Ukraina sẽ lấy lại Crưm từ Nga như thế nào?

Tổng thống Ukraina Poroshenko tuyên bố sẽ bình định miền đông đất nước rồi tiếp đến lấy lại bán đảo Crưm từ tay Nga. Dựa vào đâu, ông Poroshenko lại khẳng định như vậy?

Phát biểu trong cuộc phỏng vấn với một kênh truyền hình của Ukraina được phát sóng vào tối ngày 6/9, Tổng thống Petro Poroshenko đã đưa ra ba kịch bản để thực hiện mục tiêu lấy lại bán đảo Crưm từ tay Nga.

Thứ nhất là dùng sức mạnh quân sự tấn công, giải phóng lãnh thổ, trục xuất lực lượng của Nga và thân Nga ra khỏi khu vực này.

Thứ hai là xây dựng một bức tường cô lập Donbass, gây sức ép về kinh tế và chính trị buộc khu vực này phải đầu hàng..

Cuối cùng là giải quyết tình hình ở Donbass trên cơ sở một hiệp định Minsk mới ưu tiên thỏa mãn các điều kiện của Kiev.

Tổng thống Poroshenko cũng bày tỏ quyết tâm sẽ không bỏ cuộc, chiến đấu đến cùng để đạt được mục tiêu đưa Crưm, Donbass và các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng quay trở lại quyền kiểm soát của chính phủ Kiev.

Ông Poroshenko cũng nhấn mạnh tới cách để đảm bảo việc thu hồi chủ quyền Ukraina đối với những vùng lãnh thổ bị chiếm đóng một cách hòa bình là thỏa thuận Minsk. Để đạt được điều đó theo nhà lãnh đạo Ukraina, cần phải có sự tuân thủ lệnh ngừng bắn, rút ​​các thiết bị vũ khí hạng nặng, trả tự do cho các con tin, sự tham gia giám sát tích cực của OSCE, sự phục hồi quyền kiểm soát Ukraina trên biên giới với Nga.

Trong cuộc trả lời phóng vấn báo chí Pháp hồi đầu tháng 8 vừa qua, Tổng thống Poroshenko nói rằng ông quyết không bỏ một tấc đất chủ quyền đất nước. Để làm được điều đó, theo ông Poroshenko, trong năm nay, Ukraina sẽ xây dựng được một quân đội thuộc hàng tinh nhuệ và mạnh nhất châu Âu. Ông giải thích rằng phần lớn những đội quân tình nguyện đã gia nhập vào quân đội vệ bịnh quốc gia và họ đã góp phần tăng cường an ninh quốc cho đất nước.

Khi được hỏi ông mong muốn sự trợ giúp nào từ phương Tây, Tổng thống Poroshenko nói: “Thứ nhất chúng tôi cần sự ủng hộ của các nước châu Âu với Ukraina. Điều này chúng tôi đã có. Thứ hai là chúng cần có sự đoàn kết xuyên Đại Tây Dương. Thứ ba, chúng tôi cần sự hỗ trợ tài chính để cải cách. Vấn đề chính của người Ukraina là họ rất không muốn nghĩ rằng họ sống trong không gian của đế chế Xô Viết. Tự họ cảm thấy Ukraina là một quốc gia châu Âu. Người Ukraina muốn bằng mọi giá cải cách đất nước. Thứ tư là cần phải có một cơ chế để hối thúc kẻ xâm lược thực thi nghĩa vụ, tức là rút ngay quân đội của họ ra khỏi Ukraina. Điểm thứ năm là phối hợp có hiệu quản để thực thi kế hoạch hòa bình Minsk”.

Tại sao không nhường vùng đó đi cho những ai muốn? Ông Porochenko trả lời: “Đó là lãnh thổ của Ukraina. Bốn triệu người Ukraina đang sống ở đó. Vì thế không thể từ bỏ một mảnh đất nhỏ nào thuộc lãnh thổ đất nước tôi”.

Ông Porochenko lên lãnh đạo Ukraina từ tháng 5/2014 đến nay, tình hình Ukraina vẫn rối như canh hẹ, miền đông, miền tây đều loạn, thủ đô Kiev cũng vừa bị xáo trộn bởi các cuộc đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình chống đối. Trong khi đó, nguồn của cải vật chất của Ukraina giờ đây thấp hơn so với năm 1990.

Nh.Thạch theo Lao Động


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề