Vinh quang và cay đắng của nhà tài phiệt Boris Berezovsky

Cảnh sát tích cực điều tra khu vực London nơi tìm thấy xác của tài phiệt Nga, Boris Berezovsky, để tìm kiếm các bằng chứng sinh học, phóng xạ hoặc là hóa chất có thể có tại đây.

Từ một giáo sư toán đến tài phiệt

Cũng giống như nhiều tỷ phú Nga từng phất lên trong thời kỳ Liên bang Xô Viết sụp đổ, cuộc đời Berezovsky chứng kiến nhiều thăng trầm và tranh cãi, từ những vụ thâu tóm các tập đoàn nhà nước với giá rẻ mạt tới những vụ áp phe chính trị, ám sát và trốn chạy.

Sinh ngày 23-1-1946 tại Moscow và là con trai của một kỹ sư người Do Thái, Berezovsky ngay từ nhỏ đã cho thấy năng khiếu về toán và thậm chí đã được trao bằng tiến sỹ toán học ứng dụng, làm việc và nổi danh tại Viện hàn lâm khoa học Liên Xô cho đến tận cuối những năm 1980.

Nhưng khi Liên Xô bắt đầu sụp đổ, nhận thấy cơ hội làm giàu hiếm có khi chính phủ mới đẩy mạnh việc cổ phần hóa các doanh nghiệp quốc doanh, năm 1989 Berezovsky cùng bạn mình là Badri Patarkatsishvili bắt tay vào kinh doanh xe hơi và thâu tóm tập đoàn ô tô lớn nhất nước.

Cuộc sống xa hoa của Berezovsky bắt đầu kể từ khi Liên Xô sụp đổ và mọi tài sản quốc gia dường như được tạo ra là để cho những nhà tài phiệt chộp lấy. Được tổng thống khi đó là Boris Yeltsin hậu thuẫn và Berezovsky cũng giúp lại Yeltsin.

Berezovsky khởi nghiệp bằng một loạt món đầu tư và kinh doanh trong ngành ô tô, dầu lửa, truyền thông và hàng không. Tài liệu của tòa án trong vụ kiện 5,1 tỷ USD nói trên tiết lộ những phi vụ làm ăn bí mật, những trò tung hứng với hợp đồng và tiền mặt, hối lộ, bảo kê, tống tiền và đe dọa trong các liên doanh.

Đến năm 1994 vị tiến sỹ toán học một thời đã giàu lên đến độ có kẻ đã đặt bom trên chiếc Mercedes để ám sát ông. May mắn cho Berezovsky, chỉ có viên lái xe tử nạn.

Vào thời điểm đó, do kinh tế Nga vẫn chưa thoát khỏi khủng hoảng hậu Xô Viết, lạm phát tăng cao khiến chính quyền của Tổng thống Boris Yeltsin chịu sức ép lớn. Để tạo ra một nền kinh tế tự do có sức cạnh tranh, chính phủ quyết định cổ phần hóa hàng loạt các tập đoàn thuộc sở hữu nhà nước.

Berezovsk đã tiếp tục bằng nghề bán ô tô “ở thời mà ô tô là một thứ xa xỉ”. “Có rất nhiều người muốn mua xe hạng sang và ông đã đánh cược – như nhiều tài phiệt khác đã làm – vào nhiều thứ còn lớn hơn thế rất, rất nhiều.”

Trong khi Berezovsky kiếm được lượng tiền kha khá từ việc kinh doanh xe hạng sang, ảnh hưởng chính trị cũng theo đà tăng của tài sản mà có sức nặng hơn, thậm chí là tăng gấp bội khi ông bỏ tiền đầu tư vào truyền thông Nga.

Ông đầu tư vào Tập đoàn truyền thông độc lập Moscow cùng với sự thành lập của tập đoàn đối tác TBS, TV-6 đã trở thành kênh truyền hình độc lập đầu tiên tại Moscow.

Dưới thời tổng thống Boris Yeltsin, tổng thống đầu tiên của Liên Bang Nga từ năm 1991-1999, “ thực sự không có bất cứ quy định điều hành nào ở thời này.” Các tài phiệt có cả Berezovsky thời điểm đó đã làm cho vết thương trong vấn đề vay tiền của chính phủ Nga non trẻ thêm sâu sắc khi chính phủ này tuyệt vọng vì tiền thì những tài phiệt này đã mua các công ty phá sản với giá rẻ, như thể trả vài xu để đổi lấy một đô-la vậy.

Một, hai năm sau, những công ty này có giá hơn nhiều lần và họ trở nên giàu có. Để đối lấy việc ủng hộ tổng thống Yeltsin, Berezovsky đã giành được những ảnh hưởng chính trị trong điện Kremlin. Sau đó ông tiếp tục ủng hộ Putin lên làm tổng thống và rót tiền vào đảng chính trị sau này.

Berezovsky trong thời gian nghỉ tại một phiên tòa ở Tòa án Tối cao London hôm 2-11-2011.

Berezovsky trong thời gian nghỉ tại một phiên tòa ở Tòa án Tối cao London hôm 2-11-2011.

Kẻ tạo vua

Dưới thời tổng thống Boris Yeltsin, ông Berezovsky được biết đến với biệt danh “kẻ tạo vua” khi là một nhân vật được điện Kremlin tín nhiệm bậc nhất và là một “đầu sỏ chính trị” Nga đúng nghĩa, vừa là một nhà môi giới quyền lực, điều hành chính trị vừa là một doanh nhân.

Tác giả George Soros trong cuốn sách Open society (tạm dịch là Xã hội mở toang) đã viết: “Berezovsky không thể thay đổi luật pháp. Cơ hội sống sót duy nhất của ông ta là làm cho người ta vướng vào mạng lưới quan hệ bất hợp pháp mà ông ta đã dệt nên”.

Berezovsky, 67 tuổi, giàu lên trong những năm 1990 nhờ bán các xe hơi Mercedes nhập khẩu và các loại xe do Nga sản xuất. Ông là một trong số ít những tài phiệt Nga tận dụng các mối quan hệ của mình để trở nên giàu có rất nhanh chóng Liên Xô tan rã.

Sở hữu tập đoàn dầu khí Sibneft, hãng hàng không quốc gia Aeroflot cũng như cổ đông chính của kênh truyền hình chính ở Nga, ông đã hỗ trợ cho Boris Yeltsin lên nắm quyền lãnh đạo và gây được ảnh hưởng lớn suốt thời kỳ này.

Trong những năm cuối Yeltsin làm tổng thống Nga, ông Berezovsky là một trong những nhân vật thân cận trong nội bộ của nhà lãnh đạo, có chân trong hội đồng an ninh Nga.

Sau đó, ông đóng vai trò quan trọng trong sự lên ngôi của Vladimir Putin cuối những năm 1990, trước khi tổng thống Nga thực hiện chính sách kiềm chế tham vọng của các nhà tài phiệt. Ông Berezovsky di cư sang Anh năm 2000.

Với sức mạnh tài chính và truyền thông, nhà tài phiệt Berezovsky đã góp phần không nhỏ giúp ông Yeltsin thắng cử trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1996 và sau đó là Tổng thống Putin cách đây 15 năm.

Nhưng theo Wall Street Journal, quyết định giúp đỡ ông Putin có lẽ là hành động đáng hối tiếc nhất của ông Berezovsky. Không lâu sau khi ông Putin nắm quyền, ông Berezovsky mất dần quyền lực và đã phải rời khỏi nước Nga.

Nhà tài phiệt đến Anh năm 2000 và được phép tị nạn chính trị ba năm sau đó. Năm 2007, London khuyến cáo ông Berezovsky rời Anh vì có bằng chứng về âm mưu ám sát ông.

Ông trở thành nhân vật bị Matxcơva truy nã, từng nhiều lần bị ám sát hụt. Chính quyền Matxcơva năm 2001 truy nã ông Berezovsky về các tội lừa đảo, rửa tiền, can thiệp vào chính trị Nga.

Tòa án Nga cũng hai lần xử vắng mặt ông, một lần vào năm 2007 về tội lừa đảo khi làm chủ Hãng hàng không Aeroflot và lần thứ hai vào năm 2009 về tội biển thủ tiền từ Hãng sản xuất xe hơi Avtovaz trong những năm 1990. Ông Berezovsky phủ nhận các cáo buộc trên. Matxcơva từng yêu cầu London dẫn độ Berezovsky về nước nhưng bị Anh từ chối.

(Còn tiếp)

Vũ Văn (Theo PetroTimes)


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Có 3 phản hồi cho bài viết “Vinh quang và cay đắng của nhà tài phiệt Boris Berezovsky”:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề