Chuyên gia: Pháp sẽ rất khó khăn trong việc bán lại tàu chiến Mistral

Paris (AFP) – Sau khi phá vỡ hợp đồng bán tàu Mistral cho Nga, Pháp sẽ rất khó khăn để bán lại cho  đối tác khác và không đủ khả năng để giữ lại tàu, theo các chuyên gia.

Cặp tàu trực thăng đổ bộ sẽ được bàn giao cho Nga vào cuối năm nay theo hợp đồng trị giá 1,2 tỷ euro. Tuy nhiên cho đến nay nó vẫn được neo đậu tại cảng St Nazaire phía tây nước Pháp sau khi Paris đơn phương phá vỡ hợp đồng nhằm phản ứng trước việc Nga can thiệp vào Ukraina hồi năm ngoái.

Thỏa thuận này đã chính thức bị hủy bỏ vào ngày thứ Tư và vài giờ sau đó Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian cho biết “một số” các nước đã bày tỏ sự quan tâm đến việc mua lại tàu, nhưng không đưa ra chi tiết cụ thể.

“Chúng tôi mong muốn bán nó càng nhanh càng tốt,” ông nói với đài phát thanh RTL.

Nhưng các chuyên gia cho rằng Pháp sẽ phải đối mặt với khó khăn trong việc bán lại hai tàu này. Ben Moores, một nhà phân tích quốc phòng của tạp chí IHS Jane – London nói “Bán tàu vào thời gian này là vô cùng khó khăn. Họ sẽ phải nghiêm túc hạ giá bán để có thể hấp dẫn các nước khác muốn mua lại và có thể kéo dài trong nhiều năm.”

Tuy nhiên, Tổng thống Pháp Francois Hollande không nghĩ như vậy.

“Sẽ không có khó khăn trong việc tìm kiếm người mua,” Hollande phát biểu trước các phóng viên hôm thứ năm về việc bán lại hai tàu Mistrals, nơi ông tham dự một buổi lễ khánh thành kênh đào Suez Canal được mở rộng tại Ai Cập.

Hiện Quân đội các nước vẫn đang cần chiến hạm mới – theo IHS Jane hiện 13 quốc gia cần trang bị thêm tổng cộng 26 tàu tấn công đổ bộ tương tự trong thập kỷ tới.

Về mặt lý thuyết, theo nhà phân tích quân sự Moores  “Mistrals có thể bán được vì vấn đề lớn duy nhất là thay đổi hệ thống thông tin liên lạc của Nga, nó sẽ không khó khăn trong việc tháo dỡ vào những ngày gần đây.”

Nhưng hầu hết các nước với mong muốn mua lại tàu này phải hợp với túi tiền và kích thước phù hợp với ngành hàng hải của họ như cảng biển, ngành công nghiệp đóng tàu.

“Vấn đề Pháp sẽ phải vượt qua là vận động hành lang trong ngành đóng tàu trong nước. Chẳng hạn như Thổ Nhĩ Kỳ quyết định mua những con tàu này, có nghĩa là hàng ngàn người trong nhà máy sẽ bị mất việc. Và một câu hỏi đặt ra về niềm tự hào dân tộc khi nói rằng “chúng tôi tự đóng các tàu.”

Nhất định phải bán

Trong khi đó Pháp đã có ba tàu Mistrals trong hạm đội Hải quân và không thể bổ sung thêm hai tàu nữa vì thiếu kinh phí.

“Việc giữ lại hai tàu này không chỉ thanh toán tiền mà còn phải cho chúng hoạt động, đào tạo thủy thủ, hoàn thiện, neo đậu và bảo dưỡng. Chúng tôi hoàn toàn có thể bán cho họ,” một sĩ quan cao cấp phụ trách mua sắm trong quân đội Pháp cho biết.

“Nhưng chỉ có một số ít các quốc gia có thể sử dụng chúng,” Đô đốc Alain Coldefy, cựu tổng thanh tra của quân đội Pháp cho biết.

“Chúng tôi cần những nước muốn can thiệp vào thế giới … đủ khả năng về tài chính mới có thể mua loại tàu tinh vi và hiện đại như vậy. Họ cũng cần có đoàn thủ thủ được đào tạo tốt.”

Theo ông lý tưởng nhất là Liên minh châu Âu sẽ mua lại chúng, nhưng các nỗ lực trong nhiều năm nhằm thúc đẩy phòng thủ tập thể của châu Âu rất ít tiến triển.

Một vấn đề nữa muốn đề cập đối với  Pháp là Nga sẽ tháo dỡ hệ thống thông tin liên lạc của họ.

“Không nghi ngờ gì nữa người Nga sẽ tận dụng thời gian để ăn cắp công nghệ càng nhiều càng tốt, như thường lệ. Họ nói rằng họ có thể đóng các tàu tương tự nhưng thực sự họ còn tụt hậu rất xa.” Coldefy nói.

Theo IHS Jane, trong thập kỷ tới 13 nước sẽ cần loại tàu chiến tương tự như Mistral – và những nước hiện Pháp đang hy vọng mua lại gồm: Australia, Bỉ, Brazil, Canada, Chile, Đức, Ấn Độ, Nhật Bản, Malaysia, Hà Lan, Singapore, Thổ Nhĩ Kỳ và Venezuela.

Trong số đó, chỉ có Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ trong bốn năm tới là cần loại tàu này. Mới đây New Delhi cho biết sẽ ngừng nhập khẩu tàu chiến và cố gắng tự đóng, trong khi đó Ankara đưa ra mục tiêu là sẽ trở thành một nước xuất khẩu các loại tàu hải quân.

“Những nước khác có thể là khách hàng tiềm năng,” ông Moores nói. “Đặc biệt là các nước liên quan đến căng thẳng ở Biển Đông,” khu vực đang có tranh chấp giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, khi Trung Quốc tuyên bố muốn kiểm soát gần như toàn bộ bằng đường chín đoạn.

“Nhưng chỉ có một vài tàu loại này được bán ra mỗi năm, do đó nó sẽ rất khó khăn.” Ông Moores kết luận.

Đức Dũng


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề