David Kramer – về những thách thức mà Ukraina và phương Tây phải đối mặt sau hai năm diễn ra sự kiện euromaidan,
Trong những tuần gần đây, Ukraina đã phải đối mặt với những trở ngại lớn nhất của công cuộc cải cách sau hai năm trôi qua kể từ euromaidan. Cả nước đã bị rung chuyển bởi một số vụ tham nhũng, trong đó, theo báo cáo chưa được kiểm chứng, có những vụ dính lứu tới những nhân vật thân cận với tổng thống Poroshenko, còn tổng thống phủ nhận điều này. Chính phủ Ukraina đã thông qua một ngân sách cho phép có thể chờ đợi đợt phân bổ viện trợ tài chính tiếp theo.
Chính phủ của Thủ tướng Yatsenyuk đã tránh được việc bị buộc phải từ chức vào 16 tháng 2 – một phần do phe đối lập trong quốc hội, được những đầu sỏ chính trị hậu thuẫn mạnh mẽ, và cũng do sự miễn cưỡng của Petro Poroshenko không muốn ảnh hưởng đến cuộc cải cách mới được bắt đầu. Tuy nhiên, hai đảng then chốt trong Liên minh ủng hộ tổng thống – Đảng “Tổ quốc” và “Samopomich” đã chính thức rời bỏ Liên minh.
Cuộc chiến tranh ở miền Đông của Ukraina, do Moscow châm ngòi và hỗ trợ đang biến thành một cuộc xung đột bị đóng băng. Mặc dù trên thực tế các hành động quân sự tích cực trong những tháng gần đây đã đi vào suy giảm, nhưng có rất ít dấu hiệu cho thấy điện Kremlin từ chối mục tiêu chính của chính sách đối ngoại của mình: ngăn chặn hội nhập của Ukraina vào cơ cấu chính trị, các tổ chức và cơ cấu an ninh của phương Tây.
Moscow cũng từ chối xem xét lại việc thôn tính bất hợp pháp Crimea. Một năm đã trôi qua kể từ khi ký kết thỏa thuận Minsk, nhưng số phận của thỏa thuận “Minsk – 2”, mà mục đích là để chấm dứt cuộc chiến giữa Kiev và ly khai do Moscow hậu thuẫn, là chưa rõ ràng. OSCE liên tục đổ lỗi cho người ly khai vi phạm thỏa thuận hòa bình, cũng như thực tế là họ không rút vũ khí hạng nặng ra khỏi ranh giới theo quy định của thỏa thuận, và không trả lại quyền kiểm soát biên giới cho Ukraina.
Chính phủ Ukraina, đáp lại, đã không có đủ số phiếu trong quốc hội trong cuộc bầu chọn cho việc sửa đổi những điểm chính, quan trọng trong hiến pháp để thực hiện “Minsk – 2”.
Những sửa đổi về hình thức sẽ giúp phân cấp quyền lực và cung cấp cho lực lượng ly khai ở miền đông Ukraina vai trò chính trị mà sẽ cho phép nước Nga có chỗ đứng và sự hiện diện thường xuyên ở Ukraina.
David Kramer, (David J. Kramer), cựu trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về vấn đề dân chủ và nhân quyền, hiện tại ông giữ chức giám đốc cao cấp về vấn đề nhân quyền và các quyền tự do dân chủ của Viện McCain, rất quen thuộc với các vấn đề của Ukraina. Trong bốn năm qua, ông là chủ tịch của tổ chức nhân quyền quốc tế Freedom House, và trong hai năm qua đã thường xuyên thăm Kiev trong thành phần của các đoàn đại biểu chính thức của Hoa Kỳ.
Phát biểu tại Washington vào ngày 18 tháng 2 tại Hội đồng kinh doanh “Ukraina-Mỹ”, ông nhấn mạnh hai luận chứng quan trọng: Thứ nhất – kết luận cho rằng phần lớn trách nhiệm cho sự ngưng trệ của các thỏa thuận Minsk thuộc về Kiev là không tương ứng với thực tế, và thứ hai – hoàn toàn đúng khi quy trách nhiệm cho chính phủ Poroshenko trong việc không tiến hành cải cách nền kinh tế.
Kramer nhấn mạnh rằng, ngày hôm nay, một số nước châu Âu, đặc biệt là Pháp và Đức, muốn khôi phục quan hệ kinh doanh với Nga và chấm dứt các biện pháp trừng phạt áp đặt chống lại Nga vì sự xâm lược của Nga ở Ukraina.
Theo ông, những nước này không muốn đổ lỗi cho sự ngưng trệ của các thỏa thuận Minsk cho Moscow. Tuy nhiên, một số người tham gia trong các cuộc tranh luận tại Washington cũng nói rằng Kiev chưa thực sự bảo vệ tốt quan điểm của mình.
David Kramer cũng chỉ ra một khiếm khuyết nghiêm trọng trong các thỏa thuận Minsk, như việc thiếu đề cập đến sự sáp nhập của Crimea vào Nga.
Chìa khóa để hội nhập của Ukraina vào châu Âu, theo ông, đó là việc hoàn thiện các tổ chức công cộng, xã hội dân sự và các quy định của pháp luật.
Ông đã đưa ra đề nghị năm điểm, có thể đóng góp vào việc thúc đẩy cải cách ở Ukraina. Đó là:
- Đầu tiên, phương Tây nên đưa ra những tiêu chí rõ ràng là họ mong đợi những kết quả gì từ cuộc cải cách ở Ukraina.
- Thứ hai, các cơ quan thực thi pháp luật của Mỹ, trước tiên là FBI và Sở Tư pháp phải hỗ trợ tích cực cho các nhà chức trách Ukraina trong việc điều tra các vụ án liên quan đến tham nhũng.
- Thứ ba, chính phủ Mỹ nên điều tra tính hợp pháp của nguồn vốn của các đầu sỏ chính trị Ukraina, được lưu trữ trong các ngân hàng Mỹ.
- Thứ tư – Luật về cái gọi là “Magnitsky List”, trong đó phần liên quan đến Nga, cần phải được thực thi và ứng dụng đối với những hành vi vi phạm pháp luật tại Ukraina.
- Cuối cùng, chuyên gia người Mỹ khuyên rằng Hoa Kỳ cần phải chấm dứt cá nhân hoá quan hệ với Ukraina, bằng cách ủng hộ một số lãnh đạo riêng lẻ, hoặc ủng hộ những ai có đường lối cải cách rõ rệt.
Nói chung, theo David Kramer, phương Tây đã không tức thời phản ứng với tình hình Ukraina. Một mặt, ông đã ca ngợi công việc của Phó Tổng thống Biden trong quan hệ công việc của mình với các nhà lãnh đạo Ukraina. Mặt khác – đã chỉ trích sự thiếu rõ ràng của ông Obama về tương lai của Ukraina. (Kramer cho rằng Obama sẽ thăm Havana, tuy nhiên, trong nhiệm kỳ tổng thống của mình, ông đã không đến thăm ở Ukraina)..
Tuy nhiên, nói chung, triển vọng phát triển dân chủ, sự ổn định và phát triển của nền kinh tế của Ukraina không phải là vô vọng, David Kramer kết luận. Phương Tây có lợi ích chính trị, kinh tế, và quan tâm đến sự thành công của Ukraina. Chuyến thăm của Tổng Poroshenko tới Washington vào cuối tháng Ba sẽ là một cơ hội tuyệt vời cho việc nối lại các cuộc cải cách ở Ukraina.
Nguyễn Hoàng Lân chuyển ngữ theo golos-ameriki.ru
- 25 năm sau sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết: «Không thể đánh lừa lịch sử»
- Người dân Ukraina đã thay đổi như thế nào sau Maidan?
- Kiev đã phá đòn bẩy có thể gây sức ép cuối cùng của Kremlin
- Tăng cường khai thác dầu khi: chính sách năng lượng của Trump đang đe dọa nước Nga
- Hiện tại Liên bang Nga đang có những vấn đề tương tự như dưới thời Liên Xô - A. Kudrin
- Nguyên nhân thông thường của chiến tranh dưới góc nhìn kinh tế
Trả lời