Truyền thông phương Tây cảnh báo truyền thông Ukraina phải chân thực

Hình ảnh từ tiền tuyến ở miền Đông Ukraina gây ấn tượng mạnh: Một cột khói bụi bốc cao, những mảnh vỡ của tên lửa tung tóe và ba người dìu nhau chạy về phía trước, phía bên phải là ngôi nhà đổ nát và một chiếc xe đẩy trẻ em đứng chơ vơ. Những hình ảnh này được đăng trên Facebook hồi đầu tháng này. Nó nhanh chóng được lan truyền như một dấu hiệu cho thấy cuộc xung đột thường xuyên diễn ra nhưng dường như bị lãng quên.
Tuy nhiên một số nhiếp ảnh gia và binh sĩ Ukraina cho rằng bức ảnh được dàn dựng. Trong một bức thư ngỏ các nhiếp ảnh gia cho biết hình ảnh là một sự vụng về trong nỗ lực thực hiện cuộc chiến tranh thông tin. Nếu hình ảnh này không có thật hiển nhiên nó sẽ làm tổn hại đến uy tín của cơ quan truyền thông Ukraina.

CqD92JCWAAAXB4I
Dmitry Muravsky là tình nguyện viên của Bộ Quốc phòng, là nhiếp ảnh gia nghiệp dư, cũng là người chụp tấm hình này khẳng định nó là thật.
Các cuộc tranh cãi đã nổ ra chủ yếu trên Facebook và trên trang web tin tức của Ukraina đã công bố bức thư ngỏ. Đây là vấn đề đặc biệt nhạy cảm đối với các trang thông tin còn non trẻ của Ukraina, họ lâm vào tình trạng bế tắc trước sự hùng hậu của Nga trong cuộc xung đột, trong đó truyền thông đóng vài trò quan trọng trong suốt hai năm qua. Cuộc xung đột giữa quân đội chính phủ và ly khai được Nga hậu thuẫn đã làm hơn 9.500 thường dân thiệt mạng.
“Chúng tôi nhấn mạnh rằng điều duy nhất chúng ta đang chiến thắng trong các cuộc xung đột với Nga là những thông tin thẳng thắn và thông tin trung thực. Chúng tôi yêu cầu không đưa những hình ảnh trên giống như sự giả dối của truyền thông Nga. Các cuộc xung đột đang thực sự xảy ra, nó là sự thực, người người đang ngã xuống và để chứng minh cho điều đó có (rất nhiều) ảnh tư liệu và bằng chứng video”. Bức thư viết.
Nếu tấm hình là giả nó sẽ đi vào vết xe đổ của hình ảnh chiến tranh bị hoen ố vì tranh cãi chẳng hạn như “Falling Soldier” Robert Capa chụp trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha.
Trong cuộc trò chuyện với Muravsky qua WhatsApp và Facebook, các nhiếp ảnh gia nói rằng các hình ảnh bị nghi ngờ được chụp vào ngày 6/6 tại một làng nhỏ Shyrokne ngay phía đông của thành phố ven biển Mariupol và vụ nổ là do kẻ thù. Làng này là biểu tượng cho cuộc quyết đấu pháo binh và các loại vũ khí cỡ nhỏ của các tình nguyện viên Ukrane đánh đuổi ly khai ra khỏi Mariupol và mùa hè năm 2014. Kể từ khi Muravsky công bố hình ảnh lên Facebook vào ngày 15/8, ông đã trở lại làng này và phỏng vấn hai người lính được cho là trong tấm hình.
Trong khi những người lính trong đoạn video đã xác nhận vụ việc, theo bản dịch của Radio Free Europe / Radio Liberty, một cán bộ sĩ quan từ đơn vị, trung đội trưởng tên Viktor Moroz đã viết bài đăng trên Facebook rằng những người lính trong đoạn video đã được Bộ Quốc phòng Ukraina lựa chọn để Muravsky chụp ảnh. Ông cho biết đã làm nhiệm vụ trong Shyrokne từ tháng Hai đến tháng Sáu, nhưng không có mặt lúc Muravsky chụp ảnh.
“Nếu Muravsky hoặc Bộ Quốc phòng gây áp lực lên các chỉ huy đơn vị hoặc lên các chàng trai này tôi sẽ tìm hiểu ngay lập tức. Tôi hy vọng rằng với những gì họ đã được đào tạo, họ sẽ luôn luôn hành động theo lương tâm của mình. Những ngày mà chúng ta đã trải qua chiến đấu giống như một gia đình sẽ không trở thành vô nghĩa. Tôi khẳng định rằng tấm hình với khói bụi bốc lên trong Shyrokne mà Muravsky đã chụp là sự dàn dựng. Thật sự nơi này là tiền tuyến và đang xảy ra chiến tranh. Những người lính được hướng dẫn và được huấn luyện làm thế nào để hành động, để tránh bị thương và bị bong gân. Không có bắn phá, không có thiết bị nổ điều khiển từ xa được nhét trong một cái túi, trong bao xi măng, trong vật liệu xây dựng hoặc đá vôi”. Ông viết trên Facebook.
Theo Kenton Fulmer, một cựu kỹ thuật viên xử lý chất nổ và cũng là nhà nghiên cứu tại Armament Research Services đã ủng hộ khẳng định của Moroz thực sự chất nổ được chôn ở dưới một vật thể nào đó, mặc dù hiệu ứng cũng tương tự như một vụ pháo kích hoặc bắn đạn cối khi tiếp xúc với bề mặt.
“Nếu quả đạn cối có kíp nổ chưa nổ tức thời, trái ngược với kíp nổ siêu nhanh thì vụ nổ tương tự như hình ảnh. Tôi hy vọng sẽ tìm được phân mảnh tại hiện trường,” Fulmer nói thêm rằng ông cần bằng chứng về vật lý để đưa ra kết luận cuối cùng.
Muravsky cung cấp những hình ảnh thô (âm bản) và một số hình ảnh tuần tự chụp sau vụ nổ để The Washington Post phân tích. Khi được hỏi về những bức ảnh trước khi vụ nổ xảy ra, Muravsky cho biết ông đã xóa vì chúng “không cần thiết.”
“Tôi không phải là nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp và không có ý định cung cấp các tấm hình này cho báo chí nên không biết những điều này (xóa ảnh),” ông nói.
Theo một phân tích hình ảnh từ nhà nghiên cứu James Monterey tại Trung tâm Center for Nonproliferation Studies Martin, California họ sử dụng phần mềm với tên gọi Tungstène để phân tích tấm hình cho biết có rất ít bằng chứng nói rằng những tấm ảnh thô là giả tạo. Bức ảnh được chụp tại lúc 12:50:29 ngày 04 tháng 6, theo các nhà nghiên cứu có kinh nghiệm chụp ảnh phân tích.
Chiếc máy ảnh đã tập trung chụp bên trái, đặc biệt là chiếc xe đẩy của trẻ em. Theo tài liệu trên trang web của Bộ Quốc phòng lưu trữ cho thấy tại Shyrokne vào lúc 12:45-00:47 có cuộc tấn công bằng súng cối. Từ 4/6 đến 4/7, chỉ có ba cuộc tấn công khác bằng đạn cối xảy ra trước 5 giờ chiều; 11 vụ khác diễn ra vào lúc nhập nhoạng tối, theo trang web.
Theo Alexandra Taylor phát ngôn viên của OSCE đang giám sát tại Ukraina cho biết trong làng từ lúc 9-11 giờ sáng hôm đó không có vụ nổ nào xảy ra, nhưng đã không ghi lại các vụ nổ trong ngày hôm đó.
“Tất nhiên không loại trừ điều này đã xảy ra và chúng tôi đã không quan sát,” cô nói.
Muravsky tải hình ảnh vào album lên Facebook cá nhân ngày 15/8 với tên gọi “Pain of War.” Những hình ảnh trong album không có chú thích. Khoảng hai ngày sau đó, những hình ảnh bắt đầu lưu hành trên Twitter. Tờ Business Insider đã đưa tấm hình của Muravsky trong album “Pain of War” miêu tả hai người lính đang chạy trong một chiến hào với một vụ nổ phía sau với tiêu đề “Hình ảnh từ chiến tuyến của Ukraina là một lời nhắc nhở sống động vẫn có cuộc chiến tranh đang diễn ra ở châu Âu”.
Bức ảnh xuất hiện trong loạt seri giống như được sắp đặt rất kỹ, tuy nhiên khi được hỏi về bức tranh chiến hào, Muravsky cho biết nó đã xảy ra tại một thời điểm và địa điểm khác, không nhớ rõ bức hình được chụp khi nào. Khi được hỏi liệu tấm hình này có phải chụp trong khi đang huấn luyện? Muravsky nói rằng ông đã “không chuẩn bị để thảo luận về bức ảnh.”

13923383_1058334330909114_8142312240312524782_o
Trong album của Muravsky có một ảnh quân đội Ukraina với mô hình tương tự ngụy trang và mũ của họ được đánh dấu giống hình ảnh những người lính đang chạy trong hào. Trong hình ảnh này những người lính đang quỳ và vụ nổ phun lên từ bụi cây gần đó. Muravsky nói bức ảnh được chụp trong thời gian huấn luyện. Cả hai tấm hình (hai người lính chạy trong hào và hình trên) được tải lên cùng một ngày.
Theo Radio Free Europe / Radio Liberty, Muravsky đã trao cho Bộ Quốc phòng những tấm hình này để họ sử dụng quảng cáo cho quân đội. Ngày 25/8, Muravsky cho biết trong một bài đăng trên Facebook rằng ông sẽ phản ứng với bất kỳ luận điệu đi quá xa về các tấm hình được coi là dàn dựng dẫn đến kiện cáo.

Đức Dũng (theo Washingtonpost)


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề