Hãy nói cho tôi ai là bạn của chúng ta?

Kết quả chuyến thăm của Tổng thống Pháp Francois Hollande trong bối cảnh của sự suy giảm mạnh mối quan hệ giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia – là một thành viên của NATO, đã bắn hạ máy bay ném bom của Nga một lần nữa đã nhấn mạnh xu hướng rõ ràng trong vài năm trở lại đây: kẻ thù của Nga đang được nhân lên, và bạn bè thì ít đi. Ngày nay, thật khó hiểu, trên thế giới này còn lại những quốc gia nào mà Nga có thể xem như là  đồng minh đáng tin cậy.

Chuyến thăm của Tổng thống Pháp tới Moscow, mà Nga đã rất hy vọng, khó có thể được coi là thành công. Đặc biệt chỉ một tuần trước đây lại vang lên, ngay sau khi xảy ra các cuộc tấn công khủng bố ở Paris  và hội nghị thượng đỉnh “Big Hai mươi” tại Antalya (hiện nay hầu như thành phố này là kẻ thù của chúng ta), tuyên bố rằng Nga hãnh diện quay về trong vòng chính trị lớn và thậm chí có thể dẫn đầu liên quân chống IGIL tại Syria.

Ông Hollande sau chuyến thăm đã tuyên bố chỉ phối hợp với Nga ở Syria. Hơn nữa, để phối hợp hành động với Nga, có vẻ như, sẽ chỉ có Pháp, nhưng không phải tất cả 60 quốc gia khác của liên minh do Mỹ dẫn đầu. Trong đó Tổng thống Pháp Hollande cũng đã nói rằng “Assad không có chỗ đứng trong tương lai của Syria “. Nga lại hoàn toàn có quan điểm khác.

Vì vậy, tạm thời vẫn không có liên minh duy nhất nào cả. Cuối cùng, Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Laurent Fabius, cho ý kiến ​​về kết quả của chuyến thăm Moscow của Hollande, nói rằng các bên đã thảo luận các vấn đề tháo gỡ các biện pháp trừng phạt chống lại Nga. Và rằng quan điểm của Pháp cũng giống như toàn bộ EU và Hoa Kỳ, vẫn giống nhau: biện pháp trừng phạt sẽ không được tháo gỡ trước khi phải thực hiện đầy đủ các thỏa thuận về Ukraina tại Minsk.

Hóa ra, “đổi” Syria cho Ukraina và các lệnh trừng phạt, và cùng một lúc để quay lại trên võ đài chính trị của các cường quốc trên thế giới, để cùng nhau giải quyết những thách thức toàn cầu, Nga tạm thời vẫn chưa thành công đạt được.

Trong các mối tương quan ngày càng phức tạp đa hình của cuộc chiến tranh ở Trung Đông, mà Nga đã gọi là cuộc chiến chớp nhoáng đối với họ thì có vẽ như lời tuyên bố đó không còn nữa và bị trì hoãn vô thời hạn, trong thực tế, không dựa vào ai được nữa.

Chúng ta lại một lần nữa, tuân thủ đầy đủ câu nói nổi tiếng của Hoàng đế Alexander III – bằng cách này, đã đi vào lịch sử theo “biệt danh” người gìn giữ hòa bình – đó là chỉ có “hai người bạn đáng tin cậy. Quân đội Nga và hạm đội Nga”. Thật kỳ lạ, tuy nhiên, khi cụm từ này được sinh ra, thì các đồng minh của Đế quốc Nga đúng là đã có.

Còn ngày nay với vấn đề này – là một vấn đề lớn. Các quốc gia SNG, thậm chí các đối tác trong Liên minh Kinh tế Á-Âu, nhìn vào Moscow với sự nghi ngờ rõ ràng, vì lo ngại bằng cách này hay cách khác lặp lại ở họ một kịch bản như đã diễn ra ở Ukraina. Đông Âu đã trở nên gần gũi với EU và Hoa Kỳ xấp xỉ cùng một lý do đó, và trong suốt 25 năm qua chưa bao giờ sống trong sợ hãi hay ngờ vực đến Nga.

Trung Quốc thù quá ư là thực dụng – làm bạn với tất cả những ai đem lại lợi nhuận cho mình. Trong tất cả các bảo đảm của tình bạn và là “tốt nhất trong lịch sử” quan hệ với Nga, kim ngạch thương mại giữa hai nước đã tụt giảm kể từ đầu năm nay tới 30%, và trong tương lai với vẻ hoành tráng của việc ký kết trong tháng năm năm ngoái, “hợp đồng khí đốt của thế kỷ” trên 30 năm và với tổng số tiền $ 400 tỷ là rất mơ hồ: số tiền hứa hảo cho việc xây dựng đường ống dẫn khí đốt cho Trung Quốc, các nhà chức trách Trung Quốc vẫn chưa hề chi ra. Và Nga bây giờ không có và dường như trong những năm tới dự kiến ​​sẽ là không.

Ấn Độ sẽ luôn luôn ngồi trên các ghế khác nhau, hợp tác với tất cả và không tiến hành các trò chơi địa chính trị riêng của mình. Ông bạn cũ tốt Cuba lúc anh em nhà Castro còn sống sau khi dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt thì đang tiến gần hơn tới Mỹ. Ngay cả ở Argentina lần đầu tiên trong 12 năm, ứng cử viên đối lập đã thắng cử, công khai có chủ trương tái lập quan hệ của nước này với Mỹ và chống lại các mối quan hệ gần gũi hơn với Nga và Trung Quốc.

Trong bối cảnh này, có vẻ như nhiều hơn hoặc ít hơn, đồng minh đáng tin cậy của chúng ta chỉ còn lại phải chăng là Iran và Bắc Triều Tiên.

Trong đó với Iran thì trong lĩnh vực kinh tế, tạm thời chưa có tiến bộ đáng kể nào: Tehran, đã kiệt sức bởi các lệnh trừng phạt, và đang có nhiều vấn đề về tiền bạc. Thêm vào đó, vì Iran mà chúng ta có nguy cơ tranh cãi với phần còn lại của thế giới Ả Rập, thế giới mà đồng lòng ghét tham vọng địa chính trị của ayatollahs Shiite. Và cùng một lúc và với Israel, quốc gia mà chúng ta có mối quan hệ không tồi. Nhưng quan hệ đối tác với CHDCND Triều Tiên – một quốc gia bất hảo trên thế giới, có danh tiếng hoàn toàn ghê tởm – đúng hơn là có cớ so sánh đáng buồn và buồn cười hơn là niềm tự hào. Chưa kể đến những lợi ích mà chỉ đơn giản là ở đó không có. Không có cả về kinh tế lẫn địa chính trị.

Mặc dù vị trí của “Nga trong vòng vây kẻ thù” là hoàn toàn có lợi cho việc xếp hạng uy tín của chính quyền trong nước (người dân có thêm một đồng minh thứ ba của nhà nước, ngoại trừ quân đội và hải quân, – là truyền hình, có vẻ như, quen sống trong một “pháo đài bị bao vây”), nó vẫn còn dễ bị tổn thương theo quan điểm của những thách thức bên ngoài. Bởi vì, tất cả ảnh hưởng của Nga trong sự cô lập chính trị của chúng ta sẽ chỉ dựa trên sự sợ hãi trước một quốc gia rộng lớn với vũ khí hạt nhân ghê gớm. Trong sự phỉ báng Nga, chứ không phải là hợp tác và tôn trọng nó.

Hơn nữa, như sự vụ đã xảy ra với Thổ Nhĩ Kỳ, đấy không phải là thực tế rằng ngay cả trong trường hợp này, không ai trên thế giới quyết để thực hiện các hành động khiêu khích quân sự chống lại Nga. Rằng để rồi Nga lại bù lu bù loa lên tuyên truyền về “vòng vây của kẻ thù và bọn ghen tị”, một phía, và “Nga không đáng tin cậy, không nên làm việc với nó ” – ở các phía khác.

Liên Xô, mà chúng ta muốn được như nó trước đây, về khả năng duy trì một chính sách đối ngoại hiếu chiến mạnh mẽ trên thế giới, các đồng minh của nó đã luôn luôn có. Thì cứ cho rằng các đồng minh đó thường là “mua”.

Có rất nhiều cụm từ dễ nhớ mà ông Churchill đã từng nói dạng như: “Trong chính trị, không có bạn bè và kẻ thù vĩnh viến, chỉ có lợi ích vĩnh viễn”. Nhưng trong thế kỷ XXI một quốc gia, mà bị cô lập, có lẽ cam chịu tụt hậu trong phát triển. không chắc rằng mục tiêu cụ thể này có thể gọi là mối quan tâm thường xuyên của chúng ta.

Nguyễn Vinh (theo gazeta.ru)


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Có 1 phản hồi cho bài viết “Hãy nói cho tôi ai là bạn của chúng ta?”:

  1. Ng quang viết:

    Chuyến thăm Moscow của tt Pháp mà Nga tưởng như lấy lại được sự gần gui vquan hệ với phương tây chỉ là mơ hồ phát biểu của tt Pháp là rất ro quan điểm đó là chi thúc dục và hợp tác vói Nga chống is nhưng đồng thời cungz cảnh báo Nga trong việc mượn cớ chống khủng bố mà tấn công lực lượng đối lập ở sirya và dồng thời cungz đừng vì sỉya mà giả vờ quên đi việc thực triệt hiệp định Minsk và tt Pháp cũng nói thẳng là dù Nga có cố tình níu kéo thì tt Sỉya Asaad cũng phải ra đi ,nói tóm lại Nga chẳng được gì dù đa kỳ vong vào chuyến thăm của tt Pháp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề