Trong cuộc chiến chống khủng hoảng nợ tại Ireland, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Cyprus và Hy Lạp, châu Âu có hai phương pháp tiếp cận khác nhau. Các quốc gia phương nam muốn kích thích tăng trưởng thông qua tăng chi tiêu với hy vọng sẽ gia tăng doanh thu. Ngược lại, Đức và các nước Bắc Âu lại ưu tiên cắt giảm chi phí và cải cách cơ cấu – một phương pháp tiếp cận có ảnh hưởng đến các nhu cầu quan trọng của người dân các quốc gia này.
Vì sao việc đàm phán giữa EU và Hy Lạp lại kéo dài quá lâu ?
Ngày 16/4 vừa qua, Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras đã khẳng định rằng ông rất lạc quan về việc ký kết được một thỏa thuận với các chủ nợ quốc tế từ đây đến cuối tháng 4.
Thái độ lạc quan này có vẻ trái ngược với tuyên bố trước đó của Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schauble: “Chẳng ai có khái niệm gì về thời điểm ký kết một thỏa ước với Hy Lạp cả” và cho rằng sẽ khó có một sự dung hòa trong cuộc họp của EU tại Riga ngày 24/4. Tại Brussels người ta nói đến “đường chân trời 11/5” của cuộc họp EU kế tiếp.
Vấn đề giờ đây không còn là sự thiếu hợp tác từ phía Hy Lạp nữa. Chính phủ của Thủ tướng Tsipras không còn ngần ngại đàm phán với các nguyên thủ Đức, Pháp và những định chế châu Âu từ cuối tháng 3.
Nhưng phía châu Âu vẫn tiếp tục than phiền về sự thiếu thông tin và cho rằng rất cần phải thu thập đầy đủ để có thể nêu lập trường về một chương trình cải cách.
“Chúng tôi vẫn chưa có được một cái nhìn rõ rệt về mức thu chi của quốc gia, thế thì làm sao chúng tôi đưa ra ý kiến? Không thể nào”.
Và còn có những bất đồng về nội dung, về bản chất của cuộc cải cách cần có tại Hy Lạp. Các chủ nợ nhấn mạnh rằng công cuộc cải cách không nên gây tổn hại cho tài chính công hoặc tính cạnh tranh của nền kinh tế. Họ tiếp tục kêu gọi cải cách lương hưu, hiện đại hóa hành chính công, thu nhiều hơn từ khu vực tư hữu hóa và cho rằng “các dự án của Hy Lạp về thuế khóa là quá dễ dãi”.
Thủ tướng Hy Lạp Tsipras nhận định: “Các đối tác đàm phán muốn biến chúng tôi thành những kẻ thiếu năng lực” trước mối ngờ vực về việc Hy Lạp có đủ khả năng trả tiền lương và tiền hưu trí của công chức cũng như khả năng trả nợ đáo hạn trong thời gian tới hay không.
Hy Lạp phải tìm được 879 triệu euro trong tháng 5 trả cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vì tổ chức này từ chối gia hạn, cộng thêm 400 triệu euro để trả lãi và 2,4 tỉ euro trả cho công trái. Gánh nặng càng nghiêm trọng hơn vào tháng 7 và 8.
“Chúng tôi biết rằng có những phần dự trữ tiền mặt, nhất là trong các xí nghiệp nhà nước, và Hy Lạp có thể huy động đến khi cần” – một nguồn tin châu Âu cho biết.
Canh bạc vẫn tiếp tục giữa một bên là Chính phủ Hy Lạp và một bên là Đức. Giờ đây lằn ranh giới hạn là vào ngày 30/6, ngày mà gói cứu trợ thứ nhì (130 tỉ euro) cho Hy Lạp sẽ kết thúc.
Nếu lúc ấy không có một thỏa ước nào được ký kết giữa Hy Lạp và các chủ nợ, điều này có nghĩa là chính phủ nước này không được hưởng phần vay 7,2 tỉ euro còn lại và phải tự xoay sở với những khoản chi trả nợ sắp tới.
Việc gia nhập thị trường vốn đã rất hạn chế lại càng khó khăn hơn. Hơn thế nữa, vào ngày 15/4 nừa qua, công ty đánh giá S&P đã hạ điểm của Hy Lạp xuống mức “CCC+”.
Hôm khai mạc hội nghị mùa xuân ngày 14/4 tại Washington của IMF và Ngân hàng Thế giới, Hy Lạp đã là chủ đề tranh luận của các thành viên G20 và giới lãnh đạo IMF.
Sau khi các đại diện của G20 và nhiều quốc gia mới phát triển khác bày tỏ sự lo âu về Hy Lạp, Giám đốc châu Âu của IMF Poul Thomsen và Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Mario Draghi đã thúc giục Hy Lạp nên nhanh chóng tìm ra một sự thỏa hiệp với các chủ nợ.
Danh sách và chi tiết những sự cải cách mà Thủ tướng Tsipras cam kết để giải ngân gói cứu trợ cần thiết vẫn chưa được xác định. Dường như vấn đề cải cách lương hưu là nhân tố gây bất đồng giữa Chính phủ Hy Lạp và IMF.
Giống như Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schauble, chẳng ai tin rằng sẽ đạt được một thỏa ước vào ngày 24/4 tại Riga.
“Đế quốc thứ tư xuất khẩu những quy định”
Ngày 30/5/1941, Manolis Glezos và một người bạn đã thực hiện hành động phản đối Adolf Hitler. Hai người đã lẻn vào một cột cờ ở Athens, tháo gỡ và xé tan lá cờ chữ thập mà người Đức treo khi họ chiếm đóng Hy Lạp 4 tuần trước đó. Khi đó họ được coi như những người hùng.
Hiện tại, Glezos – 93 tuổi là thành viên đảng cầm quyền Syriza thuộc Nghị viện châu Âu. Trong văn phòng của mình ở Brussels, ông kể về cuộc chiến chống phát xít Đức năm xưa và cuộc chiến chống nước Đức hiện tại. Glezos biết điều gì sẽ xảy ra khi một lần nữa Đức chiếm ưu thế ở châu Âu.
Theo ông, Đức đang thống trị châu Âu và hưởng lợi từ sự khốn khổ của người dân Hy Lạp.
Dường như sự hiện diện của nước Đức luôn có mối liên hệ trực tiếp với quá khứ kinh hoàng của quốc gia này. Glezor cho rằng, mối quan hệ giữa Đức và Hy Lạp chẳng khác nào giữa bạo chúa và nô lệ.
Trong một thời gian dài trước đó, chỉ người Đức bị ám ảnh về quá khứ phát xít Đức, nhưng gần đây các quốc gia châu Âu khác cũng góp chung tiếng nói.
Ngày càng nhiều những bức tranh biếm họa vẽ Thủ tướng Angela Merkel hay những cỗ xe tăng Đức hướng về phía nam xuất hiện tràn lan ở Hy Lạp, Tây Ban Nha, Anh, Ba Lan, Italia và Bồ Đào Nha.
Biểu tượng Đức Quốc xã trở thành hình ảnh tượng trưng tại các cuộc biểu tình chống “thắt lưng buộc bụng”. Mọi người thậm chí còn dùng đến thuật ngữ “Đế quốc thứ 4” để ám chỉ đến “Đế quốc thứ 3” của Hitler.
Thuật ngữ này hàm ý về sự thống trị, sức mạnh trung tâm điều khiển nhiều dân tộc khác. Nhưng như vậy là hoàn toàn không đúng khi nói về nước Đức trong lĩnh vực kinh tế.
Cuộc khủng hoảng đồng euro đã đưa nước Đức thống trị miền Nam châu Âu và cho phép quốc gia này áp đặt những nguyên tắc nghẹt thở ngay cả khi chính sách xuất khẩu mang lại cho Đức nhiều lợi nhuận hơn cả từ cuộc khủng hoảng.
Đối với một số quốc gia, Đức đã trở thành một nhân vật chiếm đóng kinh tế ích kỷ được bao bọc bởi các nước Bắc Âu nhỏ hơn.
Một khi Đức nắm quyền bá chủ, thì người hàng xóm Pháp không thể không lo sợ. Trong vòng 80 năm, quân Đức đã từng 3 lần chiếm đóng một phần lãnh thổ nước Pháp. Các tri thức cánh tả nước Pháp cảnh báo: “Đức đang tăng cường theo đuổi quyền lực chính trị và âm mưu bành trướng”.
Châu Âu đang được cai trị bởi một quốc gia trong quá khứ không ngừng dao động giữa lý trí và cuồng vọng. Kể từ sau khi thống nhất đất nước, Đức đã nắm quyền kiểm soát một khu vực rộng lớn của Đông Âu – khu vực từng chịu sự ảnh hưởng của Liên Xô – để phục vụ cho lợi ích kinh tế của riêng mình.
Ông Nikos Xydakis, Thứ trưởng Bộ Văn hóa Hy Lạp cho biết, chính sách “thắt lưng buộc bụng” của châu Âu đang hủy hoại Hy Lạp. Dù Hy Lạp không yêu cầu các khoản vay khẩn cấp, chúng vẫn đi kèm với các chương trình cắt giảm chi phí. Và bây giờ thì họ đang phải trả nợ bằng chính máu của nhân dân mình.
Với nước Đức, “thắt lưng buộc bụng” có thể mang ý nghĩa tích cực. Nhưng ở những quốc gia châu Âu chịu ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng nợ, điều này đại diện cho một chính sách ảm đạm của sự thiếu thốn do bên ngoài áp đặt. Giờ đây, Đức không chỉ xuất khẩu hàng hóa mà còn xuất khẩu cả những quy định.
Đế chế nửa vời
Trong cuộc chiến chống khủng hoảng nợ tại Ireland, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Cyprus và Hy Lạp, châu Âu có hai phương pháp tiếp cận khác nhau. Các quốc gia phương nam muốn kích thích tăng trưởng thông qua tăng chi tiêu với hy vọng sẽ gia tăng doanh thu.
Ngược lại, Đức và các nước Bắc Âu lại ưu tiên cắt giảm chi phí và cải cách cơ cấu – một phương pháp tiếp cận có ảnh hưởng đến các nhu cầu quan trọng của người dân các quốc gia này.
Thủ tướng Merkel luôn kiên trì con đường của mình với một khái niệm mang dấu ấn của người Đức: hiệp ước tài chính.
Ngoài ra, các nhà lãnh đạo EU cũng đã nhất trí đưa giới hạn mức nợ vào hiến pháp quốc gia để áp dụng những hình phạt nghiêm khắc hơn đối với những người vượt mức giới hạn thâm hụt tối đa và thực hiện tái cấu trúc theo mô hình của người Đức từ năm 2003 đến 2005.
Đức hiện nay là chủ nợ lớn nhất của châu Âu. Chủ nợ luôn có quyền lực đối với các con nợ của họ: họ mong đợi thái độ biết ơn và luôn đưa ra những áp đặt đảm bảo các con nợ có thể trả nợ. Và tất nhiên, các chủ nợ thường không nhận được sự yêu mến.
Mặc dù đóng vai trò thống trị châu Âu về kinh tế trong cuộc khủng hoảng đồng euro, Đức vẫn chỉ là một chú lùn trong chính sách đối ngoại. Đỉnh điểm của việc từ chối đóng vai trò chính trị quan trọng là Đức bỏ phiếu trống trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc về sự can thiệp của Nato vào Libya tháng 3/2011. Đây thực sự là một bước lùi đối với Đức.
Mặc dù trước đó Đức cũng đã tham gia vào các cuộc không kích ở Kosovo và Afghanistan. Điều này không quá khó hiểu. Mục tiêu của Đức là trở thành một cường quốc kinh tế, chứ không phải cường quốc về quân sự. Nghịch lý này cũng được thể hiện trong vai trò của Đức với cuộc khủng hoảng Ukraine.
Đức vẫn giữ vai trò “đế chế”, ít nhất trong lĩnh vực kinh tế. Khu vực đồng euro rõ ràng do Đức cai trị. Quốc gia này có tiếng nói quan trọng đối với vận mệnh của hàng triệu người ở nhiều quốc gia khác.
Sức mạnh to lớn này dĩ nhiên đi kèm với những trọng trách cũng vô cùng lớn lao, mà đôi khi chính phủ và các nhà hoạch định chính sách hành xử như thể họ đang lãnh đạo một quốc gia nhỏ.
Thực tế, để mọi vấn đề được xử lý ổn thỏa, một mình nước Đức không thể ôm đồm bằng công cụ tài chính. Với phong cách muốn làm anh cả trong mọi tình huống và sự hào phóng đối với các quốc gia khác, Đức phải rất gồng mình để giữ vai trò tiên phong. Chúng ta cũng dõi theo sự tiên phong của nước Đức ra sao trong những thời khắc khó khăn chung của cả thế giới.
CAND
- "Kết quả không gây ngạc nhiên": thế giới đã phản ứng như thế nào với "bầu cử của Putin" ở Crưm
- Merkel nói cho Putin rằng bà có đủ sức bàn về Ukraina
- Poroshenko tuyên bố đang có mối nguy hiểm của một "cuộc chiến tranh mở" từ phía Nga
- Deutsche Bank đã chuyễn nhầm cho khách hàng của mình $ 6 tỷ
- Bác sĩ danh tiếng liều lĩnh bỏ Đức về Việt Nam
- Ngoại trưởng Steinmeier: Thỏa thuận ngừng bắn có tiến bộ
Trả lời