Mất nước của Crưm – là cách để tháo dỡ sự chiếm đóng?

Điện Kremlin ban đầu không tính đến những hậu quả kinh tế về sự xâm lược Crưm. Các nhà chức trách Nga đã tin rằng phương Tây sẽ nhắm mắt làm ngơ với sự từ chối bán đảo.

последствия, экономика, Кремль, просчитался, Россия, Крым, вода

Ý kiến chính thức của Kiev cũng không tính đến. Moscow đã tin rằng nhà nước Ukraina sẽ sớm chấm dứt sự tồn tại của mình, hoặc sẽ lên nắm quyền là những con rối của Nga. Kết quả, vào mùa xuân năm 2014 chính phủ Nga không có kế hoạch là bán đảo đã bị phong tỏa và cô lập quốc tế.

“Chính quyền” Crưm đã nhận ra rằng dự trữ nước ở phía bắc của bán đảo là rất hạn chế. Theo “bộ trưởng” chính sách công nghiệp Andrew Vasyuta, sau hai năm các doanh nghiệp công nghiệp ở khu vực này sẽ buộc phải dừng lại.

“nguồn các giếng nước khoan qua một năm rưỡi đến hai năm sẽ bị cạn kiệt hoàn toàn, rằng về mặt lý thuyết có thể sẽ phải dẫn đến việc đình chỉ sản xuất trong ngành công nghiệp hóa chất. Và tôi không thấy thậm chí ý nghĩa để nói về những hậu quả thảm khốc đó (là việc dừng) mà có thể dẫn đến đối với phía bắc của Crưm”, – Vasyuta cho biết.

Theo “bộ trưởng”, có một số giải pháp cho vấn đề: khoan các lỗ khoan mới, xây dựng một nhà máy khử muối, cung cấp nước từ Kuban, hoặc nối lại kênh Bắc Crưm. Hai phương an sau cùng thì các nhà chức trách Nga của Crưm coi là “ít khả thi”. Theo tính toán sơ bộ, để khử mặn nước biển Kremlin sẽ phải bỏ ra trên 50 tỷ rúp.

Cựu đại biểu Ukraina, bây giờ là người đứng đầu của tổ chức xã hội “Sức mạnh của pháp luật” Andrei Senchenko cho rằng thiếu nước ngọt sẽ thúc đẩy sự phục hồi toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina. “Có Công ước Geneva năm 1949, trong đó quy định về quy chế của chính quyền chiếm đóng. Công ước nói rất rõ ràng rằng tất cả các vấn đề thuộc về cuộc sống của người dân ở các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng áp đặt bởi Công ước quốc tế thuộc về nước chiếm đóng.

Vì vậy, cái đó là một vấn đề đối với Nga. Và mối đe dọa của các chi phí liên quan đến tái định cư từ Bắc Crưm – đấy là một lần nữa lập luận ủng hộ Crưm nhanh chóng trở lại với Ukraina “, – chính trị gia nói. Chính quyền Ukraina đã chặn việc cung cấp tới lãnh thổ bị chiếm đóng không phải là để gây khó dễ cho cư dân của Crưm. Senchenko gọi mục đích chính của việc phong tỏa nước và năng lượng sẽ tăng phần đắt đỏ của Crưm vào ngân sách của Nga.

Sau cuộc “trưng cầu dân ý” việc cung cấp nước theo kênh Bắc Crimean đã dừng lại. Ngành nông nghiệp của miền Trung và Bắc Crưm đã phải chịu thiệt hại đáng kể do sự sụt giảm mạnh về việc tưới tiêu cho các vùng đất ở nơi này. Nằm dưới sự đe dọa hóa ra là sự cung cấp nước sạch cho nhu cầu của cư dân thuộc các vùng lãnh thổ nói trên. Moscow và các quan chức địa phương đã chọn cách dễ nhất – Đó là họ bắt đầu nói dối với công chúng.

Ban đầu “chính quyền” đã khẳng định rằng Kiev sẽ không dám cắt đứt nguồn nước và điện. Khi tuyên bố rằng bán đảo này có thể cung cấp nước cho mình từ các hồ chứa hiện có và lượng mưa. Bây giờ họ buộc phải thừa nhận rằng nếu không có nước từ Dnepr thì phía bắc của bán đảo trong nhiều năm có thể biến thành một sa mạc vô sự sống.

Bây giờ nhu cầu nước ngọt đối với Crưm  cao gấp mười lần so với nguồn lực sẵn có trên bán đảo. Các chuyên gia Nga và các nhà hoạt động xã hội đã bày tỏ ý kiến cho rằng điện Kremlin sẽ phải tái định cư cho cư dân của vùng Bắc Crưm đến các khu vực khác. Nếu không, “nhà chức trách” không tránh khỏi sẽ có tai biến xã hội nghiêm trọng. Nhưng làm thế nào để giải quyết điều này, các quan chức địa phương và Nga không biết.

Việc thiếu nước hay bất kỳ sự phong tỏa khác nào đấy sẽ buộc phải trả lại bán đảo Crưm cho Ukraina ư? Trong trung hạn, việc hạn chế cung cấp cho bán đảo có thể đảm bảo rằng điện Kremlin sẽ buộc phải đi đến các cuộc đàm phán về Crưm. Điều đó có thể xẩy ra trong một loạt các điều kiện quan trọng. Đầu tiên – là bảo tồn và thắt chặt các lệnh trừng phạt của phương Tây và Ukraina chống nước xâm lược. Moscow đang làm tất cả mọi thứ để Washington và Brussels thậm chí còn thắt chặt dây thong lọng kinh tế hơn.

Việc áp bức người Ukraina và người Tatars Crưm tại Crưm, việc quân sự hóa bán đảo và triển vọng bố trí ở đây vũ khí hạt nhân, không sẵn sàng thực hiện các thỏa thuận Minsk, đe dọa công khai xâm lược Ukraina, can thiệp vào các vấn đề chính trị của các nước phương Tây, cố gắng phá vỡ tính hợp pháp của quá trình bầu cử, tuyển dụng và hối lộ thẳng thừng các chính trị gia châu Âu – đó chỉ là một danh sách nhỏ cho cơ sở để gây áp lực lên điện Kremlin.

Kể từ khi bắt đầu sáp nhập Crưm các nhà chức trách Nga đã lừa gạt, không ngừng nâng cao các cổ phần. Bây giờ “ngoại giao Crưm” của Moscow đã đi vào bế tắc. Để đi xa hơn, phải thiết lập các hành động khiêu khích mới, đó là rủi ro, còn rút lui thì Tổng thống Nga Vladimir Putin sợ.

Việc phong tỏa Crưm từ phía Ukraina, cùng với các biện pháp trừng phạt của phương Tây đã biến bán đảo thành một lỗ đen cho ngân sách liên bang Nga. Hầu hết các quỹ đều chi cho con cầu Kerch (về thực tế – là vào túi của nhà tài phiệt Nga Arkady Rotenberg), cho lương hưu và thanh toán cho nhân viên nhà nước. Phần còn lại của người dân Crưm – đặc biêt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều có liên quan đến ngành du lịch mà độ bền của nó đang hết dần.

Yếu tố thứ hai – là sự ổn định của nhà nước Ukraina. Sự phục thù của lực lượng ủng hộ Nga có thể làm cho sự phong tỏa bán đảo thành vô nghĩa.

Đại diện của tầng lớp cựu tinh túy không giấu giếm rằng họ có ý định ký kết giao kèo “hòa bình” với điện Kremlin, chấm dứt “nội chiến” ở Donbass, thực sự từ chối Crưm, nối lại hoạt động đường sắt, cấp nước, điện và hàng hoá.

Tạm thời Putin đang hy vọng đến phương án như vậy. Trong trường hợp nếu bị thất bại, Nga có thể tấn công Ukraina từ Crưm, với lý do cần phải cung cấp nước cho bán đảo. Hiện nay thì tất cả những nỗ lực của Kremlin để “đổi” việc dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt lên Crưm sang Donbass hay Syria đều đã bị thất bại.

Thứ ba – cuộc khủng hoảng nghiêm trọng ở trong chính nước Nga. Kremlin hy vọng đóng băng “vấn đề Crưm”. Phủ tổng thống Nga hiện nay không còn tính đến sự công nhận chính thức “Krymnasha” (Crưm của chúng ta). Họ sẽ là đủ nếu phương Tây nhắm mắt làm ngơ về sự chiếm đóng và cho phép bỏ qua các biện pháp trừng phạt Crưm…

Đánh giá những hành động của Putin, thì thấy được là vấn đề Crưm người kế nhiệm ông sẽ quyết định. Trong trường hợp biến động về chính trị và kinh tế ở Nga, chính phủ có thể sẽ không có tiền để bảo trì Crưm. Các quan chức quân sự và an ninh thì Moscow sẽ trả lương trong bất kỳ hoàn cảnh nào, nhưng những người “dân thường” Crưm sẽ được nhận nếu số dư còn lại.

Trong trường hợp này, cuộc bùng nổ xã hội trên bán đảo chắc chắn sẽ không tránh khỏi. Các nhà chức trách mới của Nga sẽ buộc phải đi tới đàm phán về tương lai của bán đảo.

Tạm thời điện Kremlin đang giả vờ rằng vấn đề Crưm đã “đóng”, bán đảo đang chết dần chết mòn. Tất cả mọi thứ đang đi đến thực tế rằng Moscow sẽ trả lại Crưm trong trạng thái hầu như  khi mà người ta giao nó cho Ukraina vào năm 1954 – là khô cằn, không có nước và vắng vẻ như sa mạc.

Nguyễn Vinh (theo ru.tsn.ua)


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Có 1 phản hồi cho bài viết “Mất nước của Crưm – là cách để tháo dỡ sự chiếm đóng?”:

  1. Cao Nam viết:

    Sau sự kiện Liên Xô tan rã, Phương Tây đã cố gắng, hy vọng đưa Nga theo tiến trình văn minh, theo đó, xây dựng nhà nước pháp quyền, tôn trọng giá trị chung để cùng hòa bình và thịnh vượng. Tuy nhiên, một phần do quán tính lịch sử của một siêu cường, một phần do cách hành xử phân biệt, nghi kỵ và “coi thường” Nga nên mọi chuyện chệch hướng. Và sau khi cầm quyền một thời gian, Putin đã xác quyết lựa chọn địa chính trị chiến lược, như vậy xung đột với Phương Tây là không tránh khỏi. Đây là nguy hiểm cho thế giới, Phương Tây không thể chấp nhận. Sự kiện Crime là món quà Trời cho để cấm vận và đưa Nga xuống quốc gia hạng trung đa chiều, tức giảm thiểu nguy hiểm của nước Nga ngày càng hiếu chiến. Tuy nhiên, phản ứng của Nga sẽ manh động và có tính phá bĩnh cao bằng việc kết nối các quốc gia thù địch Phương Tây, thậm chí các quốc gia bị xếp hạng khủng bố nhà nước. Đáng lo ngại, trong tình huống khốn quẫn cụ thể, Putin có thể đẩy một hành động nóng cấp tính nhằm tháo gỡ mớ bòng bong. Một tiếp cận khác, giả định Trung – Nga có thể đồng hàng động mạnh động ở từng cứ phương trong cuộc chơi chung. Lúc này, Phương Tây cần thể hiện trách nhiệm cao cả hơn cho sự bình yên của nhân loại, cho chính mình và cho cả các quốc giả nhỏ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề