnh hưởng bao trùm Ukraine trong suốt chiều dài lịch sử của họ. Sự xâm nhập gần đây của họ có thể được thấu hiểu hơn, mặc dù không thể dung túng khi nhìn qua ống kính lịch sử này.

Warner và Nunn mô tả những nỗ lực của Mỹ để “hỗ trợ” NATO trong những năm 1980, khi khả năng quân sự của liên minh và những quyết sách về chiến lược đã lúng túng cũng như chẩn đoán một vấn đề tương tự như ngày hôm nay. Các quốc gia thành viên NATO miễn cưỡng cam kết nâng lên 2% GDP cho quốc phòng theo yêu cầu của Nato, nhằm giảm phụ thuộc và chất lên vai Hoa Kỳ gánh nặng về phòng thủ quân sự. Kissinger đã diễn giải điều này cụ thể hơn khi lưu ý ngay cả sau Thế chiến II, khi châu Âu đang trong tình trạng yếu ớt họ vẫn duy trì tầm nhìn xuyên Đại Tây Dương về vấn đề an ninh và có lòng tin sâu rộng với Nato. Cách nhìn đó theo quan điểm của ông, hiện nay đã biến mất hoàn toàn.

Các chuyên gia lập luận một NATO mạnh hơn là một giải pháp tiềm năng để phản kháng trước những thách thức về chiến lược của Nga mà không phải vì mục tiêu của họ. Tuy nhiên các chuyên gia đã dừng lại trong khoảng ngắn và đưa ra cách giải quyết khi Mỹ đã góp phần làm suy yếu khối Nato. Theo trình lịch sử của NATO tại Điều 5 sau ngày 11 Tháng 09 năm 2001, các cuộc tấn công đã được đáp ứng với lời cảm ơn lịch sự hơn là cam kết chiến lược. Chính quyền Bush đã xây dựng về 9/11 chính sách an ninh dựa phần lớn vào sự lựa chọn cẩn thận đối với các đối tác hơn là quan hệ đối tác liên minh. NATO đã lãnh đạo hành động (ví dụ, Afghanistan, Libya), nhưng các thành viên NATO của châu Âu có thể bỏ qua vì theo giả định của họ Mỹ sẽ tham gia hoặc bỏ qua Nato với lý do thích hoặc không thích. Ngoài ra, khi EU tiếp tục phát triển chiến lược an ninh chung của riêng mình, các nguồn lực tham gia sẽ bổ sung hoặc xung đột với Nato.

Cuộc thảo luận cũng đưa ra chiến lược của chính quyền của Tổng thống Obama khi “xoay trục” sang châu Á nhằm chuyển trọng tâm của chính sách đối ngoại gần gũi hơn với trung tâm kinh tế năng động nhất thế giới, chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan và các vấn đề an ninh có khả năng của tương lai. Thật không may, khi các sự kiện ở Ukraine xảy ra đã cho thấy, nhiều vấn đề trong quá khứ và hiện tại sẽ không được dẹp bỏ để nhường chỗ cho những thuận lợi trong tương lai. Thay vào đó, danh sách các mối đe dọa lại kéo dài hơn. Nếu thông điệp của cuộc thảo luận có thể đúc kết lại thành một lời khuyên cho những năm cuối cùng của chính quyền Obama và ứng cử viên tổng thống mới, nó sẽ là “Đừng xoay trục ra khỏi Nato. Bạn sẽ cần đến nó”.

Theo usnews


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề