Số lượng xe tăng các nước đồng minh cung cấp cho Liên Xô là 98.300 chiếc (tương đương 12% số xe tăng các nhà máy Liên Xô xuất xưởng). Đặc biệt, khả năng vận động linh hoạt trên chiến trường của Hồng quân trong những năm 1943-1945 qua các chiến dịch phản công được tăng cường rõ rệt nhờ 477.000 xe hơi do Đồng minh cung cấp. Trong thời gian đó, ngành công nghiệp xe hơi của Liên Xô còn rất non trẻ, chỉ sản xuất được 219.000 chiếc. Xe hơi viện trợ chiếm tới 70% tổng số đầu xe hoạt động trong quân đội.
Khả năng chiến đấu của hải quân Liên Xô cũng được tăng cường nhờ 596 tàu chiến do Mỹ chuyển giao, tương đương 22,3% tổng số tàu do Liên Xô đóng thêm trong thời gian chiến tranh. Cũng nhờ sử dụng các thiết bị nhập khẩu, chẳng hạn động cơ của Hãng Packard của Mỹ, mà từ năm 1942 ngành công nghiệp đóng tàu của Liên Xô đã có thể tăng tốc cung cấp các loại tàu nhỏ phục vụ quân đội.
Hệ thống đường sắt, đảm trách hầu hết công tác vận chuyển trong chiến tranh, đã được tiếp sức mạnh mẽ bởi 1.981 đầu máy và 11.156 toa xe do Đồng minh cung cấp. Cũng trong thời gian đó, Liên Xô chỉ sản xuất được 92 đầu máy và hơn 1.000 toa xe chở hàng.
Ở giai đoạn phòng ngự vào những năm đầu thế chiến, 45.000 tấn dây thép gai (tương đương 350.000km) là một “lá chắn” không phải là thừa thãi. Cho tới cuối năm 1943, Liên Xô đã nhận được từ Mỹ 189.000 máy điện thoại dã chiến cùng hơn 1 triệu km cáp điện thoại (cuối chiến tranh con số là 2 triệu km) cùng 200 trạm điện thoại cao tần đảm bảo liên lạc giữa Matxcơva với các thành phố lớn. 445 rada do Anh và Mỹ cung cấp trong những năm 1942-1943 vào lúc mà Liên Xô mới chỉ sản xuất được các mẫu thử nghiệm.
Thông tin thêm về quân đội SÔ VIẾT thời đầu thế chiến:
Hồng quân Liên Xô có 230 sư đoàn, tổng cộng Hồng quân có 5.774.000 binh sĩ, 117.600 pháo và súng cối, 25.700 xe tăng và xe thiết giáp (95% là xe tăng hạng nhẹ) và 18.700 máy bay các loại. Tuy nhiên, lực lượng này đóng quân rải khắp lãnh thổ bao la của Liên Xô, chỉ có khoảng một nửa đóng quân ở phía Tây để đối chọi với Đức. Khối các quân khu Xô Viết dọc biên giới phía tây có tất cả 170 sư đoàn (tại phần lãnh thổ Châu Âu có 149 sư đoàn) và 2 lữ đoàn, khoảng 3 triệu quân (không tính các đơn vị đóng trong lãnh thổ Liên Xô).
Quân đội Đức:
Trong tháng 5 năm 1941 quân đội Đức đã triển khai xong đội hình tấn công với 2/3 trên tổng số 7,2 triệu quân nhân đang tại ngũ theo đúng kế hoạch Barbarossa do Adolf Hitler phê duyệt từ 18 tháng 12 năm 1940. Để thực hiện kế hoạch Barbarossa, nước Đức đã huy động 3/4 quân đội Đức cùng với quân đội nhiều nước đồng minh với Đức tại Châu Âu, chỉ để lại 1/4 quân số và phương tiện tại Tây Âu và Bắc Phi
Tổng cộng phía Đức và đồng minh có khoảng 5 triệu lính và sĩ quan, tính cả thê đội tấn công và dự bị có khoảng 190 sư đoàn, 5.000 xe tăng (trong đó có hơn 3.000 chiếc xe hạng trung Panzer III, Panzer T-IV, StuG-3 và một số loại tăng chiến lợi phẩm tịch thu của Pháp, Tiệp Khắc), 4.950 máy bay. Lực lượng này tập trung dọc theo hơn 2.900 km biên giới (1800 dặm) từ bờ biển Baltic phía bắc đến bờ biển Đen phía nam. Khối tấn công mạnh nhất của Đức là cụm tập đoàn quân “Trung tâm” là cụm gần Moskva nhất, điều này thể hiện quan điểm đánh nhanh thắng nhanh của phía Đức
Theo Thông tin quân sự
- Đi du lịch ở Kazaxstan, nhiếp ảnh gia bất ngờ phát hiện ra một nhà kho khổng lồ dành cho phi thuyền con thoi.
- Tinh hoa Nga và tinh hoa thương Tây
- Chế độ Putin: mục đích của nó và tương lai
- Ông Putin: 7.000 chiến binh IS đến từ các nước thuộc Liên Xô cũ
- Vũ khí Liên Xô đã giúp Việt Nam đánh bại Mỹ như thế nào?
- 11/09/1971: Lãnh đạo Liên Xô Khrushchev qua đời
Lại chơi “nếu” rồi à !?! Thế sao không đặt luôn câu hỏi “Nếu Liên Xô thua Đức thì liệu có còn nước Anh, nước Mỹ không nhỉ !?!”
noi hay
Giang Nguyen, chắc chắn nếu LX thua Đức thì thế giới sẽ đảo lộn rồi, công đầu vẫn thuộc về LX bạn ạ
noi hay
neu ko co lx thi the gioi Việt Nam! cung tan
Vịt
vo xe bu ru
Mỹ & Anh là “Lái buôn chiến tranh”. Ban đầu họ bán vũ khí, thiết bi quân sự cho cả 2 bên tham chiến (Xô – Đức). Khi gần tàn cuộc, biết rõ ai thắng ai thua thì nhảy vào “dây máu chia phần”. Vì vậy, câu trả lời thỏa đáng là: Nếu không có Mỹ – Anh đỡ đầu thì Đức không dám đánh Liên Xô. Khi cuộc chiến đã xảy ra, nếu không có vũ khí của Mỹ – Anh, LX vẫn thắng phatxit Đức, dù sẽ phải hy sinh nhiều hơn.
Có lẽ Mỹ mới thực sự là lái buôn chiến tranh chứ không hẳn là Anh. 2 thế chiên, Mỹ luôn tham chiến vào giai đoạn cuối cùng sau khi C A kiệt sức. Kết quả là sau 2 thế chiến, ko còn Super power of Britain , France, Austria, Germany, Japan . All depends on Uncle Sam
Hãy xem lần lượt 8 Videoclip về câu chuyện Xô Viết gồm 8 phần nhé. Đây là phim tài liệu có các nhân chứng sống và hình ảnh thật. https://www.youtube.com/watch?v=G4vWmCqQRoU
Thôi đi bạn ơi :))) Bạn phân biệt hộ tôi cái. Câu chuyện Xô viết là một bộ phim TÂM LÝ CHIẾN trong thời chiến tranh lạnh chứ không phải là PHIM TÀI LIỆU :)))
Cái cơ bản thế mà cũng không phân biệt được thì thôi đừng có lôi ra mà làm dẫn chứng. Người ta cười cho thối mặt đấy
cứ cái gì của tây là bác ý lôi ra hết, làm như tây là thánh sống không bằng.
Không ai mù bằng kẻ không muốn nhìn, không ai điếc bằng kẻ không muôn nghe. Đấu óc của kẻ cuồng tín không thể tiếp thu thông tin và cón tư duy phân tích. Đàng thương thay!
Bạn đang tự khen mình đấy hả bạn. Không phân biệt được phim tâm lý chiến và phim tài liệu thì chịu khó im đi chứ còn gì. Đó là dốt, thế thì có đáng thương không?
:)) Các cụ nói rồi, trông người phải nghĩ đến ta, hay bạn làm “người Ucraina” lâu quá quên béng mất câu đó?
🙂
Cháu tưởng nhờ xe tăng Sherman hiện đại do Mỹ viện trợ mà quân đội LX mới thắng được Mỹ chứ ạ!?!
T 34 la chu yeu
Kế quả đã có và thành quả của chiến thắng là gì thì ai cũng nhìn thấy, không hiểu tại sao nhiều người cứ muốn nhìn vào tiểu tiết trong quá khứ để đưa ra cmt.