Bài viết và bài phỏng vấn của Alex Grigoriev – nhà báo, chuyên viên về các vấn đề về quan hệ quốc tế, quốc phòng, an ninh, tình báo, khủng bố và chủ đề hạt nhân.
Giáo sư Sergei Plokhii – về nguyên nhân và hậu quả của sự sụp đổ nhanh chóng của một trong những siêu cường
Sergey Plokhi, giáo sư tại Đại học Harvard, (Serhii Plokhii, Viện Nghiên cứu Ukraina tại Đại học Harvard), tác giả của nhiều cuốn sách, trong đó có cuốn sách ra đời vào năm 2014 “The Last Empire: Những ngày cuối cùng của Liên Xô”, đã nhận được một số giải thưởng chuyên nghiệp. Nhà sử học tin rằng sự sụp đổ của Liên Xô mang tính quy luật, bởi vì tiếp theo là quá trình tan rã chưa đến hồi kết của đế chế Nga.
Alex Grigoriev: Sự sụp đổ của Liên Xô – một trong những bí ẩn lớn nhất của thế kỷ 20. Liên Xô là một trong hai siêu cường, với các lực lượng vũ trang và hệ thống an ninh mạnh nhất, kho vũ khí hạt nhân lớn nhất, phong trào bất đồng chính kiến là yếu và không gây nguy hiểm cho chế độ. Tuy nhiên, Liên Xô đã sụp đổ chỉ trong vài ngày. Vậy thì lý do cho sự sụp đổ của Siêu cường này là gì?
Sergey Plokhi: Sự tan rã của Liên Xô là một phần của một quá trình mà được bắt đầu sau Thế chiến I – quá trình của sự sụp đổ của những quốc gia đa sắc tộc, hay đơn giản hơn, các Đế chế. Một số trong những Đế chế này đã bị xóa xổ sau chiến tranh thế giới thứ nhất – Đế chế Ottoman, Áo-Hungary… Và những người Bolshevik đã có thể duy trì quyền kiểm soát một phần lớn Đế quốc Nga bằng cách không chỉ thông qua bạo lực, mà còn thông qua những biện pháp mạnh hơn, theo ý kiến của tôi, đó là chính sách hứa hẹn một tương lai tưới sáng đối với các dân tộc và các bộ tộc thiểu số. Trong thực tế, Liên Xô là nhà nước đầu tiên mà ở đó thịnh hành chủ nghĩa dân tộc và tồn tại nhà nước đa sắc tộc. Có vẻ như vấn đề dân tộc được giải quyết và có thể đánh lừa được lịch sử, nhưng Liên Xô cho đến cuối thế kỷ XX cũng buộc phải đi theo con đường của người Bồ Đào Nha, Anh, Pháp và các đế quốc khác – đó là, thế kỷ XX là thế kỷ của sự sụp đổ của các quốc gia đa sắc tộc và hình thành trên đống đổ nát đó những quốc gia thiên về chủ nghĩa dân tộc.
Trong bối cảnh của Liên Xô lúc đó, đã có một nỗ lực cải cách, mà nguồn tư tưởng và đạo đức chính trong đó là cải cách mang tên “Mùa xuân Praha”, đó là năm 1960. Ý tưởng của cải cách đó là kinh tế và chính trị cần phải được phát triển cùng một lúc: ở Trung Quốc lúc đó đã diễn ra một cuộc cải cách khác – cải cách kinh tế mà không đi kèm cải cách chính trị, còn ở Liên Xô, những điều này là liên quan đến nhau. Khi Gorbachev đưa ra các yếu tố đầu tiên của đường lối vận động dân chủ, các lực lượng đầu tiên mà có thể được huy động là các phong trào dân tộc. Các phong trào này, nhìn bề ngoài, có vẻ yếu đuối, số mà bất đồng chính kiến là số ít, nhưng nếu bạn nhìn vào các thành phần tù nhân chính trị trong các trong các trại cải tạo lao động dưới những hình thức khác nhau, thì tỷ lệ phần trăm của các dân tộc thiểu số – bao gồm cả các nước Baltic, người Do Thái, người Ukraina, và v.v – lại rất lớn, so với số lượng bất đồng chính kiến trong các dân tộc Nga.
Tuyên truyền dân chủ không thích hợp với một quốc gia đa sắc tộc. Với một quốc gia như thế thì “chất keo” chính đó là sức mạnh: sức mạnh quân sự, sự đàn áp chính trị, v.v..
Các nhà nước đa quốc gia được xây dựng trên cơ sở này, đã không thể tồn tại.
A.G.: Trong các cuộc tranh luận chính trị ở Nga, nhiều người đưa ra quan điểm chung rằng Liên Xô sụp đổ là “do bàn tay của người Mỹ”. Nước Mỹ đã phản ứng ra sao trước ý tưởng làm cho Liên xô sụp đổ?
S.P.: Hoa Kỳ coi sự sụp đổ của Liên Xô là sự kiện rất xấu. Họ không muốn sự sụp đổ. Mô hình lý tưởng hơn cả là sự xắp xếp lại format của thế giới, trong đó vẫn tồn tại một cộng đồng giữa Mỹ và Liên Xô, tức là sự trở lại với ý tưởng của Hội nghị Yalta, nơi nó, trong khuôn khổ nghị quyết của Liên Hiệp Quốc, thế giới được bảo toàn một cách tổng thể. Còn sau đó – trong những năm 1990-1991 – khi xảy ra khủng hoảng kinh tế rõ rệt tại Liên Xô, rồi cuộc khủng hoảng chính trị, khi không rõ liệu Gorbachev có giữ được chính quyền hay không – đã có ý tưởng nhằm bảo vệ Liên Xô như là một thành viên trên trường quốc tế. Nhưng điều chính là nỗi sợ hãi trước các cuộc xung đột sắc tộc, nỗi sợ hãi chiến tranh, rồi chiến tranh giữa các nước cộng hòa có vũ khí hạt nhân, rồi sự phát tán vũ khí hạt nhân.. Đây là những ưu thế chính trong quan hệ giữa Mỹ và Liên Xô và Đông Âu vào lúc này.
Vào thời điểm đó đã xảy ra những cuộc tổng động viên trong các cộng đồng dân Baltic, Ukraina, các cộng đồng Đông Âu tại Hoa Kỳ. Những cộng đồng thiểu số đó đã vận động thông qua Quốc hội và Thượng viện để gây áp lực đối với Nhà Trắng. Và cuối cùng, chính phủ Mỹ đã thực hiện – theo quan điểm của mình – một quyết định mang tính thỏa hiệp: các nước cộng hòa Baltic có thể ly khai, nhưng Liên Xô cần phải được lưu lại toàn vẹn. Tổng thống Bush ngày 01 Tháng Tám 1991 bay tới Kiev từ Moscow, phát biểu trước quốc hội Ukraina và nói rằng Hoa Kỳ sẽ không hỗ trợ cái gọi là “chủ nghĩa dân tộc tự sát.” Quan điểm này vẫn còn hiệu lực cho đến cuối tháng 11 năm 1991: nó đã trải qua cuộc đảo chính tháng tám, thông qua tình trạng tồn ại trên thực tế hai chính phủ tại Moscow sau cuộc đảo chính… Những thay đổi đã xảy ra chỉ vài ngày trước khi Ukraina trưng cầu dân ý về nền độc lập ngày 01 Tháng mười hai 1991.
A.G.: Bất kỳ sự tan rã của mỗi một Đế chế đều đi kèm với bi kịch và đổ máu. Sự tan rã của Liên bang Xô viết đã xảy ra như thế nào?
S.P.: Khi tôi kết thúc cuốn sách của mình, tôi đã có ấn tượng rằng một phép lạ đã xảy ra – đã xảy ra sự sụp đổ của một Đế chế lớn đa quốc gia – trong thực tế, một siêu cường, lớn thứ hai về kinh tế và tiềm năng quân sự trên thế giới – và sự tan rã diễn ra khá yên bình.. Tất nhiên, có diễn ra cuộc chiến tranh Chechnya, là một phần của quá trình sụp đổ này, nhưng, về tổng thể, tình hình đã diễn ra yên bình một cách đáng ngạc nhiên.
Tuy nhiên, tôi đã thay đổi ý kiến của mình sau sự sáp nhập Crimea, sau khi bắt đầu cái gọi là “cuộc khủng hoảng Ukraina”, sau cuộc “chiến tranh lai ” ở Donbass, và v.v.. Tôi hiểu rõ rằng một lần nữa, việc đánh lừa lịch sử là không thể được, rằng quá trình sụp đổ của Liên Xô đã chưa kết thúc hoàn toàn sau bài phát biểu Gorbachev 25 Tháng Mười Hai 1991, và quá trình phân giới cắm mốc chỉ mới bắt đầu và chúng ta hiện đang trải qua một trong những khoảnh khắc ấn tượng nhất của quá trình đó.
Quá trình này có thể đi theo nhiều hướng. Một mặt, nó kích thích nước Nga có một nỗ lực để giữ chặt Ukraina trong vòng ảnh hưởng của nó, bao gồm – kinh tế, chính trị, quân sự, vv.. mặt khác: câu hỏi đặt ra là liệu Liên bang Nga sẽ dừng lại ở biên giới hiện nay hay không? Chechnya trên thực tế là một “nhà nước trong một nhà nước” và nếu có bất kỳ biến động nào xảy ra thì đều có thể dẫn đến việc Chechnya sẽ ly khai; Bắc Caucasus vẫn là điểm nóng và có rất nhiều vấn đề ở đó…
AG:. Sự sụp đổ của Liên Xô dẫn đến sự biến mất của thế giới lưỡng cực và cố gắng tạo ra một thế giới đa cực. Điều này sẽ ảnh hưởng ra sao đến an ninh quốc tế, nền kinh tế toàn cầu và sự phát triển tự do?
SP: Mười năm đầu tiên sau sự sụp đổ, thế giới trên thực tế đã trở thành đơn cực. Có một hiện tượng được gọi là “thế giới của Mỹ”, và thời kỳ này là khá thuận lợi đối với phát triển kinh tế, đối với sự phát triển của quan hệ quốc tế, tình hình an ninh. Trong thời gian này, đã có thể giải quyết nhiều cuộc khủng hoảng của “chiến tranh lạnh”: Đó là sự chuyển giao quyền lực cho đa số người da đen ở Nam Phi, thời gian dài nhất của hòa bình Israel-Palestine, Cuba không còn là một khu vực xung đột, người ta tin rằng một giải pháp tích cực đã được tìm thấy cho Afghanistan… nhưng sau mười năm, thế giới bắt đầu sụp đổ: các lực lượng khác nhau bắt đầu trỗi dậy, bao gồm cả các tổ chức phi nhà nước – “Al Qaeda” và nhiều tổ chức khác.
Nga đã bắt đầu truyên truyền rộng rãi, rằng thế giới đơn cực đó là một tổ chức kém cỏi của cộng đồng quốc tế, rằng thế giới nên đa cực và phải được phân chia thành những khu vực ảnh hưởng. Hôm nay chúng ta đang trong quá trình chuyển đổi từ “hòa bình kiểu Mỹ” của thập niên cuối của thế kỷ 20 sang một quá trình mới, một quá trình mà chúng ta vẫn chưa hiểu biết. Chúng ta có thể gọi nó là một “đa thế giới”, nhưng câu hỏi là có bao nhiêu cực, những cực ấy là như thế nào, chúng có mối liên quan đến nhau ra sao.
Đang diễn ra một sự chuyển đổi và tìm kiếm vai trò mới của Hoa Kỳ, và cho các cầu thủ lớn. Bình đẳng giữa các quốc gia vẫn được công nhận về mặt hình thức – tất cả các nước là thành viên của Liên Hợp Quốc – nhưng có những nước “bình đẳng hơn những nước khác”, đó là những nước thuộc Hội đồng Bảo an. Họ đồng thời có phải là các cực hay không – còn là câu hỏi lớn.
AG:. Liệu có thể có sự trỗi dậy của các hệ tư tưởng của Chủ nghĩa Cộng sản hay không?
SP:. Theo nhận định vào thời điểm hiện nay, thì điều đó là không thể. Chủ nghĩa Cộng sản còn tồn tại trong dạng độc tôn nắm giữ chính quyền của một Đảng nào đó – ở Cuba hay Trung Quốc. Nhưng hệ tư tưởng của Đảng này đã hoàn toàn khác trước. Trung Quốc – là nền kinh tế năng động nhất và nó không phải là một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Hóa ra có rất nhiều lựa chọn thay thế cho chủ nghĩa tự do, nhưng nền kinh tế thị trường thì không có thay thế, và điều đó làm xói mòn nền tảng của sự phục hồi của Chủ nghĩa Cộng sản dựa theo học thuyết Mác-xít.
Video của cuộc nói chuyện – xem tại đây:
Nguyễn U Quốc chuyển ngữ
theo nguồn http://www.golos-ameriki.ru/a/ag-sergei-plohey-interview/3624003.html
- Tinh hoa Nga và tinh hoa phương Tây (tiếp theo)
- Người dân Ukraina đã thay đổi như thế nào sau Maidan?
- Kiev đã phá đòn bẩy có thể gây sức ép cuối cùng của Kremlin
- Tăng cường khai thác dầu khi: chính sách năng lượng của Trump đang đe dọa nước Nga
- Hiện tại Liên bang Nga đang có những vấn đề tương tự như dưới thời Liên Xô - A. Kudrin
- Nguyên nhân thông thường của chiến tranh dưới góc nhìn kinh tế
bbc:
Chiến lược của Việt Nam ở Biển Đông là gì?
16 tháng 12 2016
Tổ chức nghiên cứu địa chính trị toàn cầu Stratfor phân tích chiến lược của Việt Nam ở Biển Đông sau các diễn biến mới nhất như cải tạo Đá Lát.
Startfor cho rằng Hà Nội đang ngấm ngầm tăng cường năng lực quốc phòng thông qua việc đẩy mạnh xây dựng cải tạo đảo ở Trường Sa cũng như tiếp tục phát triển quan hệ quân sự với Hoa Kỳ, Nga, Pháp và Ấn Độ.
Nỗ lực của Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền trước sự hung hăng ngày càng gia tăng của Trung Quốc có thể bị một số nước láng giềng cản trở. Philippines và Malaysia dường như đã ngả theo áp lực của Trung Quốc để chuyển sang đàm phán song phương trực tiếp với nước này thay vì đưa chủ đề Biển Đông ra các bàn đàm phán quốc tế đa phương.
Hà Nội đang tích cực cải thiện quan hệ với Trung Quốc trong các lĩnh vực khác để tránh đối đầu với Bắc Kinh thế nhưng theo Stratfor, nếu cứ tiếp tục giữ lập trường của mình về các vấn đề biển đảo, Việt Nam có thể sẽ bị Trung Quốc đối xử cứng rắn và buộc phải theo chân các nước láng giềng, chịu ngồi vào bàn đàm phán song phương.
Tăng gấp đôi nỗ lực
Lâu nay Việt Nam đã thực hiện việc xây dựng, cải tạo các đảo mà Việt Nam kiểm soát. Các đảo như Trường Sa Lớn, Song Tử Tây hay Sinh Tồn là nơi Việt Nam đã có quân đội đồn trú. Các nỗ lực này trong những năm gần đây được tăng mạnh.
Image copyright CSIS/AMTI
Image caption Hình ảnh so sánh cho thấy quy mô cải tạo đảo Trường Sa Lớn của Việt Nam
Trong hai năm trở lại đây, Việt Nam đã cơi nới thêm 50 hectare ở Trường Sa cho dù có kêu gọi của các bên dừng ngay việc cải tạo này để tránh gia tăng căng thẳng.
Theo hình chụp từ vệ tinh, Việt Nam đã nối dài gấp đôi đường băng trên đảo Trường Sa Lớn từ 600 mét lên 1.200 mét, dựng thêm hai kho chứa máy bay trên con số hai kho đã có từ trước. Khi xong các công trình này, đa số chiến đấu cơ của không quân Việt Nam có thể đáp xuống đảo.
Theo nguồn tin từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, Hà Nội có thể sẽ điều tới đây máy bay do thám biển PZL M28B và máy bay vận tải CASA C-295.
Mới nhất, không ảnh vệ tinh cho thấy Hà Nội đang cho nạo vét cải tạo Đá Lát cũng thuộc quần đảo Trường Sa.
Trong các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, đảo Trường Sa Lớn có lẽ mang tính chiến lược quan trọng nhất.
Đây là đảo lớn, đối với Việt Nam đóng vai trò tiền tiêu giống như đảo Thị Tứ đối với Philippines hay đảo Thái Bình (Ba Bình) với Đài Loan.
Trường Sa Lớn nằm trên rìa phía Tây của đường chín đoạn mà Trung Quốc vạch ra để chiếm trọn Biển Đông. Bởi vậy nếu Việt Nam giữ được chủ quyền ở đảo này, đó sẽ là thách thức cho chủ quyền của cả đường chín đoạn.
Stratfor cho rằng vì vậy, Việt Nam sẽ chú trọng tăng cường năng lực phòng thủ ở Trường Sa Lớn như một ưu tiên hàng đầu.
Trung Quốc phản ứng thế nào?
Tổ chức này đánh giá rằng thời gian hiện nay tình hình tranh chấp Biển Đông dường như đang yên ả, một phần vì Malaysia và Philippines đã ngả theo áp lực của Trung Quốc để tránh đối đầu và tranh thủ hỗ trợ.
Image copyright Xinhua
Image caption Tàu Coconut Princess của Trung Quốc đưa khách ra Hoàng Sa
Trung Quốc một mặt gây áp lực với các nước trong khu vực, mặt khác hiện đại hóa quân đội, xây dựng cải tạo đảo của mình và phát triển công nghệ khoan sâu dưới biển.
Stratfor nói sau phán quyết bất lợi của Tòa Trọng tài Liên Hiệp Quốc, Trung Quốc dường như từ bỏ thái độ hung hăng đe dọa mà chuyển sang cách tiếp cận mềm dẻo hơn: sử dụng ‘mồi nhử’ kinh tế và ngoại giao, kêu gọi hợp tác với một số nước trong khu vực trong khi giữ nguyên áp lực lên một số nước “cứng đầu” khác.
Việt Nam được cho là trường hợp ngoại lệ, không giống như Philippines hay Malaysia đã phải ngả theo áp lực của Trung Quốc.
Bắc Kinh xem việc Việt Nam cải tạo đảo là “khiêu khích”, nhưng không có cơ sở luật pháp hay chưa muốn sử dụng biện pháp quân sự để đối phó với Hà Nội.
Để trả đũa, Bắc Kinh có thể tăng cường hiện diện ở Hoàng Sa hay tăng cường tuần tra ở Trường Sa, kêu gọi nhà thầu bên ngoài vào khai thác tài nguyên trong khu vực. Tuy nhiên trước khi làm những công việc này, Trung Quốc sẽ phải cân nhắc kỹ hậu quả là khiến các quốc gia xung quanh trở lại nghi ngờ và lo sợ Trung Quốc, điều có thể có lợi trong tính toán của Việt Nam.