Chế độ Putin: mục đích của nó và tương lai

Nhiệm vụ chế độ của Putin là nhằm tiếp tục khôi phục các yếu tố của Liên Xô trước đây, các nhà phân tích cho biết

Trong suốt triều đại lãnh đạo của Tổng thống Nga Vladimir Putin, ở Nga đã liên tục khôi phục lại các yếu tố của mô hình đế chế Xô Viết. Trên mô hình này thì chính chế độ của Putin cũng đã được xây dựng. Điều này được nêu trong báo cáo phân tích của Trung tâm nghiên cứu các vấn đề Liên bang Nga  thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược. Tuy nhiên, tính khả thi của một cơ chế như vậy đã đạt được ít hơn nhiều trong một quy mô hệ thống, chứ chưa nói là so với Liên Xô, các chuyên gia nhận xét. Hơn nữa, ở mô hình Nga hầu như không có các nguồn dự trữ trong nước ổn định, vì vậy để duy trì khả năng tồn tại của nó, chỉ có thể trong một môi trường thuận lợi bên ngoài.

Bản chất của chế độ Putin là khôi phục lại các thuộc tính của Liên Xô

“Nước Nga của Putin – Đó chính là cũng giống như Liên Xô, nhưng chỉ khác là sử dụng tất cả các nguồn lực để cơ cấu nhà nước nhỏ hơn và để duy trì một số lượng nhỏ các chức năng. Mức giảm như thế của các nhu cầu đã cho phép khôi phục lại chức năng quan trọng của cơ chế đã đem lại hiệu quả cho “sự thành công của Putin”, – các tác giả của báo cáo cho là như vậy.

Mô hình đã được hình thành trong những năm Putin nắm quyền lãnh đạo, đã thu gom cho mình hệ thống hành chính theo chiều dọc, vai trò phì đại (гипертрофированную роль) của các cơ quan thực thi pháp luật và tổng quân sự của xã hội, tiền bán tài nguyên như là nguồn thu nhập chính, xã hội gia trưởng, cung cấp thông tin và lý tưởng tự cô lập…

Do thực tế bản chất dự án của Putin là sự phục hồi các thuộc tính của Liên Xô, nó nên lấy lại quyền kiểm soát cho mình  bao gồm toàn bộ không gian hậu Xô Viết, khôi phục lại quy chế  của một siêu quốc gia, và là đối thủ chính của phương Tây và chủ nghĩa độc quyền ở Nga.

Tuy nhiên, đối với chính nhà nước Nga thì những thuộc tính này là sự phá hoại vì chúng phủ nhận tác dụng của ” Liên Xô thu nhỏ ” và tước đoạt của nó các cơ hội cho đổi mới và phát triển, các nhà nghiên cứu cho biết.

Nhưng, vấn đề hiện tại của LB Nga là vấn đề ở hạn chế nguồn lực. Cho nên, những gì đã đưa đến của việc “kế thừa” là không đủ cho sự hoạt động của ” một  Liên Xô thực sự”, lên cuộc đối đầu thực sự với Mỹ và NATO nhằm duy trì sự hiện diện của Nga tại các khu vực chủ chốt trên thế giới và các nhiệm vụ khác, trong đó có những lý tưởng. Còn nguồn lực mới thì LB Nga đã không thể nào tạo ra được. Hơn nữa, nguồn lực, mà hiện nay Liên bang Nga đang có, sắp tới có thể thậm chí sẽ không đủ cho hoạt động bình thường của đất nước. Lãnh đạo của đất nước thừa hiểu được tương lai đó nhưng đang cố gắng tránh lặp lại sự sụp đổ của Liên bang Xô viết với sự giúp đỡ bởi cuộc đối đầu đã cho thấy và chủ trương “thắt chặt các ốc”. Do đó, chính phủ Nga đang kích động các cuộc khủng hoảng và tạo ra các khu vực bất ổn, còn ở trong nước thì khuếch đại trách nhiệm lẫn nhau, tạo ra chính quyền dọc cứng nhắc, và độc quyền với các nguồn lực.

Sự trở về với mô hình của Liên Xô về hành vi xã hội, và những ý thức hệ sáo rỗng, thông tin khép kín và chế độ gia trưởng nhà nước ở Nga là chủ đề đồng thuận xã hội và không để lại trong hoàn cảnh hiện tại các cơ hội cho phe đối lập tự do và các giá trị được phe đó đề nghị cũng như nội dung văn hóa

“Chế độ của Putin đang thực hiện một kịch bản thay thế cho sự phát triển của hệ thống Liên Xô, mục đích của nó là để ngăn chặn sự sụp đổ. Động lực bổ sung của nó đối với xã hội Nga nhằm hỗ trợ kịch bản như vậy là sự mệt mỏi của xã hội và phản ứng tiêu cực đến trải nghiệm tự do hóa – Theo các tác giả của bản báo cáo

Việc quay trở lại mô hình của Liên Xô về hành vi xã hội, và ý thức hệ sáo rỗng, đóng cửa thông tin và chế độ gia trưởng nhà nước ở Nga là một chủ đề đồng thuận xã hội và không để lại trong hoàn cảnh hiện tại các cơ hội cho phe đối lập tự do và các giá trị được phe đó đề nghị cũng như nội dung văn hóa ”

Điểm yếu dự án của Putin vẫn là mô hình kinh tế không cân bằng, dễ bị tổn thương đến các thị trường bên ngoài, tổ chức cũ kỹ của xã hội và ý thức tập thể biệt lập của người dân Nga, hiện đang bảo vệ chế độ chống lại các mối đe dọa nội bộ, nhưng về lâu dài có nguy cơ phá sản bằng đạo đức và văn hóa của mình.

“Sự đối đầu với phương Tây và tái hòa nhập của Liên Xô cũ trong chừng mực nào đó chủ yếu là mang tính biểu tượng chính sách của Nga, trong đó cần đảm bảo độ tin cậy cho dự án phục thù của đế chế, nhưng trên thực tế hoàn toàn không phù hợp với các khả năng cũng như thực tế cần thiết ở chế độ của Putin. Sự không tương thích của nó với việc  thống trị của phương Tây trong chính trị thế giới đã rõ ràng, nhưng những thiệt hại có thể có của Nga từ việc sụp đổ của toàn bộ hệ thống về sự cân bằng và các nguyên tắc của trật tự thế giới hiện hành trong ngày hôm nay  đang vượt quá bất kỳ mong đợi “thắng lợi về địa chính trị” nào đó, – bản báo cáo cho biết.

chính sách của Kremlin có thể chuyển sang hình thức bắt chước

Người định ranh giới chính sách đối ngoại và việc huy động chính trị trong nước của Nga đã được tổ chức ở đỉnh cao với những khả năng nguồn lực của chế độ Putin, và trong giai đoạn thuận lợi nhất đối với việc triển khai của cuộc khủng hoảng toàn cầu và sự suy yếu tối đa của các đối tác. Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy việc chưa sẵn sàng của Kremlin để tiến hành chính sách được công bố của việc phục thù đế chế và xác suất cao của sự sụp đổ, hoặc chuyển sang hình dạng mô phỏng, các nhà nghiên cứu lưu ý.

Trong lĩnh vực khai báo chính trị và mô phỏng nước Nga đang cố gắng để đáp ứng tương xứng với những sáng kiến của các nước tiên tiến. Bắt chước ý tưởng của phương Tây dẫn đến việc tạo ra “không gian an ninh và kinh tế chung “, rằng đó chính là thực hiện các chiêu bài phục thù đế chế trên không gian hậu Liên Xô và cố gắng gây ảnh hưởng đến chính sách của các nước ở châu Âu.

Vì vậy, Nga đã thành lập Liên minh Kinh tế Á Âu như một thay thế cho Liên minh châu Âu và Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể như một thay thế cho chức năng của NATO thực hiện chức năng phê duyệt các lợi ích của Nga. Theo các tác giả nghiên cứu, chúng được tạo ra để hợp pháp hóa việc kiểm soát về kinh tế và an ninh của LB Nga đối với các thành viên của nó và để tăng trọng lượng riêng của mình khi tương tác với các đối tác địa chính trị ở phương Đông và phương Tây. Tuy nhiên, bởi vì Ngã đã và đang không thể đưa ra những dự án cạnh tranh châu Âu cho các nước láng giềng và các đối tác, thành viên trong các cấu trúc tích hợp của LB Nga vẫn giữ lại chỉ những quốc gia mà không có khả năng thực hiện độc lập về chính sách đối ngoại và kinh tế đối với Moscow, các tác giả của báo cáo cho biết.

Hậu quả các hành động của điện Kremlin

Như các nhà nghiên cứu lưu ý, về lâu dài, tác động thực sự những hành động hiện tại của điện Kremlin đã trở nên ngày càng nổi bật. Đó là sự đẩy bật Nga ra khỏi các thị trường dầu khí, việc giảm thu ngân sách, sự mất cân đối sâu sắc về cơ cấu trong nền kinh tế của Nga, sự hình thành của các liên minh thù địch, sự tăng phụ thuộc về địa chính trị của Nga vào các đối tác (Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran), khoảng cách về sự giàu có của tầng lớp thượng lưu và quần chúng, sự mất uy tín của ý tưởng “thế giới Nga”, cực đoan của các cộng đồng Hồi giáo, v.v…

Những khả năng của lãnh đạo Nga đương đầu với những cái đó dẫn đến hai kịch bản – Đó là sự tiếp tục đường lối hung hăng về chính sách đối ngoại, tống tiền và gây áp lực đối với các đối tác, những cuộc khiêu khích mới và vi phạm các chuẩn mực và các thỏa thuận; tự cô lập của chế độ ở vị trí phòng thủ. Cả hai kịch bản cung cấp một mô hình cứng nhắc về chính sách đối nội của điện Kremlin, trong đó các phương pháp đe dọa sẽ được sử dụng thường xuyên hơn chứ không phải là các phương pháp khuyến khích.

Theo các tác giả phân tích, bây giờ dự kiến ​​sẽ có sự ổn định nhất định về chính sách đối ngoại của Nga và xoay nó theo hướng “bình an toàn cầu” bằng tuyên bố của Putin trong cuộc họp báo chính thức vào năm 2016.

“Điện Kremlin đang cố gắng duy trì càng lâu càng tốt các đòn bẩy được lập ra để điều hành khủng hoảng – đó là các chế độ bù nhìn “LNR” / “DNR” trên biên giới với Ukraina và ảnh hưởng của nó đối với tình hình chính trị trong các nước láng giềng, sự hiện diện quân đội ở Syria. Khả năng mở rộng sự hiện diện quân sự của Nga trên thế giới. Đặc biệt, nhiều khả năng nhất cho việc mở rộng đó là những nơi giàu tài nguyên và nhưng khu vực chiến lược quan trọng: khu vực Trung Đông và Bắc Phi, cũng như Bắc Cực”

“Trong đó, Điện Kremlin đang cố gắng duy trì càng lâu càng tốt các đòn bẩy được lập ra để điều hành khủng hoảng – đó là các chế độ bù nhìn “LNR” / “DNR” trên biên giới với Ukraina và ảnh hưởng của nó đối với tình hình chính trị trong các nước láng giềng, sự hiện diện quân đội ở Syria. Khả năng mở rộng sự hiện diện quân sự của Nga trên thế giới. Đặc biệt, nhiều khả năng nhất cho việc mở rộng đó là những nơi giàu tài nguyên và nhưng khu vực chiến lược quan trọng: khu vực Trung Đông và Bắc Phi, cũng như Bắc Cực – báo cáo cho biết, –

“ trong chính nước Nga, năm 2017 sẽ được đánh dấu chủ yếu cho việc chuẩn bị bầu cử tổng thống, những cái đó phải là một hành động chính đáng của Putin không chỉ là tổng thống của Liên bang Nga, mà như là một nhà lãnh tụ được công nhận của dân tộc, có quyền và quy chế vượt ngoài phạm vi của các chức vụ chính thức “

Tóm lại, khi các nhà nghiên cứu lưu ý, trong trường hợp tái đắc cử của Putin, ông và nhóm của ông sẽ giữ độc quyền về quyền lực, biện minh điều này bằng sự cần thiết phải đối đầu với các mối đe dọa của sự “bất ổn định và đe dọa bởi thế giới bên ngoài” và không cho phép bất ổn trong nước. Bên cạnh đó, sẽ gia tăng chủ nghĩa cách ly của xã hội Nga, mà theo đó chủ nghĩa lãnh tụ cá nhân sẽ lại được vun trồng.

Dưới những điều kiện đó ở Nga sẽ gia tăng các mối đe dọa của sự bất ổn nội bộ về chế độ và mất tính hợp pháp xã hội của nó. Các yếu tố nguy cơ xung đột là sự mâu thuẫn của giới thượng lưu Nga, tôn giáo và sự không đồng nhất dân tộc của đất nước, giảm cơ sở tài nguyên của các nhóm chủ yếu là đối tượng thụ hưởng chính sách hiện tại, sự phụ thuộc quan trọng của nhiều nhóm xã hội vào việc tài trợ cho nhu cầu thiết yếu của họ từ ngân sách nhà nước, khu vực hay địa phương. Theo các tác giả của bản báo cáo, điều đó sẽ dẫn đến một thực tế rằng trong trường hợp xuất hiện các dấu hiệu khủng hoảng, sự sụp đổ hệ thống xã hội và hành chính của Nga có thể rất nhanh chóng và quy mô lớn.

Kích động cuộc khủng hoảng có thể khởi mào từ chính quyền của Putin, hoặc, ngược lại, quy chế suốt đời của ông ta, cuộc xung đột trong các tầng lớp thượng lưu, ví dụ, các lực lượng an ninh và Giáo Hội Chính Thống Nga chống lại những người “Chechnya”, sự xuất hiện sự thay thế chính trị mạnh mẽ trong hình thức của chủ nghĩa dân tộc Nga, sự leo thang xung đột trên lãnh thổ của Liên bang Nga hoặc trên biên giới của nó, sự suy giảm mạnh tình hình kinh tế xã hội, thất bại về chính sách đối ngoại hay quân sự (hoặc cách ly) vân vân…

Cho nên, như các nhà nghiên cứu lưu ý, ở mô hình của Nga hầu như không có dự trữ trong nước ổn định, vì vậy để duy trì khả năng tồn tại của nó, nó chỉ có thể trong một môi trường thuận lợi bên ngoài.

Nguyễn Vinh (theo segodnya)


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Có 1 phản hồi cho bài viết “Chế độ Putin: mục đích của nó và tương lai”:

  1. Cao Nam viết:

    Tiếp quản di sản Elsin để lại, trách nhiệm tự nhiên của Putin là vực dậy nền kinh tế yếu kém và hỗn loạn của Nga. Chắc chắn, sự mông lung giữa mớ lý thuyết cũ đã ăn mòn và triết lý kinh tế Phương Tây sẽ gây khó khăn cho Putin buổi ban đầu; và người ta tin rằng Putin sẽ thực thi quản trị quốc gia theo mô hình Phương Tây. Tuy nhiên, đến hôm nay, thế giới đã nhận rất rõ Putin hướng lái con thuyền Nga theo hướng trái với xu hướng văn minh chung. Vì sao vậy? Câu trả lời không đơn giản với cả Putin. Nguyên nhân được nhắc đến nhiều là Putin không thoát ly mô hình cũ; không thoát ly tư tưởng dân tộc; không thoát ly cám dỗ của quyền lực và đồng tiền. Cũng có ý kiến rằng Phương Tây đã dồn ép Putin, tạo ra cảm giác bị lừa xuất hiện trong Putin. Tuy nhiên, cá nhân tôi cho rằng có lẽ sự hiểu nhầm giữa thể chế văn minh, khoa học với những cá nhân điều hành, vốn không thoát ly tham sân si, dẫn đến quyết tâm rời bỏ mô hình tự do của Putin. Việc cá nhân lãnh đạo có tư duy bẩn hoàn toàn khác với thiết chế khoa học văn minh. Đây là điều dễ bị nhầm lẫn và hậu quả rất lớn.Cần rõ rằng, không mô hình nào là hoàn hảo. Chủ nghĩa tư bản giải phóng sức lao động, kiến tạo không gian sáng tạo, hạn chế tụ quyền nhưng không làm mất đi cơ chế ra quyết định của hành pháp; trong khi các thể chế khác sớm muộn cũng đẩy đến độc tài hay việc lãnh đạo tập thể sẽ rất khó ra quyết định hoặc sẽ xuất hiện việc lôi kéo bè phái, đấu đá nội bộ để tạo quyền. Điều này sẽ hình thành lợi ích nhóm, hay tội phạm có tổ chức ngay trong chính quyền. Tuy nhiên, chủ nghĩa tư bản lại quá đề cao lợi ích sẽ dẫn méo méo xã hội, nhưng thể chế khác lại quá đề cao quyền lực và sẵn sàng xử lý thế lực nào tiềm tàng đe dọa chính quyền. Tóm lại mô hình quyền lực nào cũng tệ nhưng mô hình tam quyền phân lập đỡ tệ hơn; và cá nhân lãnh đạo tồi vẫn có thể xuất hiện ở mô hình văn minh, cũng như vẫn có thể xuất hiện cá nhân văn minh trong mô hình lạc hậu. Nhưng, thiết chế quản trị xã hội vẫn cần mô hình văn minh và tôn trọng con người. Đó là điều phải hướng tới.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề