Nga đe dọa chiến tranh nếu Thụy Điển gia nhập NATO

Đại sứ Nga tại Thụy Điển tuyên bố  Moscow sẽ có “biện pháp đối phó” nếu Thụy Điển gia nhập liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương.

Viktor Tatarinstev đưa ra lời đe dọa trong một cuộc phỏng vấn với tờ Dagens Nyheter – Thụy Điển. Ông nói rằng sẽ có “hậu quả” nếu Thụy Điển trở thành quốc gia mới nhất gia nhập NATO, Zachary Davis Boren viết trên tờ The Independent.

Tuyên bố của Tatarinstev viết “Thụy Điển không phải là một mục tiêu của quân đội vũ trang chúng tôi,” mặc dù trước đó ông đưa ra những tuyên bố mang tính gây hấn được gọi là một “chiến dịch tuyên truyền hung hăng”  trên các phương tiện truyền thông Thụy Điển. Các công dân Thụy Điển ngày càng ủng hộ gia nhập Nato đồng thời cũng nhận được cảnh báo từ Tatarinstev “nếu điều đó xảy ra Nga sẽ có biện pháp đáp trả.”

“Putin đã chỉ ra rằng sẽ có hậu quả, Nga sẽ phải sử dụng phản ứng của quân đội, tái bố trí binh lính và tên lửa của chúng tôi. Các quốc gia tham gia NATO cần phải nhận thức được những rủi ro mà họ đang tự chuốc vào mình.”

Theo sự thăm dò dư luận gần đây cho thấy 31% người Thụy Điển đang ủng hộ việc gia nhập NATO so với 17% hồi năm 2012. Tuy nhiên Nga vẫn tự tin rằng cuối cùng Thụy Điển sẽ không gia nhập liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu.

“Tôi không nghĩ điều này sẽ thích hợp trong tương lai gần,” Tatarinstev nói. Ông cho rằng mối quan hệ giữa hai quốc gia đang xấu đi do chiến dịch tuyên truyền của Thụy Điển, trong đó “Nga thường được mô tả như một kẻ gây hấn và chỉ nghĩ đến chuyện tiến hành chiến tranh cũng như đe dọa những người khác”.

Một số báo cáo hồi năm ngoái cho biết Nga gia tăng sự hiện diện tại Baltic. Trong một sự cố người ta đã phát hiện ra một tàu ngầm nước ngoài xâm phạm trái phép vào vùng biển Thụy Điển và sự nghi ngờ ném về phía Moscow.

Chính sự hiện diện của tàu ngầm nước ngoài đã thúc đẩy một loạt kế hoạch nâng cấp Hải quân Thụy Điển nhằm nâng cao khả năng phát hiện hoạt động của tàu ngầm, theo Bộ trưởng Quốc phòng Peter Hultqvist.

Ngoài ra Nga ngày càng hành xử một cách hung hăng khi cho các loại máy bay chiến đấu hướng vào Thụy Điển thậm chí máy bay ném bom đã xâm phạm không phận vào năm ngoái. Sự kiện này được Ngoại trưởng Thụy Điển Carl Bildt mô tả là “sự xâm nhập không phận nghiêm trọng nhất của người Nga” trong gần mười năm vừa qua.

Hồi đầu tháng này chỉ huy tối cao Không quân Thụy Điển ông Sverker Göransson phát biểu trong cuộc hội thảo cho biết máy bay Nga không tuân thủ theo quy tắc hành vi thông thường của máy bay quân sự.

Göransson cáo buộc máy bay Nga đã vi phạm nguyên tắc an toàn của Hàng không Quốc tế khi bay quá gần máy bay Thụy Điển và thậm chí bắn pháo sáng vào máy bay nước này. Ông tin rằng những hành động đó đều “bị xử phạt ở mức cao nhất. Nếu không họ sẽ không dừng lại ở đây.”

NATO ngày càng lo ngại bởi các hành vi hung hăng của máy bay và các tàu hải quân Nga. Hải quân là một trong những lực lượng Nga đang nâng cấp, với hai mẫu thiết kế tàu chiến mới nhất được tiết lộ hồi tháng Năm. Một tàu sân bay đa năng hạng nặng “Shtorm” và tàu khu trục “Shval” là một phần trong chương trình hiện đại hóa và sắp tới Nga sẽ đóng mới tàu tấn công đổ bộ của riêng mình sau khi thỏa thuận với Pháp bị thất bại.

Vladimir Putin vừa tuyên bố Nga sẽ chi tiêu cho ngân sách quân sự 400 tỷ USD cho đến năm 2020, nhằm hiện đại hóa lực lượng vũ trang của mình. Đồng thời trong kế hoạch đóng mới tàu, Moscow đã phát triểu thế hệ tăng mới nhất Armata cũng như lên kế hoạch nâng cấp đơn vị tên lửa và công nghệ vũ khí hạng nặng khác.

Căng thẳng giữa NATO và Nga đã lên mức cao chưa từng thấy kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh khi cả hai bên đều có lỗi cho nhau. Tuy nhiên hành vi ngày càng gây hấn của Nga hiện không thể ngăn cản NATO kết nạp các thành viên mới ở Đông Âu, điều này sẽ làm xói mòn vùng đệm mà Moscow đã tuyên bố và cũng là một phần trong thỏa thuận ban đầu giữa hai bên.

Khi lực lượng của NATO xâm phạm vào khu vực gần kề Nga, Moscow đang ngày càng trở nên hung hăng trong cả lời nói và hoạt động quân sự của mình. NATO đã phản ứng bằng cách tiến hành các cuộc tập trận quân sự lớn gần biên giới Nga và động thái này không làm dịu đi tình hình căng thẳng hiện nay.

Các chính trị gia phương Tây đã cố gắng cô lập Nga trên trường quốc tế thông qua một loạt các biện pháp trừng phạt kinh tế, nhưng sự gia nhập của Ấn Độ và Pakistan vào Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, do Nga và Trung Quốc dẫn đầu đã nói lên một điều Nga không cô đơn. Việc nước Nga là thành viên của SCO và nhóm BRICS cho thấy Moscow vẫn có sự ảnh hưởng trên thế giới.

Mong muốn của Putin là củng cố hợp tác lớn hơn với Trung Quốc, đây cũng là điều lo lắng đối với phương Tây và có khả năng khác là hai quốc gia sẽ xây dựng một liên minh chiến lược để có thể tạo thành một mối đe dọa mới đến vị trí bá chủ toàn cầu của Mỹ. Biện pháp trừng phạt của phương Tây sẽ đẩy Nga từ châu Âu và vào vòng tay của Trung Quốc và các đối tác khác tại châu Á.

Theo valuewalk


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Có 1 phản hồi cho bài viết “Nga đe dọa chiến tranh nếu Thụy Điển gia nhập NATO”:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề