Bộ Ngoại giao Trung Quốc chỉ trích lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga để đáp ứng với cuộc xung đột Ukraine và kêu gọi gia hạn “đối thoại” về vấn đề này. Các biện pháp trừng phạt kinh tế chống lại nước Nga là vấn đề chính trên bàn nghị sự của nhóm G7, sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama, Tổng thống Pháp Francois Hollande và Thủ tướng Đức Angela Merkel ủng hộ mở rộng trừng phạt kinh tế Nga.
“Về vấn đề Ukraine, chúng tôi đã nhiều lần lên tiếng bày tỏ quan điểm về việc xử phạt và các mối đe dọa trong việc sử dụng của họ,” phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc ông Hồng Lỗi cho biết trong cuộc họp báo, được hãng Nga TASS dẫn lời. “Chúng tôi chắc chắn rằng cuộc khủng hoảng tại Ukraine chỉ có thể được giải quyết thông qua đối thoại và tham vấn.”
“Chúng tôi hy vọng rằng tất cả các bên liên quan sẽ thực hiện các bước cần thiết và các biện pháp hiệu quả cho việc thực hiện các thỏa thuận Minsk và quản lý nó để nâng cao quá trình giải quyết chính trị, điều đó sẽ cho phép giải quyết cuộc khủng hoảng ở Ukraine một cách toàn diện.”
Mỹ và EU triển khai lệnh trừng phạt sâu rộng về kinh tế chống lại nước Nga vào tháng Chín năm ngoái như một sự đáp ứng trước việc sáp nhập bán đảo Crimea và tham gia có mục đích trong cuộc xung đột tại miền Đông Ukraine. Cuộc xung đột làm hơn 6400 người thiệt mạng. Nga đã từ chối là bên liên quan đến cuộc xung đột. Xử phạt ban đầu của EU nhắm mục tiêu vào các ngành công nghiệp năng lượng, vũ khí và tài chính của Nga và gây ra thiệt hại đáng kể cho nền kinh tế của Nga.
Obama, Hollande và bà Merkel dự kiến sẽ tiếp tục gia hạn các lệnh trừng phạt vô thời hạn buộc Nga phải thực hiện đầy đủ thỏa thuận ngừng bắn tại Minsk. Thỏa thuận hòa bình được ký kết cuối tháng Hai và kết quả là đã hạn chế những cuộc chiến đấu giữa phiến quân và lực lượng chính phủ Ukraine, mặc dù đã có một sự gia tăng bạo lực kể từ ngày bắt đầu.
“Thời hạn xử phạt đã được quy định rõ ràng về việc Nga phải thực hiện đầy đủ thỏa thuận Minsk và tôn trọng chủ quyền của Ukraine,” Nhà Trắng tuyên bố được BBC dẫn lời.
Hội nghị thượng đỉnh G7 gồm các nước Mỹ, Anh, Canada, Pháp, Đức, Nhật Bản, Ý và các đại diện của EU gặp nhau qua thứ hai tại khách sạn Schloss Elmau – Đức. Trước đó thường có mặt tham gia của Nga và được gọi là G8 nhưng họ đã bị cấm sau khi sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine.
Theo ibtimes
- Đức tin rằng vấn đề trở lại G8 của Nga đã khóa
- Kim ngạch thương mại giữa Nga và Ukraina ảnh hưởng bởi các biện pháp trừng phạt thực tế đã giảm bốn lần
- Lần đầu tiên phát hiện hệ thống TOS-1 Buratino của Nga tại Ukraina
- Nga kiểm soát chặt phiến quân ly khai, Ukraina tạm ngưng xung đột
- Việt Nam lên án hành động vô nhân đạo của tàu Thái Lan
- Ở Nga, "tích cực viên chống lệnh trừng phạt" Bareckii xông vào cửa hàng tiêu diệt "iPhone" [Video]
Trả lời