Binh lính Anh cuối cùng rời Afghanistan vào cuối tuần rồi. Thời hạn này cho lực lượng Mỹ là Giáng sinh tới. Chính phủ mới của Afghanistan đang tìm kiếm sự trợ giúp mới và hướng đi ấy được hé mở khi tân Tổng thống Ashraf Ghani chọn Trung Quốc là điểm đến của chuyến công du đầu tiên sau khi nhậm chức.
Nói như báo The Christian Science Monitor, năm 2014 đặt dấu chấm hết cho chính sách phương Tây ở Afghanistan, đồng thời là điểm xuất phát của Trung Quốc.
Kabul cần tiền đầu tư còn Bắc Kinh muốn ổn định là kết luận chung của nhiều nhà phân tích. Trung Quốc từ lâu đã là một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất ở Afghanistan, lại có quan hệ tốt với các lực lượng chính trị địa phương và sở hữu ảnh hưởng đặc biệt với Pakistan – nước hậu thuẫn chính cho Taliban, đối tượng mà Kabul đang muốn lôi kéo vào bàn đàm phán hòa bình.
Có thể nói ông Ghani đã về nước trên tư thế thành công khi Trung Quốc cam kết tài trợ cho láng giềng 330 triệu USD đến năm 2017, kèm theo đào tạo nghề cho 3.000 người Afghanistan trong 5 năm tới…
Bỏ tiền của, công sức vào Afghanistan, chắc chắn Trung Quốc muốn thu lợi. Đài Al Jazeera dẫn khảo sát địa chất của Mỹ gần đây ước tính trữ lượng khoáng sản chưa khai thác của Afghanistan trị giá vượt 1.000 tỉ USD trong khi chính phủ nước này đưa ra con số lên đến 3.000 tỉ USD.
Theo đài BBC, vào năm 2007, một tập đoàn nhà nước Trung Quốc đạt thỏa thuận đầu tư 3 tỉ USD để khai thác mỏ đồng Mes Aynak có trữ lượng 5 triệu tấn, nằm cách Kabul không xa nhưng phải rút công nhân về hồi năm ngoái do bị Taliban tấn công.
Tuy nhiên, mục đích chính của Bắc Kinh khi mở rộng vai trò tại Afghanistan là giữ yên chính khu tự trị Tân Cương của họ. Trước mắt, Trung Quốc không muốn những phần tử vũ trang người Duy Ngô Nhĩ tìm được thiên đường trú ẩn ở miền Đông Afghanistan. Xa hơn, họ lo sợ một khi Taliban lại thống trị Afghanistan và lan tràn ảnh hưởng đến các vùng biên giới Pakistan, các vụ tấn công khủng bố tại Trung Quốc sẽ nghiêm trọng hơn.
Trước sự chủ động của Bắc Kinh, thái độ của Washington là hoan nghênh, theo tiết lộ của một quan chức ngoại giao Mỹ giấu tên có mặt tại Hội nghị Ngoại trưởng Istanbul hôm 31-10. Đây là lần đầu Trung Quốc chủ trì hội nghị quan trọng bậc nhất khu vực bàn về tương lai Afghanistan với sự tham gia của 14 nước trong khu vực cùng Mỹ và Liên minh châu Âu (EU).
Theo nhận định của Reuters, Trung Quốc và Mỹ “hục hặc” về khá nhiều vấn đề địa chính trị, từ Iran đến biển Đông, chỉ riêng sự đồng thuận về Afghanistan là điểm sáng trong quan hệ song phương.
Phát biểu sau hội nghị trên, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị khẳng định nước này sẽ giúp Afghanistan chống khủng bố. Nhưng chắc chắn sẽ không có chuyện Trung Quốc đưa binh lính đến thế chân lực lượng NATO. Theo tạp chí The Diplomat, quan điểm của Bắc Kinh là thật không công bằng nếu bắt họ dọn dẹp đống lộn xộn mà Mỹ để lại.
Trong khi đó, đài CNN nhắc nhở tuy việc Trung Quốc hiện diện nhiều hơn ở Afghanistan không phải là điều xấu cho Mỹ nhưng Washington cần cẩn thận bảo vệ các lợi ích của mình, bằng cách hợp tác chặt chẽ hơn với các nước láng giềng khác như Ấn Độ.
Chưa hết, Mỹ phải chắc chắn giám sát được tình hình trên bộ và sẵn sàng hành động nhanh chóng khi cần. Iraq chính là bài học còn chưa ráo mực của họ!
Nguồi bài viết: Báo Lao động
- TẠI SAO ĐỐI VỚI NGA, UKRAINA NGÀY CÀNG “NẶNG GÁNH”?
- Ukraina đã chế tạo được vũ khí điện từ
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng Ukraina "Ukroboronprom": Các vấn đề nghiêm trọng nhất trong lĩnh vực thay thế nhập khẩu đã được giải quyết
- Lực lượng vũ trang quân đội Ukraina trong một số vấn đề đang vượt quân đội NATO
- Sức mạnh hạt nhân của Nga
- Moscow đang ở trong một tình thế khó xử
Không thể nói là nhường sân.nuốt ko trôi thì nhả cho thằng khác thì đúng hơn.
trung quốc nó xua 50 triệu bần nông sang làm gỏi taliban