Cái giá phải trả của sự sáp nhập Crưm

Tòa án trọng tài ở The Hague đã buộc Nga trả bồi thường 159 triệu đô la cho các công ty Ukraina bị mất tài sản tại Crưm sau khi sát nhập

Điều này có ý nghĩa gì đối với Ukraina và Nga sẽ lách được quyết định trọng tài hay không – chúng ta xem trong tài liệu giải thích của LIGA.net.

Bắt đầu từ cái gì

Vụ kiện chống lại Nga được đệ trình bởi 18 công ty của Ukraina và một cá nhân – đó là cựu lãnh đạo hội đồng quản trị ngân hàng PrivatBank Alexander Dubilet. Một phần của các công ty khởi xướng thủ tục tố tụng có liên quan đến nhà đầu sỏ chính trị Igor Kolomoisky. Ví dụ, nguyên đơn chính, Everest Estate là nhà xây dựng các khu chung cư ở Gurzuf và Yalta, được kết nối với nhà băng PrivatBank. Một nguyên đơn khác nữa là nhà nghĩ dưỡng Energetik, thuộc quyền sở hữu của ông Kolomoisky. Các công ty Dairis và Diline LTD sở hữu đất đai ở Alushta và một bãi biển ở Foros, mà những người hưởng lợi cuối cùng của chúng là Kolomoisky và Bogolyubov.

Những người khởi xướng tranh chấp đã tuyên bố rằng Nga đã vi phạm thỏa thuận song phương về bảo hộ đầu tư: việc sáp nhập bán đảo đã ngăn cản đầu tư vào bất động sản của họ tại Crưm, rằng dẫn đến việc chiếm đoạt chúng.

Danh sách đầy đủ các công ty nguyên đơn được công bố trên trang web Permanent Court of Arbitration

Vào tháng 10 năm 2015, thành phần của Tòa án trọng tài đã được phê duyệt bao gồm: Tiến sĩ Andres Rigo Sureda, Giáo sư V. Michael Rizman (được các nguyên đơn bổ nhiệm) và Giáo sư, Tiến sĩ Luật Rolf Knipper (bổ nhiệm thay cho người bị kiện – đó là phía Nga).

Sự kiện đã phát triển như thế nào

Vào tháng 12 năm ngoái, trọng tài đã nhận được những lời giải thích từ các công ty nguyên đơn. Phía LB Nga không đưa ra bất kỳ lời giải thích nào. Vào ngày 2 tháng 5, tòa án đã ban hành một quyết định nhất trí (Award on the Merits) liên quan đến các vấn đề trách nhiệm pháp lý và thiệt hại.

Văn bản quyết định và thủ tục ở giai đoạn này nằm trong bí mật. Nhưng một số chi tiết trên Facebook đã được tiết lộ bởi Thứ trưởng Ngoại giao Elena Zerkal. Theo bà, các trọng tài đã thừa nhận rằng Nga sẽ phải chịu trách nhiệm về hành động ở Crưm trên cơ sở thỏa thuận bảo vệ đầu tư lẫn nhau giữa Ukraina và Liên bang Nga, và cái gọi là quốc hữu hóa bởi quyền chiếm đóng là vi phạm thỏa thuận đầu tư. Theo quyết định của trọng tài, Nga phải bồi thường 159 triệu đô la cho các công ty bị ảnh hưởng, cũng như trả các chi phí cho tòa án.

“Việc chiếm đóng bất hợp pháp có giá của nó, gánh nặng của sự xâm lược sẽ trở nên lớn hơn cho Nga”, bà  Zerkal nói.

Phản ứng của Putin đối với quyết định bồi thường vì sáp nhập Crưm là phản ứng theo cách rập khuôn. Ông Dmitry Peskov là phát ngôn viên của Tổng thống Nga nói rằng Moscow không tự coi mình là một bên tham gia tố tụng trong tòa án trọng tài quốc tế ở Hague: Nga đã không đại diện và không cử đại diện của họ đến phiên tòa này.

Tiếp theo là gì

Đây mới chỉ là quyết định đầu tiên của tòa án, mà theo đó quy định việc Nga bồi thường vì việc sát nhập Crưm và tạo tiền lệ. Trong quá trình xét xử vẫn còn một số vụ kiện từ các công ty của Ukraina, bao gồm công ty dầu khí quốc gia Ukraina Neftegaz, nhà băng Oschadbank, công ty dầu mỏ Ukraina Ukrneft và nhà băng PrivatBank. Động thái xem xét các trường hợp này đang trên đà phát triển: vào tháng 5, các phiên điều trần sẽ được tổ chức về vụ Naftogaz và đang kỳ vọng có quyết định trong vụ việc Oschadbank.

Điều quan trọng là Ukraina ở Hague đã đạt được một ví dụ thành công về giải quyết tranh chấp đầu tư với Nga. Như đại diện của LIGA.net tại Crưm, luật sư quốc tế Boris Babin giải thích, điều này có nghĩa là ngay sau khi quyết định có hiệu lực, các công ty khác sẽ có thể nộp đơn cho tòa án về thủ tục tương tự và theo quy định của UNCITRAL. “Cơ chế thành công, và thời gian khá hợp lý: từ lúc nộp đơn đến việc có quyết định là ba năm,” – ông nói.

Bà Zerkal khẳng định rằng vòng tròn của các công ty đang chuẩn bị các đơn kiện mới cho Nga ngày càng đang nhiều hơn: “Tôi kêu gọi tất cả các công ty đã mất tài sản ở Crưm hãy chủ động đấu tranh để được đền bù thiệt hại”.

Nhiều khả năng, LB Nga sẽ công khai từ chối thực hiện các quyết định này và các quyết định tiếp theo của Tòa Trọng tài. Còn sau đó có khả năng có hai lựa chọn, Babin nói. Lựa chọn thứ nhất là Nga sẽ lặng lẽ trả tất cả mọi thứ bằng cách giao kèo thỏa thuận về bảo mật với các nguyên đơn, để không ai biết gì. Thứ hai, tài sản của Nga ở các nước thứ ba và ở Ukraina sẽ bị tịch thu: “Và điều này sẽ khiến cho LB Nga tốn nhiều tiền hơn, bởi vì ngoài số tiền trực tiếp phải trả lại còn sẽ mất lợi ích, các chi phí cho tòa án, và Nga sẽ bị chịu áp lực thường xuyên, bởi vì nó không biết ai, ở đâu và khi nào sẽ lấy miếng tài sản nào đấy của mình, cho nên Nga rất dễ bị tổn thương trong tình huống này “.

Tẩu Vi (theo liga)


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Có 2 phản hồi cho bài viết “Cái giá phải trả của sự sáp nhập Crưm”:

  1. Cao Nam viết:

    Chiếm đóng Crime chỉ là khởi điểm cho chính sách đối ngoại mới mang màu sắc cực đoan của Nga mà thôi. Tiếp theo là thắt chặt quan hệ một cách công khai với các quốc gia nguy hiểm thay vì lén lút so với trước đây như Iran, Syri, Venezuela; đặc biệt tăng cường lên cấp chiến lược với Trung Quốc. Theo đó, Moscow thừa hiểu rằng với vũ khí hạt nhân Bắc Kinh đang sở hữu cùng hệ thống vũ khí thông thường hiện có, với dân số, địa lý, kinh tế, không một quốc gia nào dám khiêu khích Trung Quốc, hay nói cách khác, nếu chỉ là tự vệ, Trung Quốc không cần vũ khí Nga. Nhưng, Moscow vẫn chuyển giao vũ khí rất hiện đại cho Bắc Kinh với số lượng lớn mà ngay quân đội Nga còn mơ ước. Vậy, đó là gì? Chắc chắn là kinh tế nhưng chưa đủ. Nga hiểu rõ Trung Quốc sẽ dùng vũ khí đó để đe nẹt thế giới, trước tiên là láng giềng nhỏ, sau đó là mở mang bờ cõi nhằm thống trị khu vực và đầu tiên là Biển Đông. Điều này có lợi cho Nga không? Có, về đoản kỳ. Bởi, Hoa Kỳ sẽ phải tốn nhiều nguồn lực hơn để giữ trật tự khi Trung Quốc ngày càng hung hăng. Đây là thời cơ cho Nga có nhiều không gian ở châu Âu và Trung Đông. Dù có hay không sự phân công giữa Nga, Trung trên các khu vực như vậy nhưng giới lãnh đạo Moscow và Bắc Kinh đều hiểu và ngầm hỗ trợ cao nhất cho nhau. Lợi ích chiến lược Nga, Trung gặp nhau ở đây trong tham vọng trỗi dậy của họ. Do vậy, Tàu tăng cường kiểm soát Biển Đông trái pháp luật quốc tế có trách nhiệm của Nga là chính xác, rõ ràng. Câu chuyện đoản kỳ, truờng kỳ có lẽ sang trang sau.

    1. Khuynh Tâm viết:

      Bài viết hay. Like!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề