Thủ tướng Đức – Hy Lạp giữ liên lạc để đạt được thỏa thuận nợ

Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras và Thủ tướng Đức Angela Merkel đã đồng thuận duy trì liên lạc trong các cuộc đàm phán giữa người đi vay và chủ nợ nhằm đạt được thỏa thuận trong cuộc điện đàm ngày hôm nay, một quan chức chính phủ Hy Lạp cho biết.

“Trong cuộc đàm thoại cả hai nhà lãnh đạo đều bày tỏ sự đồng thuận cho cuộc giao tiếp đều đặn trong suốt quá trình đàm phán để có một giải pháp cùng có lợi cho cả các bên”.

Đóng cửa ra của thị trường quốc tế và bị khóa trong các cuộc đàm phán với Liên minh châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế chủ nợ chính yêu cầu họ phải cải cách, Hy Lạp có nguy cơ hết tiền mặt trong vài tuần tới.

Tuy nhiên các bộ trưởng tài chính khu vực đồng euro đã cảnh báo chính phủ nước này hôm thứ Sáu rằng họ sẽ không nhận được viện trợ mới cho đến khi phải đồng ý với kế hoạch cải cách kinh tế hoàn chỉnh.

Viên chức này cũng nói rằng nhóm kỹ thuật từ Hi Lạp và các chủ nợ – gọi là Brussels Group – sẽ tổ chức hội nghị qua điện thoại vào ngày thứ hai tới và nhóm họp vào ngày thứ tư để tăng tốc cho cuộc thương lượng.

Sau 5 năm khủng hoảng và hai kế hoạch hỗ trợ của quốc tế, đã giảm đi 25 % so với thời điểm của 2010. Tổng nợ công của nhà nước Hy Lạp lên tới 320 tỷ euro, tương đương với 170 % GDP với 30 % dân số trong tuổi lao động không có việc làm, tỷ lệ thất nghiệp lên tới 65 % đối với những người trong độ tuổi từ 20 đến 30. Lương tháng cơ bản của người dân từ 1.500 euro trước khủng hoảng năm 2010, nay tuột xuống còn 700 euro. Lương của các công nhân viên chức bị giảm hơn 60 %.

Một phần ba dân số trên quê hương của Socrate không đủ ăn mỗi ngày hai bữa. Dân thành phố đổ về các vùng quê, quay lại với công việc trồng trọt để kiếm ăn qua ngày. Nhiều trường học phải đóng cửa vì không có phương tiện thanh toán hóa đơn điện, nước. Thậm chí các trận bóng đá phải đấu ban ngày vì các câu lạc bộ không đủ tiền thắp đèn soi sáng sân vận động cho cầu thủ tranh tài.

Trong chuyến thăm Moscow ông Tsipras đã bày tỏ sự quan tâm tham gia vào dự án dẫn khí đốt của Nga sang châu Âu. Theo thỏa thuận đề xuất, Hy Lạp sẽ nhận được khoản tiền tạm ứng từ Nga, dựa trên lợi nhuận dự kiến khi tham gia vào đường ống dẫn khí đốt qua Hy Lạp. Tuần trước, Bộ trưởng Năng lượng Hy Lạp cho biết, Athens sẽ trả lại Moscow sau năm 2019, khi đường ống bắt đầu hoạt động.

Tuy nhiên Nga đã phủ nhận thông tin ký thỏa thuận đường ống dẫn khí đốt với Hy Lạp hôm 14/4, theo đó, Anthens sẽ nhận được khoản tiền lên đến 5,4 tỷ USD, nhằm giải quyết khủng hoảng nợ trước mắt.

Nhiều tháng nay, chính phủ Hy Lạp đã đàm phán với những đối tác trong khu vực châu Âu nhằm tìm kiếm các gói cứu trợ giải quyết tình trạng khủng hoảng nợ công. Tuy nhiên, tiến trình diễn ra rất chậm, và Athens đang tìm kiếm những nguồn tài trợ khác.

Sau khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008-2009, Hy Lạp nhiều lần bị đe dọa mất khả năng thanh toán. Bộ ba các nhà tài trợ quốc tế, gồm Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF, Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu BCE và Liên Hiệp Châu Âu đã phải tung ra hai gói hỗ trợ 110 tỷ euro và 142 tỷ vào năm 2010 và 2012 để cứu Hy Lạp. Gần 250 tỷ euro đó được Quỹ Ổn định Tài chính của châu Âu FESF cấp cho Athènes dưới hình thức tín dụng.

Về phần các chủ nợ tư nhân của Hy Lạp, gồm các ngân hàng, các hãng bảo hiểm, các quỹ đầu tư … vào tháng 3/2012 số này đã đồng ý xóa 70 % nợ – tức 102 tỷ euro – cho chính quyền Athènes. Như vậy, quốc tế đã giúp Hy Lạp tới hơn 340 tỷ euro.

Hy Lạp cũng là nước kịch liệt phản đối EU áp đặt trừng phạt Nga và luôn xích lại gần Nga trong bối cảnh căng thẳng quan hệ Nga – phương Tây liên quan đến cuộc xung đột Ukraine.

Thanh Dương


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề