Cuộc chiến chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ dầu mỏ đang bước vào một cấp độ mới

 

Evghenhi Platon

Evghenhi Platon

Arabia Saudi đang thành lập hạm đội các tàu chở dầu lớn nhất thế giới. Các công ty của Arabia Saudi  Apicorp và  National Shipping đang xây dựng hạm đội lớn nhất thế giới gồm các tàu chở dầu  để đảm bảo kế hoạch của vương quốc  tăng xuất khẩu dầu thô. Đây là tuyên bố của Bộ trưởng Bộ Năng lượng của Ả Rập Saudi, Khalid al-Falih.

– Công ty dầu khí nhà nước Saudi Aramco, với công suất vận chuyển khoảng 20% của tất cả hàng hóa dầu trên thế giới, cần  bổ sung  thêm tàu chở dầu để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vận tải dầu  của Arabia Saudi  – al-Falih cho biết.

Theo al-Falih, Apicorp và Bahri đã thành lập một quỹ đầu tư với số tiền là 1,5 tỷ  $  để tăng cường cho hạm đội tầu chở dầu thêm 15 tàu chở dầu cỡ lớn – Very Large Crude Carrier (VLCC) lớp 3.

“Sở hữu thêm 15 chiếc tàu chở dầu cỡ lớn đã biến đổi Bahri, công ty với hơn 45 tàu chở dầu cỡ lớn, trở thành công ty vận chuyển dầu mỏ lớn nhất thế giới” – vị Bộ trưởng Saudi tuyên bố.

Hiện tai, theo số liệu của Clarkson Research Services, chủ sở hữu  của hạm đội tàu biển hạng nặng và siêu nặng lớn nhất thế giới là công ty Trung Quốc China Merchants Group, sở hữu 53 chiếc tầu như vậy.

Ả-rập Xê-út là một trong những nhà xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới, và theo công bố  ngày 12 tháng bảy của OPEC, chỉ số khai thác dầu mỏ của nước này đang gần tới mức kỷ lục.

Hơn nữa, trước đó,  các đại diện của ngành công nghiệp dầu SA đã công bố dự  định tăng sản lượng khai thác lên 20% so với mức kỷ lục hiện nay. Chắc chắn, điều đó sẽ  làm cho cuộc cạnh tranh nhằm chiếm lĩnh thị trường dầu mỏ ở châu Âu càng thêm khốc liệt. Và càng làm cho triển vọng phát triển kinh doanh sản phẩm này của Nga ở đó trở nên ảm đạm.

Trong khi đó, các chuyên gia của ngân hàng Thụy Sĩ UBS đã đưa ra dự báo về giá dầu mỏ: trong 3 tháng tới giá có thể giảm xuống dưới $ 40 một thùng.

Trong lịch sử, nền kinh tế của Liên Xô trong những năm 80-90 của thế kỷ trước, cũng giống như nước Nga hiện nay, với nguồn thu nhập chính  từ xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt, đã bị sụp đổ hoàn toàn khi mà giá năng lượng sụt giảm.

Trong tình hình hiện nay, ngoài việc giảm giá, nước Nga còn phải đối mặt với sức ép cạnh tranh rất lớn trên thị trường dầu mỏ và khí đốt châu Âu trước các đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ như Saudi Arabia, Mỹ, Iran, Iraq, Kuwait và Australia.

Nền kinh tế Putinomics còn có khả năng trụ được bao lâu nữa trong những điều kiện này  – chúng ta hãy chờ xem.

Bài viết của nhà báo, nhà kinh doanh Nga Evghenhi Platon.

Ng. U Quốc chuyển ngữ  theo nguồn http://obozrevatel.com


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề