EAEC chỉ xác nhận sự mất ảnh hưởng của Nga đến các nước thuộc Liên Xô cũ

Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEC) ngay từ đầu đã chứng minh sự yếu đuối của mình, vì vậy hôm nay Belarus và Kazakhstan đang tìm kiếm một sự thay thế để hội nhập với Nga ,còn  Armenia công nhận là buộc phải gia nhập vào liên minh.

Theo báo cáo của Tsenzor.NET có sự  tham khảo trên ZN.UA, nhà xuất bản chính sách đối ngoại của Mỹ viết về điều này, nhắc lại là khối liên minh Âu-Á, theo kế hoạch của Putin được xem như là một đối với EU. Và ông đã cố gắng để ảnh hưởng của Nga ở nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ. Nhưng Liên minh Á-Âu chỉ chứng minh rằng điện Kremlin không còn sự ảnh hưởng này  – tờ báo viết.

Sự không hiệu quả của một liên hiệp đã trở nên rõ ràng ở giai đoạn thành lập Liên minh Hải quan trong năm 2010, được thiết lập để loại bỏ các rào cản thương mại giữa Nga, Belarus và Kazakhstan. Tuy nhiên, các quốc gia thành viên không cảm thấy có sự phục hồi kinh tế,điều mà điện  Kremlin đã hứa với họ.

“Kazakhstan và Belarus đã nhận thấy rằng các sản phẩm của mình tại thị trường quan trọng của Nga trở nên đắt đỏ hơn do vấn đề với tỷ giá hối đoái của đồng rúp. Chính hàng hóa Nga đã trở thành rẻ hơn và với họ trở nên khó khăn hơn để cạnh tranh trong thị trường Kazakhstan và Belarus.” – Tờ báo viết.

Người tiêu dùng từ Belarus và Kazakhstan đã bắt đầu đến Nga để mua sắm vì các sản phẩm rẻ tiền. Còn sự sụp đổ của đồng rúp chỉ làm tình hình kinh tế tồi tệ hơn.

“Đồng rúp càng rẻ hơn thì Liên minh Á-Âu lại càng trở nên kém hấp dẫn đối các nước thành viên . Liên hiệp đã hứa thúc đẩy phát triển kinh tế, nhưng cái giá của thành viên đang trở thành đắt hơn nhiều so với những dự kiến của họ .” – chuyên gia về Trung Á Luke Antseshi của trường Đại học Glasgow cho biết .

Liên minh Á-Âu mới ra đời chỉ có 7 ngày. Nhưng Belarus và Kazakhstan đã chứng tỏ rằng họ đang tìm kiếm một sự thay thế hội nhập kinh tế với Nga. Cụ thể là Astana đã ký một thỏa thuận hợp tác với Liên minh châu Âu và các kế hoạch để làm sâu sắc thêm mối quan hệ với Trung Quốc.

Ngoài ra, Kazakhstan đang xem xét việc bãi bỏ thuế đối với nhà đầu tư nước ngoài trong 10 năm để làm cho đất nước hấp dẫn hơn. Đồng thời, giữa Belarus và Nga tiếp tục chiến tranh thương mại. Minsk không áp đặt lệnh trừng phạt với hàng nhập khẩu từ phương Tây cùng với Moscow. Và phía Nga đã bắt đầu cấm nhập khẩu hàng hóa Belarus.

Một điểm căng thẳng giữa các thành viên của Cộng đồng kinh tế Á-Âu là cuộc chiến tranh gián tiếp của Nga với Ukraine đã xảy ra. Lukashenko và Nazarbayev thấy điều này như một mối nguy hiểm cho đất nước của họ, như sự xâm lược của Kremlin chống lại Kiev cho thấy sự thiếu tôn trọng của các cơ quan chức năng Nga đối với chủ quyền của các nước hậu Xô Viết khác.

Putin cũng cho biết rằng Tổng thống Nazarbayev đã tạo ra một đất nước ” nơi nó chưa bao giờ tồn tại.” Đổi lại, Tổng Thống Kazakhstan tuyên bố vào năm 2015 sẽ cử hành kỷ niệm 550 năm của vương quốc khan Kazakh và  kêu gọi đồng bào của mình  bảo vệ đất nước của họ nếu cần thiết.

Thêm hai thành viên của EurAsEC  là Kyrgystan và Armenia – cũng không hài lòng hội nhập với Nga. Yerevan phải thừa nhận rằng đã đồng ý gia nhập Liên minh Á-Âu chỉ vì cuộc xung đột ở Nagorno-Karabakh. Nga đang cung cấp vũ khí cho Armenia, vì không có nó họ sẽ khó khăn để chống lại phía Azerbaijan.

Kyrgyzstan, đến lượt mình , đã thông báo ý định của mình để tham gia vào liêm ninh , nhưng trong thực tế đang lung lay do dự . Thu nhập chính của đất nước phụ thuộc vào sự tái xuất của hàng hóa Trung Quốc với các nước khác thuộc Liên Xô cũ. Liên minh Á-Âu không có quy tắc hải quan tự do hóa như vậy với Trung Quốc như Bishkek.

“Đã trở nên rõ ràng rằng Liên minh Á-Âu sẽ không còn là át chủ bài trong trò chơi địa chính trị của Putin, mặc dù đó là hy vọng của ông .  Liên hiêp Á –Âu  lẽ ra phải củng cố sự lãnh đạo và tầm ảnh hưởng của Nga vào các nước láng giềng,nhưng thay vào đó chỉ khẳng định sự suy giảm của các chính sách đối ngoại của điện Kremlin.” – Bài báo nói.

Xu hướng tương tự cũng đã được nhà xuất bản Đức Die Zeit nhận thấy, đã viết rằng Lukashenko và Nazarbayev không muốn trở thành chư hầu của Putin trong  Liên minh Á-Âu . Một liên minh Á-Âu của Nga không thể cạnh tranh với Liên minh châu Âu. Mỗi  khi dân số dự án của Putin thậm chí không đạt được một phần ba dân số EU. Và nền kinh tế của Liên minh Á-Âu là chỉ bằng một phần sáu của châu Âu.

Cũng có những lo ngại rằng,liên minh Á-Âu là nỗ lực của Nga để khôi phục lại Liên Xô. Đổi lại, Tổng thống Nursultan Nazarbayev gọi là “khờ dại” cho những người có chủ trương khôi phục lại Liên Xô.

Nguyễn Vinh


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề