Ukraine sẽ ra sao nếu tuyên bố phá sản?

Quốc gia phá sản có nghĩa họ không có khả năng thanh toán đúng hạn cho các tổ chức hoặc cá nhân cho vay.
Khi một quốc gia đi vay mượn và không thể trả nợ đúng hạn, quốc gia đó rơi vào tình trạng vỡ nợ có nghĩa là phá sản trong phạm vi quốc gia. Phá sản trên quy mô quốc gia khác nhiều so với phá sản của tổ chức hay cá nhân vì các chủ nợ rất khó trong việc tịch thu tài sản của quốc gia như đối với các doanh nghiệp. Tuy nhiên có trường hợp cá biệt như vào năm 2012 một chiếc tàu chiến của Argentina bị bắt giữ tại cảng Tema của Ghana theo lệnh của tòa án nước này sau khi Công ty NML kiện Chính phủ Argentina không thanh toán trái phiếu nợ mà công ty đã mua.
Đã có nhiều quốc gia vỡ nợ như Argentina, Iceland, Hylap, Mexico, Chile, Ukraine trong thập kỷ 90, sắp tới có thể là Venezuela và Ukraine.
Nếu trong tháng 6 tới Ukraine không đàm phán được với các chủ nợ thì buộc họ phải tuyên bố phá sản trên quy mô quốc gia.
Vậy phá sản sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với Ukraine? Về nguyên tắc không có quốc gia nào muốn tuyên bố phá sản và họ sẽ tìm mọi cách để thanh toán hoặc đàm phán với các chủ nợ.
Khi phá sản xảy ra số tiền lãi sẽ đẻ ra mà ta thường gọi “lãi mẹ đẻ lãi con”. Quốc gia phá sản buộc phải bán tống bán tháo những tài sản mà nhà nước sở hữu như đất đai, nhà xưởng, máy móc…
Chính phủ vay nợ từ các khoản vay song phương và đa phương thông qua các nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức như IMF, ODA, đến các khoản vay từ các nhà đầu tư tư nhân thông qua việc phát hành trái phiếu hoặc bảo lãnh phát hành trái phiếu. Tùy trường hợp cụ thể từng nước mà tỷ lệ nợ so với tổng sản phẩm quốc nội có thể đặt quốc gia đó ở mức báo động, ví dụ như Ukraine là trong tình trạng báo động khi dự tính trong năm nay số nợ/GDP là 100%. Theo tính toán của hai nhà kinh tế học người Mỹ Carmen Reinhart và Kenneth Rogoff cho thấy bình quân các quốc gia trong giai đoạn khủng hoảng chất chồng thêm khoảng 86% nợ nần, trong khi tổng thu quốc gia giảm trung bình 2% trong năm tiếp theo của cuộc khủng hoảng với Ukraine đang trong tình trạng chiến tranh có thể còn tồi tệ hơn rất nhiều.
Phá sản gây ra nhiều hệ lụy và hậu quả nghiêm trọng đối với quốc gia đó, đặc biệt trong tình trạng hiện nay đối với Ukraine. Đồng nội tệ có thể giảm giá mạnh dẫn đến những người gửi tín dụng sẽ ồ ạt đến nhà băng rút tiền gây ra tình trạng hỗn loạn trên thị trường tài chính. Họ sẽ quy đổi đồng nội tệ ra ngoại tệ ví dụ như để gửi ra nước ngoài, hay tích trữ. Nhưng điều tồi tệ nhất là thị trường vốn quốc tế sẽ phản ứng
Tồi tệ hơn là phản ứng của thị trường vốn quốc tế. Lãi suất trái phiến sẽ tăng mạnh hoặc quốc gia đó bị mất khả năng huy động vốn. Các tổ chức xếp hạng tín dụng sẽ cảnh báo về việc đầu tư vào quốc gia này. Thường là IMF sẽ ra tay can thiệp nhưng với Ukraine sự can thiệp của họ đã được ấn định, tệ hơn là họ còn dựa vào khả năng đàm phán nợ của Ukraine để bơm thêm các gói viện trợ tiếp theo.
Các chủ nợ sẽ tìm cách bán những trái phiếu mà họ đang nắm trong tay nhằm thu được đồng nào hay đồng đó điều này sẽ làm tài sản quốc gia được định giá một cách rẻ mạt. Tuy nhiên Ukraine đang trong tình trạng chiến tranh nên đã kìm hãm thậm chí là tác nhân gây nên hậu quả cho nền kinh tế quốc dân. Có thể các chủ nợ sẽ giữ lại trái phiếu nhưng sẽ tính lãi suất khác cao hơn nhiều, hoặc họ có thể cho giãn nợ vì chỉ cần hòa bình là Ukraine sẽ tăng trưởng. Có nhiều quan điểm khác nhau trong đó có ủng hộ và không ủng hộ cho việc Ukraine tuyên bố phá sản. Để phòng trước cho trường hợp xấu nhất xảy ra ngày 20 tháng 05 Quốc hội Ukraine đã thông qua luật cho phép chính phủ hoãn thanh toán nợ nước ngoài, trước hết là hoãn thanh toán với các cá nhân. Trong trong 4 năm tới Ukraine phải thanh toán 30 tỷ USD nợ nước ngoài và 17 tỷ USD nợ trong nước. Tổng nợ năm 2014 của Ukraine tuy đã giảm gần 3 tỷ USD nhưng vẫn ở con số nợ 72 tỷ USD và ngân sách 2015 đã dành số tiền tương đương toàn bộ ngân sách an ninh cả năm chỉ để thanh toán nợ, song đến nay chính phủ đã không còn đủ sức chi trả nợ. Thực ra dự luật này là đòn bẩy cho các cuộc đàm phán với các chủ nợ. Trước đó bà bộ trưởng tài chính Ukraine đã gây áp lực đối với các chủ nợ Mỹ “nếu ép Ukraine chắc chắn Ukraine sẽ tuyên bố phá sản, khi đó tài sản của các bạn sẽ mất giá trị”.
Theo lời Thủ tướng Ukraine Arseny Yasenyuk hầu như tiền vay từ IMF dùng cho quân sự và để trả nợ cho các chủ nợ, số tiền dùng cho phát triển kinh tế xã hội rất hạn chế. Phá sản làm cho sản xuất kinh doanh và xuất khẩu trở nên khó khăn vì thiếu nguồn vốn. Ukraine sẽ cần tới hơn 10 năm để khôi phục lại uy tín đối với thị trường tài chính quốc tế. Trong 10 năm đó Ukraine sẽ lấy nguồn tài chính ở đâu để phát triển kinh tế? Mặt khác tài chính và chính trị luôn song hành cùng nhau, đằng sau Chính phủ là các tập đoàn hùng mạnh nếu họ gây sức ép lên Chính phủ chắc chắn sẽ là điều bất lợi đối với Ukraine trong hợp tác quan hệ chính trị và thương mại. Phá sản cũng là công cụ đắc lực hỗ trợ cho lạm phát, với lạm phát phi mã hiện nay của Ukraine sẽ không thể tính toán được đồng Hrivna sẽ trôi về đâu mong rằng nó không trở thành đồng dinar của Yugoslavia, zaire của Zaira, bolívare của Venezuela, đô la của Zimbabwe.
Tuy nhiên phá sản cũng có thể giúp Ukraine giảm trả nợ nước ngoài trong ngắn và trung hạn. Phá sản giúp Ukraine thêm một lượng tiền dư ra từ gói cứu trợ IMF để phát triển kinh tế điều này sẽ giúp hồi phục kinh tế nhanh hơn, sẽ tạo ra sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, tăng uy tín trên thị trường tài chính quốc tế vì phá sản không có nghĩa là trốn tránh nghĩa vụ thanh toán mà đơn giản là sự trì hoãn trả nợ khi  đàm phán giãn nợ đối với chủ nợ không có kết quả.

Tuy nhiên phá sản là bất đắc dĩ và bước đường cùng đối với Ukraine, lịch sử cho thấy ở hầu hết các quốc gia, các bên cho vay đang tìm kiếm mức lợi suất cao cuối cùng sẽ tiếp tục cho vay miễn là họ nhận được phần thưởng tương xứng. Các chủ nợ và các nhà phân tích kinh tế hàng đầu đều cho rằng dưới sức ép của chính phủ phương Tây và các tổ chức cho vay sẽ thúc ép chính quyền Ukraine cải cách và đây là cách để trả nợ nhanh nhất khi chính phủ minh bạch, nền kinh tế bền vững, với những diễn biến gần đây về xung đột tại miền Đông và sự suy yếu của Nga chiến tranh sẽ hạ nhiệt. Ta cũng biết rằng những nước như Hàn Quốc, Ixrael họ đều trong tình trạng chiến tranh từ mấy chục năm nay nhưng họ vẫn phát triển. Đối với chính quyền Ukraine chỉ có cải cách mới thoát khỏi mớ bùng nhùng khó khăn hiện nay.

Dương Chuyên


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Có 1 phản hồi cho bài viết “Ukraine sẽ ra sao nếu tuyên bố phá sản?”:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề