TT Putin chưa nắm quyền kiểm soát hoàn toàn Hội đồng An ninh quốc gia

Ngày 12/8 Tổng thống Nga V.Putin đã giáng chức ông Sergei Ivanov một đồng minh thân cận lâu năm của mình. Ông Ivanov là người quan trọng thứ 2 trong hệ thống chính trị Nga.

Đây là một sự thay đổi lớn trong chính quyền Putin và nó mang nhiều ý nghĩa. Một tuyên bố từ điện Kremlin nói rằng ông Putin “ra lệnh cho ông Ivanov rời nhiệm vụ Chánh văn phòng Tổng thống Nga”, nhưng không đưa ra lý do. Ông Putin đã thay Ivanov bằng Anton Vaino, một cựu ngoại giao cũng là người phó của ông Ivanov và là cháu trai của nhà lãnh đạo cộng sản trước đây của Estonia.

Ông Putin và Ivanov đều xuất thân từ KGB, tuy nhiên không như ông Putin, Ivanov là một sĩ quan xuất sắc. Ông nói tiếng Anh và tiếng Thụy Điển lưu loát, là lãnh đạo chi nhánh KGB ở Phần Lan. Ông là người chắc chắn có đầu óc hướng ngoại và có khiếu hài hước. Ivanov là một trong những thành viên thân tín nhất của ông Putin. Sau khi bắt đầu làm Thư ký An ninh quốc gia vào năm 1999, Ivanov là Bộ trưởng Quốc phòng từ năm 2001 đến năm 2007. Ivanov từng là một trong những ứng viên hàng đầu trở thành người kế nhiệm ông Putin trước kỳ bầu cử tổng thống năm 2008. Tuy nhiên, ông Putin cân nhắc cẩn trọng và cuối cùng chọn ông Medvedev làm người kế nhiệm.

Mặc dù hai ông rất thân thiết và gần gũi nhưng đằng sau đó ông Ivanov được xem là một đối thủ đáng gờm nhất của ông Putin. Ivanov đã từng nói rằng lúc Putin  mới chỉ là trung tá thì ông đã là trung tướng. Nhưng mẫu thuẫn của họ bắt nguồn từ các vấn đề an ninh và các vấn đề quốc tế. Ivanov là người cứng rắn và luôn tìm ra giải pháp để giải quyết vấn đề. Ông ủng hộ các tập đoàn nhà nước nhất là ngành công nghiệp quân sự quốc gia, nhưng lại không có mối liên kết với những người bạn tỷ phú chí cốt của Putin.

Ông Ivanov từ lâu đã được xác định không những là lãnh đạo cơ quan an ninh nội bộ FSB tại điện Kremlin mà còn bao gồm cố vấn An ninh quốc gia Nikolai Patrushev, Giám đốc FSB Alexander Bortnikov và cựu Thủ tướng Mikhail Fradkov lãnh đạo SVR- cơ quan tình báo đối ngoại Nga. Trong khi những người này lại đối đầu với Cơ quan Bảo vệ Liên bang Nga (FSO) mà Putin coi là lực lượng trung thành nhất.

Cơ quan FSO đã bảo vệ và cùng hành động với Tổng thống Chechnya và ông Ramzan Kadyrov là người đối đầu với FSB. Sự đối đầu giữa FSB và FSO lên đến cao trào vào tháng 2/2015 vì vụ giết lãnh đạo đối lập Boris Nemtsov ngay cạnh điện Kremlin.

Nhóm thực hiện vụ giết người như muốn đưa ra một lời thách thức đối với nhóm khác. Đầu tiên, Ivanov biến mất khỏi mắt công chúng trong một tuần và sau đó đến lượt ông Putin vắng mặt trong 10 ngày. Vụ việc này không được nói cụ thể chỉ là những tin tức chung chung.

Cuộc chiến lại bùng lên một lần nữa vào tháng 04/2016 khi ông Putin thành lập lực lượng mới là vệ binh quốc gia. Lãnh đạo lực lượng này  không ai khác là người của FSO “Người đàn ông đeo kính râm” biệt hiệu của Viktor Zolotov cũng là cận vệ lâu năm của Putin. Đáng chú ý vào ngày 06/4 Tổng thống đã ra lệnh bổ nhiệm ông Zolotov là một trong 12 thành viên thường trực của Hội đồng An ninh quốc gia Nga. Tuy nhiên vào ngày 11/4 nghị định đã được chỉnh sửa về số thành viên còn hàng chục. Điều này cho thấy phe KGB được dẫn đầu bởi Ivanov phản đối dữ dội vào Hội đồng An ninh quốc gia.

Trong thực tế chính sách về Ukraina đã xuất hiện sự bất đồng rõ ràng. Cụ thể vào mùa xuân năm 2014 kế hoạch sẽ chiếm một nửa Ukraina bao gồm Kiev để kết hợp với Nga thành liên hiệp công nghiệp quân sự do Ivanov khởi xướng đã bị Putin gạt phăng.

Tuy nhiên sau đó theo lời đồn Ivanov đã phàn nàn về lệnh trừng phạt của phương Tây, ông đôn đốc phía Nga nhượng bộ đế giảm bớt lệnh trừng phạt. Bằng chứng cho việc này chưa thuyết phục nhưng với vị trí của mình, Ivanov mong muốn rút khỏi bãi lầy Ukraina càng sớm càng tốt để đạt được thỏa thuận với phương Tây. Trong khi đó ông Putin lại rất thích đóng băng xung đột nhằm làm bất ổn nước láng giềng.

Sự việc ông Ivanov bị giáng chức cho thấy có sự liên hệ với những bất đồng với Tổng thống Putin về chính sách đối với Ukraina. Ngày  8/8 ông Putin triệu tập Hội đồng An ninh quốc gia nhưng đặc biệt chỉ có 6 trong số 12 thành viên tham dự, Ivanov đã biến mất.

Tới ngày 11/8 Hội đồng An ninh quốc gia tiếp tục họp nhưng chỉ có 11/12 thành viên có mặt lần này có cả Ivanov. Trong cả hai cuộc họp Ukraina vẫn là chủ đề chính và có thể Ivanov đã phản đối các chính sách của Tổng thống Putin đưa ra.

Ngày 12/8 ông Putin ra sắc lệnh Tổng thống thay đổi các thành viên của Hội đồng An ninh quốc gia nhưng chỉ ở mức độ nhỏ. Đáng chú ý ông đã không sa thải Ivanov ra khỏi hội đồng. Tuy nhiên, ông đã thay thế Vaino bằng một người không liên quan là cựu Bộ trưởng Nội vụ Rashid Nurgaliyev.

Một lần nữa ông Putin không thể dung hòa được các cận thần có mặt người nọ vắng mặt người kia. Điều này chứng tỏ ông Putin chưa kiểm soát hoàn toàn Hội đồng An ninh quốc gia. Biểu hiện là cuộc chiến giữa FSB và FSO vẫn ngấm ngầm diễn ra một cách cứng đầu.

Putin đã tiến tới một bước lớn táo bạo bằng cách sa thải Sergei Ivanov, nhưng cho đến nay ông đã thất bại trong việc giành quyền kiểm soát hoàn toàn Hội đồng An ninh quốc gia, trong khi đó những người này có thể lật đổ chính ông do những chính sách mạo hiểm của mình. Sự bất ổn bên trong điện Kremlin có thể làm ảnh hưởng đến chính sách đối với Ukraina. Nhưng vào thời điểm này chính sách có thể theo hai hướng: Hội đồng Bảo an có thể muốn ngăn chặn chính sách mạo hiểm của Putin, hoặc Putin muốn chiến thắng nhỏ mang tính biểu tượng ở Ukraina để nắm quyền kiểm soát hoàn toàn Hội đồng An ninh quốc gia.

Đức Dũng (theo newsweek)


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề