Giấc mơ Ukraina biến thành cơn ác mộng đối với nước Nga

Bài báo của tác giả VAHRAM AGHAJANIAN đăng trên tạp chí “Chính sách đối ngoại”, Mỹ

Kế hoạch điện Kremlin làm suy yếu Ukraina đã cho kết quả ngược lại: Ukraina đang dần đạt được sức mạnh, còn Nga đang  dần suy yếu.

Cho dù mục tiêu chung của Tổng thống Nga Vladimir Putin khi can thiệp vũ trang ở Syria có thế nào đi chăng nữa, thì TT Putin đã có thể  lái tâm điểm chú ý của thế giới ra khỏi chủ đề Ukraina. Trong bài phát biểu nửa giờ  tại Liên Hợp Quốc, ông chỉ dành một phút nói về cuộc xung đột tại Ukraina. Chủ đề chính của bài phát biểu đã chuyển sang vai trò xây dựng của Nga ở Trung Đông  thay vì Ukraina.

Chiến tranh và vị thế của nước Nga.

Những diễn tập tu từ như vậy hoàn toàn không cò gì đáng ngạc nhiên. Cuộc chiến tranh mà Kremlin tiến hành ở Ukraina đã cuốn Kremli đi vào một vũng lầy. Về mặt quân sự, cuộc chiến đã rơi vào thế bế tắc. Điều này xảy ra trong điều kiện chênh lệch rất lớn về tiềm năng quân sự giữa Nga và Ukraina, tương đương với khẳng định thắng lợi nghiêng về Kiev. Xét về ý thức hệ, cuộc chiến tranh coi như đã thất bại. Bởi vì trên thực tế niềm hy vọng của điện Kremlin biến miền  Đông nam của Ukraina thành “Nước Nga mới”  đã  sụp đổ và rất có thể sẽ là vĩnh viễn.

Xét về phương diện kinh tế, chiến tranh và sự chiếm đóng Crimea và Donbass gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho Liên bang Nga. Nền kinh tế chưa nói đến những cuộc phưu lưu này, cũng đã phải chịu những cú sốc mạnh do giá cả nhiên liệu giảm trên toàn thế giới và các biện pháp trừng phạt của phương Tây. Về mặt xã hội, cả hai khu vực Crimea và Donbass đang trên bờ vực của một thảm họa nhân đạo, mà người  bị kết tội chính  là Moscow. Kết cục là các kế hoạch của điện Kremli làm suy yếu Ukraina đã cho kết quả ngược lại: Ukraina đang dần mạnh lên còn Nga ngày càng suy yếu.

Do đó, thời gian đang nghiêng về phía Ukraina và phương Tây. Một khi quân đội Ukraina được tăng cường, và phương Tây có thể áp đặt các biện pháp trừng phạt mới, Liên bang Nga sẽ khó có thể tăng cường các cuộc đối đầu. Thật trớ trêu, cuộc chiến tranh ở miền Đông của Ukraina mà  thất bại đã được dự đoán trước, ngày hôm nay lại chính là đòn trói chặt  hành động hiếu chiến của Moscow, hiệu quả hơn bất kỳ một kế hoạch nào mà phương Tây có thể vạch ra để đối phó với Nga.

Xét về toàn diện, uy tín của tổng thống Putin đối với cử tri dựa vào khả năng của ông dần dần nâng cao mức sống của toàn dân và điều này là một lợi thế của chế độ chuyên chế của ông. Nhưng người Nga với các mức thu nhập khác nhau ngày nay buộc phải thắt lưng buộc bụng. Theo IMF, các biện pháp trừng phạt đã làm GDP giảm 9%. Sau cuộc xâm lược của Nga ở Crimea vào tháng Hai năm 2014 rúp mất giá 50%. Nếu quy đổi theo đồng đô la, GDP của Nga vào cuối năm 2015 có thể giảm xuống còn 1,2 nghìn tỷ USD, trong khi năm 2013 lên tới 2,1 nghìn tỷ USD. Cũng lấy đồng  USD làm chuẩn để so sánh thì nền kinh tế Nga đã tụt xuống 4 bậc từ vị trí thứ 9 xuống vị trí thứ 13 các nước có GDP lớn nhất thế giới. Nhiều chuyên gia giỏi của Nga đang rời khỏi đất nước do không hài lòng với quyền lực độc tài, tham nhũng và sự thiếu quan tâm đến hiện đại hóa.

Chiếm Donbass, Crimea những hệ quả.

Trong khi đó vấn nạn kinh tế và xã hội ở Donbass do Nga điều khiển càng ngày càng gia tăng, khu vực này hầu như bị cách ly, phong tỏa. GDP của khu vực đã giảm 80%. Phần lớn các cơ sở hạ tầng, tài chính ngân hàng và hệ thống hành chính đều ở trong tình trạng đổ nát. Nhiều khu vực thiếu gas, điện, nước. Tỷ lệ thất nghiệp khổng lồ, mặc dù con số chính xác chưa được thống kê. Phần lớn các chuyên viên lành nghề và sinh viên tốt nghiệp trở thành những người tị nạn, chạy khỏi vùng Donbass ra nước ngoài tìm kiếm cuộc sống tốt hơn.  Lạm phát tăng cao đi đôi với nghèo đói và bạo lực.

Miền đông Ukraina với  dân số khoảng ba triệu người hiện sống trong vùng ảnh hưởng của Nga và luôn hy vọng rằng Nga sẽ đáp ứng nhu cầu xã hội cơ bản cho họ. Nước Nga đồng thời cũng phải đối mặt với sự gia tăng tội phạm trong các nước cộng hòa tự xưng DNR và NLR.

Đồng thời, do sự sụp đổ của nền kinh tế, nạn buôn lậu từ Nga và Ukraina vào Donbass ngược lại đã trở thành một trong những nguồn thu nhập lớn và ổn định nhất dẫn đến sự xuất hiện các doanh nhân tội phạm được tập trung trong cơ cấu quyền lực của cả hai nước cộng hòa tự xưng. Nó là mối đe dọa cho sự lây lan của tội ác và sự bất ổn trong khu vực sang các vùng lân cận của Nga. Theo thống kê của Bộ Tư pháp Nga chỉ ra những vùng có chung biên giới với khu vực Donbass tội phạm ngày càng gia tăng.

Ngoài ra cũng cần phải bổ sung thêm những  chi phí về kinh tế liên tục phát sinh bởi sự hiện diện của liên bang Nga tại Ukraina. Vào tháng Chín, những người biểu tình từ người thiểu số Tatar ở Crimea đã đơn phương áp đặt lệnh phong tỏa đối với Crimea: Cấm xe tải và các đoàn tàu hỏa ra vào bán đảo này. Vào ngày 22-9 Ukraina đã thông báo họ sẽ bắt đầu một vụ kiện quốc tế để đòi được bồi thường 50 tỷ đô la mỹ do Nga đã chiếm đoạt tài sản và tiền bạc ở Crimea, cũng như những thiệt hại do vũ khí và binh sĩ người Nga gây ra. Cũng giống Yukos đã thắng kiện Chính phủ Nga, Tòa án Quốc tế có thể ra phán quyết phần thắng thuộc về Ukraina dẫn đến sẽ gây thiệt hại rất lớn cho nền kinh tế Nga.

Mặc dù chậm nhưng Ukraina ngày càng chắc chắn và tự tin

Để đảm bảo một giải pháp hòa bình lâu dài, ưu tiên của phương Tây là tiếp tục gây áp lực lên Nga. Nhưng sẽ là một sai lầm nếu  bắt buộc Ukraina phải nhượng bộ lớn để đổi lấy hòa bình bằng mọi giá. Nếu trước đó ý đồ của điện Kremlin đẩy Ukarine xuống vực và kéo theo cả nước Nga thì Ukraina vẫn đang từng bước thực hiện cải cách kinh tế, xã hội và hệ thống chính trị trong khi vẫn xây dựng thể chế dân chủ, tự do báo chí và một xã hội dân sự đang hoạt động. Ukraina đã khôi phục lại trật tự trong lĩnh vực ngân hàng, cắt giảm trợ giá về năng lượng và theo dự kiến GDP sẽ tăng trưởng dương trong năm 2016. Đây là một thành tựu to lớn kể từ khi nền kinh tế sụt giảm nghiêm trọng lên đến 20% trong năm 2014-2015.

Hai ngành giáo dục và cảnh sát đã đạt được thành tựu rất lớn về cải cách. Hiện người ta đang tranh luận gay gắt về phân cấp quyền lực và nó có thể sớm trở thành hiện thực. Tham nhũng và các tòa án là một vấn đề lớn, hóc búa đối với Ukraina, nhưng chắc chắn sẽ có một số thành công khi Cục Chống tham nhũng Quốc gia và Văn phòng Công tố viên sẽ bắt đầu đi vào hoạt động vào cuối năm 2015. Nếu văn phòng công tố hoạt động độc lập tất nhiên sẽ có sự thành công rất lớn.

Có một lập luận quan trọng nhất được đưa ra nhằm chống lại việc duy trì các cơ chế trừng phạt và chống lại các đòi hỏi về những nhượng bộ từ phía Nga. Đó là, để trả đũa cho những quan điểm cứng rắn của phương Tây, Moscow có thể tăng cường leo thang cuộc chiến ở Ukraine và điều này sẽ tạo ra các vấn đề mới của thế giới.

Tuy nhiên, trên thực tế tất cả diễn ra hầu như ngược lại. Cuộc tấn công mặt đất khó có cơ hội thành công, vì các lực lượng vũ trang Ukraina không ngừng được củng cố. Ngày nay, các đơn vị quân đội với 40000 binh sĩ được trang bị đầy đủ và do những sĩ quan dày dạn kinh nghiệm trong chiến trận chỉ huy. Lực lượng quân sự Ukraina giám sát và bố phòng nghiêm ngặt toàn bộ trên đường tiếp xúc với khu vực Donbass đang bị chiếm đóng. 350 xe tăng và hàng trăm khẩu pháo hạng nặng trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu cùng với máy bay do thám do Ukraina tự chế tạo rất hiệu quả trong việc theo dõi, giám sát sẽ bảo vệ lãnh thổ trước những sự kiện đột ngột.

Tóm lại toàn đất nước đang sẵn sàng chống lại cuộc xâm lược từ phía Đông và bất kỳ cuộc chinh phục lãnh thổ nào sẽ dẫn đến cái chết của hàng ngàn người dân Nga cũng như các phần tử ly khai thân Nga. Có nhiều báo cáo nói rằng trong hàng ngũ của những kẻ ly khai tinh thần chiến đấu đang suy sụp rõ rệt,  rõ ràng  họ đang bị mắc kẹt trong cuộc xung đột đóng băng lâu dài. Thời gian tốt nhất để tấn công Ukraina đó là vào mùa xuân năm 2014, khi chính phủ và lực lượng vũ trang trong tình trạng hỗn loạn và lũng đoạn. Trong khi hiện tại Nga đang bị mắc kẹt không thể thực hiện cuộc xâm lược quy mô lớn.

Nếu Nga tổng tấn công vào các thành phố của Ukraina phương Tây sẽ đưa ra các lệnh trừng phạt mới sâu rộng hơn và Moscow sẽ rơi vào một cuộc chiến tranh thứ hai. Chiến tranh Hybrid sẽ giảm thiểu những rủi ro và thiệt hại đối với Nga nhưng khi công khai xâm lược chắc chắn Nga sẽ phải trả giá đắt hơn gấp nhiều lần về kinh tế và nhân mạng. Nếu Nga công khai tấn công bằng quân sự họ sẽ có thể bị loại ra khỏi hệ thống thanh toán quốc tế: Cắt SWIFT. Biện pháp này có thể hủy diệt nền kinh tế Nga. Phương Tây vẫn đang bàn thảo về chủ đề này và có thể sẽ được áp dụng đối với Nga. Điện Kremlin sẽ phải đối mặt với những hậu quả tiêu cực ở trong nước. Xã hội Nga ủng hộ cuộc đấu tranh ly khai ở Donbass, nhưng với số đông áp đảo chống lại can thiệp quân sự trực tiếp của Nga vào Ukraina. Chả thế mà bộ máy tuyên truyền của Nga luôn cố tình che giấu trước công chúng thực tế sự hiện diện quân sự của Nga ở Ukraina và thiệt hại đáng kể trong quân đội. Đồng thời uy tín và sự ủng hộ từ các tầng lớp chính trị Nga đối với tổng thống Putin sẽ bị tổn thương. Các nhóm dân tộc cực đoan đã coi sự chối bỏ “dự án Nước Nga mới” như một sự phản bội lợi ích của Nga.

Nhìn chung, chiến dịch quân sự của Moscow ở miền Đông của Ukraina đã kéo Liên bang Nga xuống đáy. Bước nhảy tạm thời trong sự nổi tiếng của các nhà lãnh đạo Nga được cân nhắc với chi phí cho việc mở rộng và gánh nặng kinh tế của cuộc xâm lược. Vì vậy, dễ hiểu tại sao Putin có thể tìm cách rút ra khỏi dự án Ukraina. Có một nhân vật mà đã tham dự cuộc điện đàm giữa Tổng thống Pháp Francois Hollande, Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Ukraina Petro Oleksiyovych Poroshenko và Putin vào ngày 2 tháng 9, nói rằng tổng thống Nga tham dự hội điện đàm một cách miễn cưỡng và không nắm vững chi tiết các mục thảo luận trong các cuộc tranh luận. Thay vào đó, ông phàn nàn rằng Ukraina không mua khí đốt của Nga khi Nga bán với mức giá thấp hơn so với châu Âu và các nhà cung cấp khác.

Mục tiêu, nhiệm vụ của phương Tây và Ukraina

Đối với phương Tây, hoàn cảnh khó khăn của Putin ở miền Đông Ukraina và sự nguy hiểm của việc can thiệp vào Syria – đó là những tin tức có giá trị. Chính sách đối ngoại của Nga dựa trên một nền tảng của kinh tế và chính trị ọp ẹp và phương Tây chỉ cần  đơn giản là khoanh những lộn xộn ở trong vùng Donbass để cho điện Kremlin trở nên cởi mở và dễ bị thỏa hiệp hơn. Có thể  Kremlin đã đẩy Liên bang Nga vào ngõ cụt và phương Tây cũng chỉ cần duy trì hiện trạng như vậy.

 Phương Tây phải theo đuổi hai mục tiêu:

Thứ nhất, phương Tây phải đảm bảo chủ quyền, sự ổn định và thúc đẩy cải cách ở Ukraina. Đó cũng là những gì mà đất nước Ukraina đang thực hiện.

Thứ hai, phương Tây phải duy trì biện pháp trừng phạt mạnh mẽ chống lại Nga cho đến khi tất cả quân đội và vũ khí hạng nặng của Nga phải được rút ra khỏi miền Đông của Ukraina.

Một điều không kém phần quan trọng là Hoa Kỳ và châu Âu phải buộc Nga  cung cấp viện trợ để duy trì  kinh tế và xã hội cho ba triệu công dân Ukraina, những người hiện đang dưới quyền kiểm soát của Nga. Đồng thời, các nhà lãnh đạo ở Kiev nên nói rõ cho công dân của họ ở Donbass rằng Ukraina sẵn sàng giúp đỡ họ, nhưng điều đó chỉ xảy ra khi Nga không còn hiện diện tại đó. Trước đó Ukraina và phương Tây phải làm tất cả để bắt buộc Nga phải bồi thường cho người dân ở Donbass do những thiệt hại mà nước Nga đã gây ra cho họ.

Phương Tây trong chính sách của mình làm sao phải tránh cho Ukraina không phải một mình đảm đương gánh nặng kinh tế trong việc phục hồi của Donbass, ngay cả khi Nga rút tất cả quân đội, vũ khí và cơ sở của họ. Các chi phí cần được chia sẻ giữa Nga (thủ phạm chính của sự phá hủy), Ukraina (nạn nhân của cuộc xâm lược) và cộng đồng quốc tế. Đóng góp của Nga có thể được coi là cử chỉ nhân đạo nhằm phục hồi uy tín của Kremlin trong việc hồi sinh Donbass và để cứu người dân khỏi thảm họa.

Lần đầu tiên kể từ khi Nga sáp nhập Crimea, Ukraina và phương Tây đã dành được thế áp đảo. Họ nên tận dụng điều này và bắt buộc Liên bang Nga đồng ý về một nền hòa bình thực sự ở Ukraina. Nếu phương Tây có một lập trường cứng rắn, Moscow sẽ đưa ra một quyết định cuối cùng chính xác và kết thúc cuộc chiến với Ukraina.

Ng. H. L, theo  oximity.com


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Có 4 phản hồi cho bài viết “Giấc mơ Ukraina biến thành cơn ác mộng đối với nước Nga”:

  1. Cao Nam viết:

    Bài viết hay, sâu, toàn diện và khách quan. Xin thêm rằng, rất tự nhiên, cực điểm sẽ rời vào chu kỳ suy. Uy tín Kremli sẽ tỉ lệ thuận với khó khăn về kinh tế, đời sống của người dân, và vấn đề này cũng rất đúng với giới tài phiệt cùng những chiến binh đang vất vả không phải vì mục đích cao cả, chính danh. Thời gian sẽ là sự ứng nghiệm.

  2. Hương viết:

    Tác giả bài viết hình như hơi đãng trí khi chỉ nhớ chỉ số sụt giảm GDP và lạm phát của Nga mà quên béng những chỉ số tương tự của Uk (đều cao hơn Nga nhiều), cũng như quên mất chính quân chính phủ là người vác xe tăng súng cối đến nã pháo vào dân thường muốn ly khai ở miền đông – hành động chắc chắn sẽ bị chính quyền Mỹ rêu rao là diệt chủng nếu chính phủ không thân phương tây. Đãng trí là bệnh phổ biến ở tuổi già, người đãng trí nên ở nhà chơi với con cháu, không nên lạm bàn tình hình chính trị kinh tế thế giới kẻo sẽ đưa ra những góc nhìn lệch lạc như thế này đây ^^

    1. Winson viết:

      Ukraina được phương tây hỗ trợ kinh tế đủ bù vào thiệt hại, nên thiệt hại kinh tế không đáng kể, trong khi đồng minh của Nga là TQ đã ký hợp đồng khí đốt mà vẫn chưa thật hiện và đang chiếm lấy thị phần kinh tế ở các khu sân sau của Nga, cùng với giá dầu khí sụp giảm + trừng phạt thì Nga sẽ sụp đổ như Liên Xô trước đây, có thể sẽ có đảo chính hòa bình khi Putin tiếp tục tái nhiệm tổng thống (thủ phạm đang tạo ra sự nghèo đói ở Nga và lân cận).

  3. Trường giang viết:

    Chính quyền phát xít KIEV phần lớn bị bệnh hoang tưởng và loạn ngôn .Còn tác giả bài báo này thì ở trên trời chưa xuống mặt đất . Chính xát hơn là theo chủ nghĩa bầy đàn , con này sủa thì con kia cũng sủa theo mà thôi ! Cái bánh vẽ của phương Tây và Mẽo dành cho UKR thì chưa dừng lại ở đây , vẫn  còn và nhiều nữa .. . Nhục ! Nhuc ! Nhục lắm !… Còn nước Nga và dân tộc Nga vĩ đại , mãi mãi là một
    siêu cường !!!

Trả lời Winson Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề