BREXIT VÀ CON TẦU EU

Giai đoạn đầu của Brexit đã kết thúc tạo nên một cộng hưởng to lớn trên toàn thế giới. Riêng ở Việt Nam ngoài các bình luận nóng bỏng về ảnh hưởng của Brexit lên tương lai EU, lên chính trị kinh tế thế giới, đến Việt Nam tôi đếm được không dưới 10 bức thư ngỏ của facebooker Việt Nam gửi ông David Cameron trách ông đã tỏ ra một đảng viên Công đảng “kém kỷ luật” và bằng hành động từ chức tức thời của mình ông “không đáng mặt” gentleman.

Tại sao kết quả trưng cầu ý kiến về Brexit lại làm cho tất cả thế giới nói chung và người VN nói riêng xúc động đến như vậy?

Theo tôi có mấy lý do như sau. Thứ nhất là tương lại EU có tầm quan trong to lớn với toàn thể nhân loại. Phải nói rằng mặc dù còn rất nhiều vấn đề và nhược điểm EU vấn là một ĐỀ ÁN chính trị, kinh tế – xã hội, nhân văn thành công nhất trong lịch sử thế giới vài trăm năm gần đây.

Có thể nói đó là một thành tựu to lớn của văn minh nhân loại. Trước hết ở khả năng ngăn chặn chiến tranh trên lục địa Châu Âu – cái nôi của hai cuộc Thế chiến trong thế kỷ 20.

Ngoài ra, bản thân việc hình thành EU và phát triển EU không đơn thuần là một liên minh địa chính trị mà còn là biểu tượng của một nền chính trị hoàn toàn mới. Một nền chính trị dựa trên sự tin cậy và tôn trọng từng cá nhân con người nhân danh việc bảo vệ quyền lợi của chính con người.

Không phải một nền chính tri xã hội nhân danh bảo vệ quyền con người để làm lợi cho một nhóm nhỏ tài phiệt chóp bu.

Càng không phải nền chính trị xã hội nhân dạnh thiên đường hạ giới trong tương lai để bắt con người phải chịu đói khổ, áp bức trong hiện tại.

Một xã hội công dân dựa trên sự hài hòa quyền lợi và trước hết là quyền tự quyết (trưng cầu ý kiến Brexit là minh chứng). Có thể nói EU đang tạo những chuẩn mực mới cho trật tự thể giới tương lai.

Thứ hai kết quả trưng cầu ý kiến Brexit bắt toàn thể nhân loại đứng trước một sự lựa chọn. Ủng hộ và hỗ trợ EU hay là “tiếp tay tác động” để EU chóng tan rã? Phải nhìn nhận vai trò của EU thế nào trong trật tự thế giới mới?

Phải nói rằng trong các thế lực địa chính trị hàng dầu thế giới thì Mỹ là đồng minh chính của EU cũng không sẵn sàng hỗ trợ để EU phát triển. Sự ra đời của EU không phụ thuộc vào ý muốn của Mỹ.

Lý do là bản thân sự hình thành EU không chỉ là một đối trọng kinh tế nặng cân của Mỹ mà còn là một đối trọng về mô hình chính trị xã hội tiến bộ hơn Mỹ và thách thức vai trò siêu cường duy nhất của Mỹ.

Nơi mà giới tài phiệt không đóng vai trò chi phối mạnh mẽ như ở Mỹ và mô hình xã hội tản yquyền là ưu thế đương nhiên của EU. Mô hình chính trị xã hội mà Mỹ chưa sẵn sàng tiếp nhận.

Tuy nhiên Mỹ sẽ cố gẵng hỗ trợ để EU chóng ổn định vì quyền lợi của Mỹ và sự bình ổn của cả thế giới. Đặc biệt là vì EU vẫn là đồng minh chủ yếu sẵn sàng chia sẻ trách nhiệm toàn cầu với Mỹ.

Vậy phản ứng của Nga và Trung Quốc thì sao?

EU đa sắc tộc, đa văn hóa chung sống hòa bình là một mô hình chính trị xã hội thách thức mà nước Nga hiện nay với những giá trị khác biệt của riêng mình và Trung Quốc với mô hình XHCN đặc thù Trung Hoa rất “không ưa” và “dị ứng” một cách tự nhiên.

Lý do là Nga và Trung Quốc thực chất vẫn là các Đế quốc kinh điển duy nhất còn lại trên thế giới.
Nga là Đế quốc Châu Âu cuối cùng và Trung Quốc là Đế quốc có tuổi thọ cao nhất trong lịch sử nhân loại.

Đặc điểm chung là hai Đế quốc này trong toàn bộ lịch sử đế quốc của mình (Nga khoảng 500 năm, Trung Quốc là gần 4000 năm) luôn mở rộng lãnh thổ liên tục bằng vũ lực. Họ đã chinh phục và cai trị các dân tộc khác trong đế chế của mình bằng sức mạnh và chế độ chuyên chế.

Sự kiện Brexit có thể làm Nga “dễ thở” vì áp lực trong ngắn hạn giảm đi nhưng hiện nay Nga không đủ sức mạnh cứng và càng không đủ sức mạnh mềm để tác động làm EU tan rã theo ý mình dù rất muốn.
Kinh tế Nga hiện đang trong tình trạng rất bế tắc, về chính trị Nga vẫn đang sa lầy ở Ukraina chưa nói đến Syrie. Liên kết Nga và Trung Quốc (chứ tuyệt đối không phải đồng minh) chỉ có tính chất chiến thuật và biểu diễn dành riêng cho khán thính giả Nga và Trung Quốc!

Sự “chao đảo” của EU không cho Nga nhiều cơ hội thay đổi vị thế hiện nay của mình ở Châu Âu và tương quan lực lượng Nga – Châu Âu trong tương lai.

Sự kiện Brexit có thể ít nhiều tạo cho Trung Quốc có sự “yên tâm” hơn đôi chút về mô hình XHCN với đặc thù Trung Quốc trong ngắn hạn. Họ sẽ tìm cách tác động đến sự “tan rã“ của EU và có đôi chút thành công như họ đã mua trái phiếu và cổ phần của Hy Lạp trước đây khi Hy Lạp “suýt vỡ nợ”.

Tuy vậy mơ ước “ chia để trị” của họ đối với EU vẫn là không tưởng. Lý do là thực lực và ảnh hưởng toàn cầu của kinh tế Trung Quốc vẫn kém nhiều so với EU. Ngoài ra thì bản thân Trung Quốc đang phải đối diện với những khó khăn to lớn về kinh tế và chính trị ở trong nước.

Sự kiện Brexit là một hiện tượng chính trị mới, là biểu tượng của một nền chính trị xã hội hoàn toàn mới. Một nền chính trị EU dựa trên sự tin cậy và tôn trọng từng cá nhân con người nhân danh việc bảo vệ quyền lợi của chính con người. Mỗi người dân thực sự có quyền quyết định tương lai đất nước mình.

Sự kiện Brexit có thể coi là một thứ “bệnh sởi” không thể không mắc trong quá trình trường thành của cơ thể chính trị xã hội EU.

Người Anh chưa kip ra khỏi nhưng đã bắt đầu nghĩ đến việc quay lại con tầu EU. Họ sẽ còn rất nhiều dịp để nghĩ và quay lại con tầu EU vì nước Anh rất quan trọng với Châu Âu. Đó là một cuộc “ly dị” bình thường của một gia đình văn minh.

Con tầu EU là con tầu thực nghiệm của nhân loại đi đến tương lại và đi đúng tiến trình lịch sử nhân loại nên dù có chao đảo dích dắc nhưng không thể chìm.

Trần Công Tâm


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề