Công an giả lừa công an thật: Vì tin là đồng đội!

Trước nhiều trường hợp công an, CSGT bị đối tượng giả mạo lừa, một số CSGT cho rằng nguyên nhân do quá tin, nghĩ là đồng đội mình.

Thời gian gần đây xảy ra nhiều vụ giả công an, CSGT lừa đảo. Trước thực trạng đang ngày càng nhiều này, một số CSGT làm việc tại các chốt có những quan điểm, đánh giá về nguyên nhân gây nên những vụ việc đó.

Công an, CSGT bị lừa vì quá tin, nghĩ là đồng đội mình

Sáng ngày 24/11, trao đổi với phóng viên, anh N.V.H làm việc tại chốt Khuất Duy Tiến – Lê Văn Lương cho rằng: “Thực ra những trường hợp này xảy ra cũng do sự thiếu hiểu biết của người dân. Nếu một đối tượng nói họ là công an, CSGT thì mình phải quan sát thẻ họ đeo trước ngực trái. Đây là thẻ công an chứ không giống thẻ xe bus nên dễ nhận ra.

Ngoài ra quan sát quân hàm của mỗi một cán bộ công an ví dụ như Trung tá phải có 2 vạch và sao phải nằm ngang.

Một cách nhận biết nữa là qua cách tiếp xúc và nói chuyện. Một cảnh sát thật thì biên bản quyết định xử phạt phải có dấu seri, chứ giả thì không có. Thẻ và giấy tờ đều do Bộ công an cấp”.

Anh H. khẳng định trường hợp công an hay CSGT thật bị công an, CSGT giả lừa thì chắc không có. Anh H. nghĩ đó có có thể là người quen giới thiệu chứ tự nhiên đối tượng vào lừa thì chắc là không lừa được và rất khó để lừa.

Nếu công an, CSGT thật mà bị công an giả lừa thì lý do chỉ có thể là công an, CSGT cả tin quá, nghĩ là đồng đội mình, tin là đồng đội thì mới bị lừa. Hoặc cũng có thể lúc đó công an hay CSGT say rượu nên mới để bị lừa.

Theo anh H. : Việc lừa đảo sớm muộn gì cũng phát hiện ra, cũng có thể là trong hoàn cảnh ấy lực lượng công an, CSGT biết đối tượng là giả nên cố tình để bị lừa rồi lấy chứng cứ để xử lý.

Nếu đối tượng giả công an, CSGT thì trong ngành chắc chắn biết vì khi làm việc phải có thẻ, giấy giới thiệu.

Anh P. , một CSGT làm việc tại chốt Văn Phú –Hà Đông bình luận về vụ việc một công an ở Tiền Giang bị lừa. Theo anh P, do công an ấy tin người quá, không xác minh gì cả.

“Với những đối tượng tự nhận là công an đến giúp xin việc tùy từng người thì phải xác minh qua nhiều nguồn khác nữa, xác minh nhân thân thế nào, rồi đưa đến trụ sở công an nới anh ấy làm việc xem thế nào?.

Trường hợp mặc trang phục giống công an để lừa, với lực lượng Công an và CSGT mà nói thì qua nghiệp vụ công an, CSGT chúng tôi tiếp xúc qua sẽ biết, không thoát được” – anh P. nêu quan điểm

Dân bị lừa không phải quá tin vào công an

Về việc người dân bị đối tượng giả công an lừa, anh T.V.C, CSGT cũng làm việc tại chốt Khuất Duy Tiến nói: “Đối tượng này tìm hiểu rất kỹ về lực lượng công an, chuyên nghiệp và mình có chủ quan.

Việc người dân bị lừa do nhu cầu của người dân là chính, họ đang có nhu cầu xin việc. Nó cũng giống như trường hợp chết đuối vớ được cọc chứ không phải hoàn toàn người dân tin vào công an nên bị lừa. Các công an khi làm nhiệm vụ thì cẩn thận hơn”.

Anh H. lại cho rằng: “Người dân bị lừa là do thiếu hiểu biết, chẳng có lý do nào khác. Tất nhiên công an bộ đội phải tin rồi nhưng đấy không phải quá tin mà người dân bị lừa. Sở dĩ vậy vì ở các địa bàn, công an xã mỏng nên người ta không biết”.

Anh B. lại lý giải: “Trường hợp bị lừa là do đối tượng đó chuyên nghiệp, có tí đầu óc. Thứ hai do dân rất tin người, nếu cảnh giác thì phải đặt ra câu hỏi tại sao, và hỏi giấy tờ vì chứng minh thư công an là rất khó làm giả”.

Phân biệt theo… tác phong

Những CSGT nói trên cũng đã chỉ cách giúp người dân nhận diện công an giả.

Theo anh H, cách khiến người người dân đề phòng cảnh giác là thường xuyên lên đọc báo, thông tin tìm hiểu…để có cách phân biệt nhanh và đúng qua hình ảnh. Ví dụ thông qua các đặc điểm nhận dạng như đai đeo, còng, sung , thẻ tuần tra, quân hàm…nếu quân hàm giả nhìn rất không có uy.

Đối với cảnh sát, họ được đào tạo khá bài bản, nếu đối tượng có ý định lừa bị công an hỏi vài câu là nhận ra ngay. Ví dụ như hỏi một số thông tin nội bộ.

Còn theo anh C, cách phân biệt công an giả, công an thật thì chỉ cần qua tác phong.

“Một người công an thật thì tác phong chững chạc, điều đó thông qua cách ăn nói xưng hô giao tiếp.

Chúng tôi chỉ dùng bằng mắt thường để quan sát nhận diện được đối tượng giả mạo. Quan sát qua một vài cử chỉ, hành động là nhận ra được ngay. Đối với người dân phải cần xác minh đúng đối tượng, cần thiết đến nơi cư trú để xác minh xem tên thật là gì”.

Anh P nói: “Trường hợp đối tượng mặc trang phục giống công an, CSGT thật thì chưa quản lý được hết, vẫn còn hàng lậu bán tràn lan.

Để phân biệt và nhận biết, theo tôi nghĩ là cảnh sát thật thì không bao giờ tự xưng mình là công an, cảnh sát. Nếu là giả thì họ xưng là công an để tạo lòng tin. Trong một cuộc nói chuyện xa lạ không bao giờ xưng mình là công an”.

Theo Đất Việt.


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề