Trong nhiều năm qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lợi dụng sự phụ thuộc của châu Âu vào nguồn khí tự nhiên của đất nước mình như một vũ khí chính sách đối ngoại mà không sợ bị Liên minh châu Âu (EU) thách thức. Nhưng giờ thì đã khác. Với việc EU bắt đầu vụ kiện chống độc quyền (antitrust) chống lại Tập đoàn năng lượng quốc doanh Gazprom của Nga, châu Âu đã gửi một tín hiệu rõ ràng rằng sự hung hăng của Putin không còn đáng sợ như trước đây nữa.
Thông điệp từ các ủy viên của Ủy ban châu Âu về Cạnh tranh – rằng các quy luật thị trường áp dụng cho tất cả mọi người – cũng đã bị Putin phớt lờ trong nhiều năm qua. Sự tin tưởng vào các phương tiện kinh tế và pháp lý để đạt được các mục tiêu chính trị từ lâu đã là một đặc điểm trong sự cai trị của Putin. Cách đây hơn một thập niên, Điện Kremlin đã sung công Tập đoàn Dầu khí Yukos, khi đó chiếm 20% sản lượng của Nga, và bỏ tù người sáng lập tập đoàn là ông Mikhail Khodorkovsky trong 10 năm vì tội trốn thuế bị dàn dựng sau khi ông dám phản đối Putin.
Mọi nhân vật quan trọng trong nền kinh tế tập trung vào năng lượng của Nga đều nhanh chóng quy thuận về mặt chính trị, cho phép Putin sử dụng việc xuất khẩu dầu khí của nước này như một cây gậy địa chính trị. Các quốc gia EU mà Putin không thể đe dọa về mặt quân sự, vì có NATO, được ve vãn với chiêu bài giảm giá – hoặc bị trừng phạt bằng việc tăng giá.
Thủ tướng Hungary Victor Orbán là người bạn trung thành nhất của Putin ở châu Âu (mặc dù Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras dường như đang muốn thay đổi điều đó), trong khi các nhà lãnh đạo Ba Lan đã liên tục cảnh báo rằng Nga có thể trở thành mối đe dọa cho châu lục này một lần nữa. Kết quả là trong khi Hungary chỉ phải trả cho Gazprom 260 USD cho 1000 mét khối khí, thì Ba Lan phải trả 526 USD – mức giá cao nhất ở EU.
Người Ba Lan phải trả một mức giá rất đắt, nhưng họ đã đúng. Việc máy bay MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines bị bắn rơi ở phía Đông Ukraine hồi tháng 7 năm ngoái dường như đã đánh dấu bước khởi đầu cho sự kết thúc danh tiếng của Nga trong vai trò một đất nước văn minh. Và hiện đang diễn ra phiên điều trần ở London về kẻ đã ám sát Alexander Litvenenko, cựu sĩ quan bất đồng chính kiến của KGB. Đầu buổi điều trần đó, luật sư đại diện cho gia đình Litvenenko đã tuyên bố rằng các bằng chứng trong vụ án đều dẫn đến Putin.
Nền kinh tế Nga đang bị rối loạn bởi các biện pháp trừng phạt của phương Tây nhằm đáp trả lại việc Điện Kremlin thôn tính Crimea và tiếp tục gây hấn ở miền Đông Ukraine. Đầu ra (của nền kinh tế Nga) được dự đoán sẽ giảm gần 4% trong năm nay, và xếp hạng tín dụng (credit rating) của nước này đã rơi vào tình trạng “rủi ro cao nhất” hoặc “gần cao nhất.”
Và hiện nay Ủy ban châu Âu đang dùng chính chiêu trò của Putin để chống lại Putin. Bằng việc tìm cách trừng phạt Gazprom vì đã thao túng giá năng lượng, nó đang nhắm một con dao găm vào trung tâm của chế độ Putin. Hơn nữa, hành động chống độc quyền của EU dường như là một phần của một cuộc tấn công pháp lý có phối hợp. Mùa hè năm ngoái, Tòa án Trọng tài Thường trực ở La Hay đã phán quyết rằng Nga phải bồi thường 50 tỉ USD cho các cổ đông của Yukos – một bản án dự kiến sẽ được giữ nguyên dù Nga có kháng cáo. Về cơ bản, quyết định này đã gửi đi cùng một thông điệp như hành động chống độc quyền của EU đối với Gazprom: các quy tắc áp dụng cho tất cả mọi người, và tài sản bị lấy cắp phải được hoàn trả.
Dĩ nhiên, châu Âu có thể không dễ dàng chịu đựng được việc cắt giảm 30% lượng khí tự nhiên nếu Putin ra lệnh cho Gazprom ngừng các hoạt động kinh doanh ở đó. Nhưng điều đó là không thể: Các nguồn tài nguyên thiên nhiên chiếm 70% sản lượng xuất khẩu của Nga, và doanh thu của Gazprom nói riêng đã chiếm ít nhất là 5% ngân sách quốc gia. Trong thập niên qua, giá dầu khí tăng đã thúc đẩy tăng trưởng GDP nhanh chóng, đảm bảo sự ủng hộ của dân chúng đối với Putin và mang đến cho Putin những nguồn lực để xây dựng lại sức mạnh quân sự của Nga, hiện đang phô trương ở Ukraine.
Nói cách khác, Gazprom (và chính phủ Nga) ít có khả năng chịu được việc mất thị trường châu Âu hơn là ngược lại. Quả thật, với việc Trung Quốc mặc cả cứng rắn trong thời gian Putin tuyệt vọng tìm kiếm người mua khác (thay thế châu Âu), việc đe dọa cắt giảm xuất khẩu sang châu Âu đã chứng tỏ là một chiến thuật hết sức thiếu khôn ngoan.
Thời khắc quyết định đang dần tới gần. Phần lớn thế giới đang hành động để giảm phụ thuộc vào các nhà cung cấp năng lượng bất ổn hay khó tính bằng cách áp dụng các công nghệ mới như công nghệ fracking (để khai thác dầu đá phiến như ở Mỹ – NHĐ) và tăng mua từ những nơi khác như Úc, Na Uy, Qatar và Hoa Kỳ, những nước đã nới lỏng các hạn chế về xuất khẩu các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Dù thích hay không, xu hướng này sẽ buộc Putin phải có trách nhiệm hơn với những hành động của mình. EU có thể không thể mang Crimea trở về với Ukraine, nhưng những hành động pháp lý của họ có thể khiến Putin nhận ra rằng các chiến thuật mạnh tay sẽ không còn hiệu quả nữa.
Nina L. Khrushcheva là giáo sư giảng dạy Chương trình sau đại học về Quan hệ quốc tế tại New School ở New York, và là thành viên cấp cao tại Viện Chính sách Thế giới, nơi bà phụ trách Dự án nghiên cứu về Nga. Trước đó, bà đã giảng dạy tại Đại học Columbia, và là tác giả cuốn Imagining Nabokov: Russia Between Art and Politics và The Lost Khrushchev: A Journey into the Gulag of the Russian Mind.
Vũ Văn (Theo Nghiên cứu Quốc tế)
- Ukraina đã tiết lộ "Kế hoạch B" trong trường hợp chấm dứt vận chuyển khí
- Tòa án Luân Đôn đã đưa ra một quyết định quan trọng là: Tịch thu tài sản của Gazprom
- LAN MAN ĐÔI CHUYỆN ĐẦU NĂM MỚI
- Tinh hoa Nga và tinh hoa phương Tây (tiếp theo)
- Poroshenko: chế độ Yanukovych đã để lại cho Ukraina một khoản nợ trị giá 54 tỷ đô la
- Trump - ЕС, hai lựa chọn: Hoặc hàng ngày đếm lỗ hoặc đóng dự án "Nord Stream-2"
Hi Diane! I go where the people want me and right now the bookings are taking me primarily to the Lansing area. But Im told it#172&8;s worth the drive! Would love to have you! Nedra