Mỹ diễu hành 300 xe quân sự sát biên giới Nga

Các loại xe quân sự Mỹ hôm nay diễu hành tại thành phố của Estonian như lời cảnh báo đối với Nga. Đây là hành động tượng trưng trong bối cảnh căng thẳng nhất giữa phương Tây – Nga kể từ khi kết thúc chiến tranh lạnh.

Xe bọc thép và những xe khác của quân đội Mỹ diễu hành trên đường phố Narva, một thành phố sát với biên giới Nga, nó như lời nhắc nhở mạnh mẽ cho sự sẵn sàng trong sự đối đầu quân sự mới ở Đông Âu.

Những người lính từ Trung đoàn không kỵ số hai của Quân đội Mỹ đã tham gia vào một cuộc diễu hành quân sự đánh dấu Ngày Độc lập của Estonia. Narva là một thành phố biên giới dễ bị tổn thương được ngăn bằng con sông từ Nga. Thành phố này thường bị lo ngại là một mục tiêu tiềm năng cho Kremlin nếu họ muốn leo thang xung đột với các lãnh thổ thuộc Nato.

Từ lâu Nga luôn phản đối việc mở rộng Nato và nói rằng liên minh quốc phòng Chiến tranh Lạnh là một mối đe dọa an ninh lớn đối với biên giới Nga. Sự tức giận ngày càng tăng sau khi các quốc gia vùng Baltic tham gia vào khối Nato năm 2004. Đặc biệt sự lo ngại của Tổng thống Nga Vladimir Putin khi Ukraine sẽ tham gia NATO sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimean vào tháng ba năm ngoái.

Hàng xóm của Nga là ba nước Baltic nói rằng những gì đã xảy ra ở Ukraine càng bảo đảm cho sự gia nhập khối Nato là đường lối đúng đắn và cũng là lý do họ là những nước đầu tiên thuộc Liên xô cũ gia nhập.

8fa21cf8-40f7-49f8-bd96-4c66de2f7860

Cuộc diễu hành tại thành phố Narva sát biên giới Nga

 

Xe tăng Mỹ cũng diễu hành trên các đường phố của Riga, Latvia vào tháng 12 năm ngoái nhân Ngày Độc lập, đây cũng là lời nhắc nhở mạnh mẽ của Mỹ về bảo vệ các nước đồng mình trong khối Nato. Hoa Kỳ đã gửi hàng trăm nhân viên quân sự để tập trận chung với NATO tại vùng Baltic. Trong tháng chín các quốc gia NATO cam kết hình thành một lực lượng phản ứng nhanh mà có thể triển khai nhanh chóng đến Đông Âu nếu họ bị tấn công.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cảnh báo Pitin

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã cáo buộc Nga vi phạm Hiệp ước hạt nhân tầm trung, đây như một lời cảnh báo đến Tổng thống Nga Vladimir Putin.

b533981e-b1ae-4054-aab0-1422647a1839

Trong buổi điều trần xác nhận của ông trước các nghị sỹ thuộc Thượng viện, ông Carter phát biểu rằng Lầu Năm Góc có nhiều lựa chọn đối với Nga, bao gồm cả hoạt động phòng thủ để chống lại tên lửa hành trình tầm trung được phóng từ mặt đất; khả năng phản lực để ngăn chặn các cuộc tấn công tên lửa hành trình tầm trung phóng từ mặt đất; và khả năng tấn công đối kháng để nâng cao cho Hoa Kỳ hoặc lực lượng đồng minh.

“Phản ứng của Hoa Kỳ đối với Nga là phải làm cho rõ ràng nếu họ không tuân thủ những điều luật đã ký, chúng tôi sẽ làm cho họ cảm thấy không an toàn so với hiện nay” ông nói.

Washington cho biết Moscow đã vi phạm Hiệp ước Các lực lượng Hạt nhân Tầm trung được ký năm 1987 trong Chiến tranh Lạnh. Hiệp ước song phương này cấm các tên lửa tầm trung có tầm bắn từ 500 đến 5.500km.

Tuy nhiên, Nga bác bỏ cáo buộc và cho biết các cuộc thử nghiệm phóng tên lửa hành trình từ mặt đất trong tháng bảy năm 2014 là phù hợp với Hiệp ước INF.

Trong chiều ngược lại Nga cáo buộc kế hoạch tên lửa của Mỹ trên toàn cầu là một mối đe dọa thực sự không chỉ riêng đối với Nga mà còn cho toàn thế giới, thêm các hệ thống tên lửa sẽ gây nguy hiểm cho cân bằng chiến lược của các lực lượng trên toàn cầu.

Dương Chuyên


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề