Liên Hiệp Châu Âu EU và các nước Liên Xô cũ lên án Nga xâm lược và sáp nhập bán đảo Crưm

34 quốc gia tham gia Thượng đỉnh ra Tuyên bố chung, trong đó có đoạn lên án Nga sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine. Đáng chú ý là việc Châu Âu thỏa thuận trợ giúp Kiev 1,8 tỷ euro.

Thượng đỉnh Đối tác phía Đông giữa Châu Âu với 6 nước Liên Xô cũ tại Riga kết thúc hôm 22/5/2015 tái khẳng định cam kết hợp tác “vì ổn định, an ninh và thịnh vượng của Liên Hiệp Châu Âu (EU), các đối tác Đông Âu và toàn châu lục”, RFI đưa tin.

34 quốc gia tham gia Thượng đỉnh ra Tuyên bố chung, trong đó có đoạn lên án Nga sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine. Đáng chú ý là việc Châu Âu thỏa thuận trợ giúp Kiev 1,8 tỷ euro.

Thượng đỉnh giữa 28 nước Liên Hiệp Châu Âu và sáu nước Đông Âu diễn ra trong bối cảnh xung đột vũ trang giữa phe ly khai thân Nga và chính quyền Kiev tại miền đông Ukraine chưa chấm dứt. Nhiều thành viên chủ chốt của Liên Hiệp Châu Âu không muốn làm căng thẳng thêm quan hệ với Nga, hiện đang chịu nhiều trừng phạt kinh tế của Phương Tây do bị nghi ngờ hậu thuẫn phía phe nổi dậy miền đông Ukraine.

Dự án gia nhập Liên Hiệp Châu Âu của các nước như Ukraine, Gruzia và Moldavia đã tạm thời bị đóng băng. Bù lại, Châu Âu quyết định giải ngân cho Ukraine thêm 1,8 tỷ euro để hỗ trợ nước này trong các cải cách kinh tế.

Liên Hiệp Châu Âu cũng hứa hẹn sẽ dỡ bỏ visa cho Ukraine và Gruzia, căn cứ theo tiến độ của các cải cách đã cam kết. Hiện tại, Moldavia đã được hưởng quy chế này.

Tổng thống Ukraine Petro Porocheko cho biết ông rất vui mừng, vì “tình đoàn kết hết sức mật thiết” từ phía Châu Âu.

Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Donald Tusk khẳng định, Châu Âu tiếp tục duy trì những cam kết với các đối tác, bất chấp các biến động trong năm vừa qua.

34 quốc gia tham gia thượng đỉnh đã ra tuyên bố chung Đối tác phía Đông, dài 13 trang, khẳng định những niềm tin và mục tiêu chung. Tuyên bố nhấn mạnh lập trường của các nước Châu Âu lên án Nga sáp nhập bán đảo Crimea và thành phố Sebastopol của Ukraine, nhưng đồng thời cũng ghi nhận lập trường riêng của các nước liên quan đến nghị quyết 68/262 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc về chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, được thông qua ngày 27/3/2014, với 100 phiếu thuận và 11 phiếu chống.

Trong các nước bỏ phiếu chống có Armenia và Belarus, hai thành viên của Đối tác phía đông. Theo một số nhà quan sát, Armenia và Belarus rốt cục đã bảo lưu được lập trường thân Nga của mình trong bản tuyên bố.

Về vấn đề gia nhập Châu Âu của sáu quốc gia Liên Xô cũ, Tổng thống Pháp François Hollande nhấn mạnh, tham gia hiệp định liên kết hoàn toàn không bảo đảm sẽ dẫn đến việc được chấp nhận là thành viên của khối. Mặt khác, Tổng thống Hollande cũng hy vọng áp lực lên Moscow tiếp tục gia tăng, để buộc Nga tôn trọng thỏa thuận hòa bình ở miền đông Ukraine.


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Có 8 phản hồi cho bài viết “Liên Hiệp Châu Âu EU và các nước Liên Xô cũ lên án Nga xâm lược và sáp nhập bán đảo Crưm”:

  1. Anh Kiem Xuan Hoang ơi. Sát nhập chứ không phải xay …… xát nhập nhá.
    Viết cái tít ….. xai dồi kia kìa

  2. Binh Văn Pham viết:

    Nghé ọ xai lốt. Sáp chứ không phải Sát nhập. Hay ý anh Trâu là nhập vào để giết.

  3. Chữ sát nhập là từ tôi hay nghe thời tôi còn ở VN và wiki cũng khẳng định.

  4. Tuy nhiên ngay trong bài đó anh Kiểm cũng dùng theo ý anh Bình.
    Chữ đó tôi bôi xanh.

  5. Binh Văn Pham viết:

    http://vi.wiktionary.org/wiki/s%C3%A1p_nh%E1%BA%ADp

    Sát có thể hiểu là giết, sát nhân, Sát Thát. Nhưng Sáp chỉ có là xích lại gần nhau. Ngay trong bài tác giả cũng dùng từ ” sáp”, trỉ có tiêu đề xai.

  6. Binh Văn Pham viết:

    Thôi, trả quan chọng. Vứn đề là đa số các nước nên án anh Pu tôi trong vụ Crime và chợ dúp UA khốn khổ là được.

  7. Anh sang bên NVHN mà xem. Người ta theo cái chữ của tôi chứ không theo cải cách giáo dục của anh đâu.
    Các kết quả trong google cũng cho kết quả cho từ sát nhập của tôi nhiều hơn gấp …. 10 lần từ sáp nhập của anh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề