Kế hoạch ngân sách của Nga có những giả định khá “buồn cười”, có lẽ là để duy trì sự ủng hộ của xã hội.
Hôm 30/09, Nga đã đệ trình ngân sách của nước này với Duma quốc gia (Hạ viện Nga). Sau 3 vòng thảo luận, Tổng thống Vladimir Putin sẽ ký vào luật ngân sách mới. Ngân sách Nga cho thấy mức độ của những vấn đề mà nền kinh tế nước này đang gặp phải và mức độ không sẵn sàng đối diện với thực tại của chính phủ nước này.
Đó là một kế hoạch khắc khổ vừa phải: 700 tỷ ruble (17,8 tỷ USD) của kế hoạch chi tiêu trước đây được cắt giảm. Các sắc thuế mới đối với thuốc lá và rượu sẽ có thể được áp dụng. Các biện pháp này phần nào để đối phó với nền kinh tế tăng trưởng nghèo nàn của Nga, khiến doanh thu thuế giảm mạnh.
Ngân hàng Thế giới đã cắt giảm mức dự báo tăng trưởng của kinh tế Nga xuống còn 0,3% trong năm 2015 và 0,4% trong năm 2016, giảm 1 điểm phần trăm so với các mức dự báo trước đó.
Đồng ruble đã mất khoảng 20% giá trị so với đồng USD kể từ tháng 10/2013. Có những đồn đoán rằng, Ngân hàng Trung ương Nga sẽ sớm áp dụng các biện pháp kiểm soát đối với dòng vốn chảy ra, mà tính riêng trong quý đầu năm nay đã đạt khoảng 50 tỷ USD.
Nhưng giữa bối cảnh thắt chặt chi tiêu chung, vẫn có một vài đối tượng được hưởng lợi. Ông Putin muốn làm tốt một lời hứa khi bầu cử là thúc đẩy tiêu dùng xã hội (bằng cách tăng tiền lương ở khu vực công). Quốc phòng, với việc tăng 20%, là một nhóm hưởng lợi khác.
Theo Julian Cooper của Đại học Birmingham, những của “bố thí” này không được thực hiện với cuộc khủng hoảng Ukraine gần đây, nhưng là một phần trong kế hoạch dài hạn để hiện đại hóa quân đội Nga. Chi tiêu cho quốc phòng sẽ tăng 85% từ năm 2012 đến năm 2017.
Tiếp theo, có một vấn đề đặt ra đối với lĩnh vực dầu lửa. Trong năm 2015, Nga sẽ cần một mức giá dầu vào khoảng 105 USD/thùng để cân bằng ngân sách. Nhưng dầu thô hiện đang được giao dịch ở mức 88 USD/thùng, giảm hơn 10% so với hồi tháng 5. Nhu cầu yếu từ Trung Quốc và nguồn cung dồi dào từ Mỹ giúp giải thích cho việc giảm giá này.
Giá dầu – được tính bằng đồng USD – thấp hơn không phải là quá xấu đối với Nga, trong bối cảnh đồng rub giảm giá mạnh như đã nói. Nhưng trong vài năm gần đây, sự phụ thuộc của ngân sách Nga vào doanh thu dầu lửa đã tăng lên. Nếu loại dầu ra thì GDP của Nga sẽ giảm 3,6% trong năm 2007, nhưng giờ mức giảm này là 10%.
Nga ước tính mức thâm hụt ngân sách trong năm nay là không đáng kể, chỉ khoảng 0,6% GDP. Dự đoán đó là quá lạc quan – Kremlin giả định giá dầu ở mức 100 USD/ounce. Các dự báo mới nhất từ Energy Aspects, một đơn vị tư vấn, cho thấy, giá dầu Brent sẽ không vượt quá 100 USD trong khoảng 9 tháng tới.
Có những giả định kỳ lạ khác trong ngân sách Nga. Dự báo tăng trưởng kinh tế của Kremlin (1,2% trong năm 2015) cao hơn nhiều so với mức nhất trí của thị trường. Nga ước tính tỷ lệ lạm phát sẽ là 5% vào năm tới, mặc dù các biện pháp trừng phạt của Mỹ và EU đã đẩy tỷ lệ lạm phát hiện tại lên 7,6%.
Lạm phát cao trong dài hạn sẽ khiến Nga trở nên kém cạnh tranh hơn. Nó cũng có thể buộc Ngân hàng Trung ương tăng lãi suất, một nhân tố bất lợi cho tăng trưởng. Từ tháng 3, Ngân hàng Trung ương Nga đã tăng lãi suất thêm 2,5 điểm (phần trăm) và hiện ở mức 8%/năm.
Ngân sách Nga dường như là để cố duy trì sự ủng hộ của xã hội, khi trên thực tế, nó yếu hơn nhiều.
Theo tin nhanh chứng khoán.
- Gia nhập EU và NATO, nhưng không có Donbass - 9 câu hỏi về cuộc hội đàm Biden-Putin
- Ukraina, Mỹ và Ba Lan đã ký thỏa thuận đa dạng hóa nguồn cung cấp khí đốt
- Các tên lửa hành trình của Ukraina có khả năng "khóa biển Azov"
- NƯỚC NGA TRONG CUỘC ĐỐI ĐẦU MỸ-TRUNG
- Bài phát biểu của tân tổng thống Ukraina Vladimir Alekseievich Zelensky.
- Portnikov: Zelensky nguy hiểm hơn nhiều đối với Putin so với Poroshenko
Đề nghị Anh Già chú thích rõ “…Hôm 30.10…” là của năm nào? vì nếu năm nay (2014) thì hôm nay mới là 15.10 thôi.
30/09 anh nhé. Như vậy là e trong hiện tượng quá tải. Anh giúp em đi
Thật khủng khiếp, thế mới biêt là giá dầu mỏ lên hay xuống tác động rất mạnh đến nền kinh tế quốc gia của nước bán và đồng thời cũng là nước mua loại “vàng đen” này, ví dụ cứ 1 đô la hạ giá trên một phuy của thị trường dầu mỏ thế giới thì ngân sách LB Nga mất đi 2 tỷ USD (80 tỷ rúp) , và từ lúc 112$/phuy đến nay còn 84$/phuy tức là tụt gần 30$/phuy trong vòng 3-4 tháng, bạn thử làm phép tính nhẩm xem: http://www.ukrinform.ua/rus/news/byudget_rossii_teryaet_2_mlrd_na_kagdom_neftyanom_dollare_1674782
LX tan rã vì dầu mỏ, Putin nổi tiếng vực dậy nước Nga cũng do dầu mỏ, giờ đây dầu mỏ lại tụt dốc để thử tài Putin .
Nếu dầu xuống dài dài…. chắc bố Pt sống dậy cũng chạy té ghế.
Рейтинг 84% и нефть 84 долл, магическая цифра, дальше что-то будет.
Gay quá xuống dưới 83 $ rồi. theo số liệu của bộ tài chính Nga, nguồn ngân sách sách Nga sẽ giảm theo tỷ lệ 2 tỷ $ (80 tỷ rup) nếu giá dầu tụt 1 $. các nhà kính tế tự tính tiếp. Vì vậy Nga đang cố gắng tăng sức mạnh cho TQ (VN liệu có dễ thở hơn không) bằng cách hợp tác mạnh mẽ với nước này kể cả quan hệ chặt chẽ về việc sử dụng đồng rup và NDT, vì tương lai nước Nga sẽ hiếm các đồng tiền mạnh như euro và Đôla, trứng giả và gạo giả chắc xắp có mặt tại thị trường Nga, có thể các loại giả hàng giả này sẽ tràn vào VN ít hơn, không biết may mắn có mỉm cười với VN không, vì VN bị đì từ các bạn cũ có khả năng lại phải trông cậy vào Mỹ, nhưng không như các ông anh hậu Xô Viết thích thì móc túi đưa tiền cho ngay, còn mấy nước văn minh như Tây Âu hoặc Mỹ họ phải thông qua Quốc Hội để phê chuẩn xem nước cần giúp có trong sạch về hệ thống pháp lý không, có dân chủ hay không, khi đó ánh sáng có thể lại xuất hiện…
Cách nhìn và phân tích của anh Van Dung Nguyen rất hay.