
Đất nước này không còn phụ thuộc vào nguồn cung cấp khí đốt từ Nga nữa, bởi vì họ đã tiếp cận được với thị trường thế giới.
Lithuania có thể không gia hạn hợp đồng dài hạn với Gazprom sau khi hạn của nó sắp hết vào cuối năm nay, cũng như họ đã tiếp cận được với thị trường khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) toàn cầu, báo Kommersant viết.
“Trong quá khứ, để nhận được khí (từ Gazprom – nxb)., cần thiết phải hiệu chỉnh giá cả và khối lượng . Tình hình đã thay đổi, bây giờ chúng tôi có thị trường . Chúng tôi không cảm thấy mình như những con tin nữa khi thảo luận với Gazprom một thỏa thuận mới về việc cung cấp và giá cả,.” – Giám đốc điều hành năng lượng của Lithuania Dalbius Misyunas cho biết.
Ông nhấn mạnh rằng “theo cách này, khối lượng mua từ Gazprom giảm hơn một nửa so với năm ngoái.” “Nếu tính tất cả các trường hợp, nó sẽ là hợp lý để nói về một hợp đồng cho một năm hoặc một vài năm … Chúng tôi không thể mạo hiểm bằng cách ký hợp đồng dài hạn với Gazprom ở một mức giá cố định,” – ông Misyunas cho biết. Ông nói thêm rằng trong tương lai Lithuania sẽ có thể mua khí đốt từ Latvia hay Ba Lan.
Kết nối đường ống giữa Lithuania và Ba Lan dự kiến sẽ được xây dựng vào cuối năm 2019. Ngoài ra, trong tương lai các nước vùng Baltic sẽ có thể mua khí đốt tự nhiên hóa lỏng( LNG) từ các nhà cung cấp của Hoa Kỳ.
Tẩu Vi
- Gia nhập EU và NATO, nhưng không có Donbass - 9 câu hỏi về cuộc hội đàm Biden-Putin
- Hết năm 2021, Thế giới ở vào giai đoạn biến động lớn, Ukraina chưa thể vượt qua cuộc khủng hoảng.
- SOS - báo động dịch cúm nguy hiểm đang hoành hành tại Ukraina
- Ukraina, Mỹ và Ba Lan đã ký thỏa thuận đa dạng hóa nguồn cung cấp khí đốt
- Các tên lửa hành trình của Ukraina có khả năng "khóa biển Azov"
- NƯỚC NGA TRONG CUỘC ĐỐI ĐẦU MỸ-TRUNG
Trả lời