“Kết quả không gây ngạc nhiên”: thế giới đã phản ứng như thế nào với “bầu cử của Putin” ở Crưm

Người châu Âu đã giải thích tại sao họ xem cuộc bầu cử của Nga trên bán đảo Crưm là bất hợp pháp

Các nước châu Âu trong các tuyên bố của mình đã cùng chung những ý kiến rằng cuộc bầu cử ở Crưm bị chiếm đóng là bất hợp pháp, vì không ai công nhận việc sáp nhập của bán đảo này bởi Liên bang Nga, do đó, kết quả của cuộc bầu cử Tổng thống Nga ở đây là bất hợp pháp.

Tổng thống Ukraina Petr Poroshenko trước đó đã kêu gọi cộng đồng thế giới không công nhận cuộc bầu cử của Nga ở Crưm. Ông cũng yêu cầu người châu Âu không gửi các nhà quan sát tới bán đảo.

Kết quả là, những người Tatar Crưm đã phớt lờ Putin và số lượng cử tri bỏ phiếu cho cuộc bầu cử được gọi là không vượt quá 10%. Người đứng đầu Ủy ban bầu cử Kurultai của người Crưm Tatar Zair Smedlyaev đã kể là các nhà chức trách địa phương đã điều chỉnh kết quả của cuộc bầu cử như thế nào.

Cộng đồng thế giới có thể đã nghe Tổng thống Ukraina và lên tiếng quan điểm phân loại về “trò hề Nga”, người ta gọi cuộc bầu cử của ông Putin ở Ukraina ra sao.

  • Bộ Ngoại giao Na Uy: “Na Uy sẽ không công nhận cuộc bầu cử tổng thống Nga ở Crưm, Na Uy sẽ tiếp tục hỗ trợ chính sách không công nhận của EU”.
  • Bộ Ngoại giao Pháp: “Pháp không công nhận việc tổ chức bỏ phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống Nga ở Crưm ngày nay. Việc buộc thay đổi biên giới là trái với luật pháp quốc tế, bao gồm nghĩa vụ giả định của Liên bang Nga”.
  • Ngoại trưởng Đức: “Kết quả các cuộc bầu cử tại Nga không gây điều bất ngờ, cũng như các hoàn cảnh trong đó các cuộc bầu cử đã diễn ra. Một thực tế rằng những cuộc bầu cử đã diễn ra tại Crưm, sáp nhập bất chấp luật pháp quốc tế, theo quan điểm của chúng tôi là không thể chấp nhận được”.
  • Bộ Ngoại giao Áo: “Đối với các cuộc tranh luận ở Ukraina về tái đắc cử của Tổng thống Putin, thì tôi đã nhận thấy, khi tháp tùng với Tổng thống Van der Bellena trên một chuyến công cán đến Ukraina, mà chủ đề này lại một lần nữa được thảo luận. Tổng thống Liên bang tuần trước đã chỉ ra, và đấy cũng là quan điểm chính phủ Áo, rằng các phiếu bầu ở các vùng bị sáp nhập không tuân thủ luật quốc tế thì không thể coi là có hiệu lực “.
  • Bộ Ngoại giao Ba Lan: “Bộ Ngoại giao nhắc lại rằng Ba Lan, cùng với toàn thể cộng đồng xuyên Đại Tây Dương bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ của mình liên quan tới các hành động của Nga đối với Ukraina. Chúng tôi ủng hộ tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina và chúng tôi cho rằng Crưm là một phần của quốc gia Ukraina. Điều đó cũng có nghĩa là các cuộc bầu cử tổng thống tại bán đảo được tiến hành bởi các cơ quan của Liên bang Nga không thể được coi là hợp pháp “.
  • Slovakia: “Ukraina là người hàng xóm của chúng tôi, và giữ gìn chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là một trong những lợi ích quốc gia chính của Cộng hòa Slovak, Slovakia duy trì quan điểm của mình, đó là dựa trên sự lên án về việc sáp nhập Crưm và bất ổn ở Donbass. Slovakia khẳng định về việc thực hiện đầy đủ các thỏa thuận Minsk, đó là điều kiện để xem lại các biện pháp trừng phạt đối với Liên bang Nga. Chúng tôi cũng ủng hộ sự hội tụ (tiếp xúc gần gũi-ND) giữa Ukraina với Liên minh châu Âu, điều mà chúng tôi coi là một cách để ổn định ở phía đông biên giới của chúng ta. Chúng tôi thừa nhận nguyện vọng châu Âu của Kiev và nỗ lực của mình đối với hiệp hội chính trị và hội nhập kinh tế với EU. Với những điều nêu ở trên, chúng tôi không công nhận kết quả bầu cử tổng thống Liên Bang Nga trên lãnh thổ Crưm của Ukraina”.
  • Đại sứ Nhật Bản tại Ukraina Shigeki Summa thay mặt cho chính phủ của ông tuyên bố: “Nhật Bản hỗ trợ sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Ukraina và không chấp nhận những nỗ lực nhằm thay đổi hiện trạng bằng vũ lực. Do đó, Nhật Bản không công nhận sự sáp nhập bất hợp pháp Crưm vào tháng 3 năm 2014 bởi Liên bang Nga, vì vậy, tương ứng và không công nhận việc tổ chức tại Crưm của cái gọi là cuộc bầu cử tổng thống của Liên bang Nga vào ngày 18 tháng 3 năm 2018 “.
  • Tổ chức OSCE: “Hạn chế đối với quyền tự do cơ bản tại Liên bang Nga, cũng như việc đăng ký của các ứng viên có không gian hạn chế sự tham gia chính trị và dẫn đến thiếu các cuộc bầu cử cạnh tranh chính thực.Bầu cử mà không có cạnh tranh thực sự, như chúng ta đã thấy ở đây, không phải là một cuộc bầu chọn thực sự. Quản lý chuyên nghiệp và hiệu quả các khía cạnh kỹ thuật của cuộc bầu cử bởi Ủy ban Bầu cử Trung ương xứng đáng được công nhận. Nhưng nếu khung pháp lý hạn chế nhiều quyền tự do cơ bản, và kết quả là không nghi ngờ gì, thì cuộc bầu cử hầu như mất đi mục đích của mình – để cho mọi người có cơ hội lựa chọn những người lãnh đạo của mình “.

Trong khi chờ đợi, ở châu Âu đã có những cuộc mít tinh chống lại các cuộc bầu cử ở Liên bang Nga. Nhiều cuộc mít tinh chống lại cuộc bầu cử ở Nga đã tràn ngập sang các nước châu Âu. Những người dưới quốc kỳ Ukraina đã kêu gọi cộng đồng thế giới không công nhận cuộc bỏ phiếu ở Nga.

Nguyễn Vinh (theo segodnya)


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề