Cuộc đua kinh tế giữa Thái Lan và Việt Nam – Ai sẽ thắng?

Có lẽ cuộc giao tranh thú vị nhất trong khu vực sông Mekong là cuộc đua giữa Việt Nam và Thái Lan – giữa một nước đang tăng cường thu hút FDI, công nghiệp hóa – hiện đại hóa nền kinh tế và một nước bắt đầu xuống dốc từ trận lụt lịch sử năm 2010 và tiếp tục bị kéo tụt bởi các xung đột chính trị, ANZ nhận định.

Trong báo cáo triển vọng kinh tế khu vực sông Mekong công bố ngày 15/6, Ngân hàng ANZ nhận định: Hai nền kinh tế hàng đầu khu vực sông Mekong – Việt Nam và Thái Lan – đang dần tiến sát nhau trong cuộc đua trở thành quốc gia có giá trị gia tăng cao hàng đầu khu vực.

Một loạt khó khăn ập đến với Thái Lan bắt đầu bằng những trận lụt hoành hành kéo dài năm 2010, những bế tắc trong chính trị, và các cuộc đảo chính quân sự, khiến nước này phải chứng kiến nước láng giềng Việt Nam thu hút một lượng lớn vốn FDI vượt trội trong khu vực, qua đó đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa nền kinh tế.

Thái Lan vs. Việt Nam – Trong cuộc đua này, ai sẽ là người chiến thắng?

Việt Nam – quốc gia hội tụ, tập hợp, quốc gia sản xuất có giá trị gia tăng từ mức trung bình lên mức cao

Nước xuất khẩu dệt may lớn

Dệt may Việt Nam sẽ hưởng lợi nhiều từ TPP. Ảnh: Báo ảnh Việt Nam.

Dệt may Việt Nam sẽ hưởng lợi nhiều từ TPP. Ảnh: Báo ảnh Việt Nam.

Việt Nam là nước xuất khẩu dệt may lớn trên thế giới, và sẽ chiếm lĩnh được thị trường, đặc biệt với cơ hội từ việc thực thi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với các nguyên tắc xuất xứ linh hoạt.

 14

Quốc gia sản xuất có giá trị gia tăng cao hơn: Việt Nam có thể chiếm lĩnh được thị phần nhiều hơn từ các nền kinh tế sản xuất có giá trị gia tăng ở mức trung bình như Thái Lan, nhờ vào việc leo cao hơn trong chuỗi giá trị thông qua việc chuyển giao kiến thức từ các doanh nghiệp FDI thu hút được trong lĩnh vực điện tử.

Trung tâm của du lịch và logistics: Khi Việt Nam dịch chuyển cao hơn trong chuỗi giá trị, sự phát triển một trung tâm logistics theo chiều sâu dọc bờ biển sẽ giúp Việt Nam phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vùng duyên hải đáng kể hơn, hiệu quả hơn. Cơ sở hạ tầng phát triển sẽ thúc đẩy nền du lịch của Việt Nam phát triển sâu hơn.

Thái Lan – trung tâm công nghiệp và logistics mang tầm khu vực, các cụm công nghiệp và khu vực sản xuất hàng đầu

Cảng nước biển sâu Laem Chabang. Ảnh: Gmaritime.

Cảng nước biển sâu Laem Chabang. Ảnh: Gmaritime.

Trung tâm công nghiệp: Hội đồng Đầu tư chính phủ nước này hiện đang đưa ra một loạt khuyến khích để thu hút FDI. Vùng bờ biển phía Đông Thái Lan gồm một số tỉnh, nơi có cảng biển nước sâu chiến lược Laem Chabang, được xem như trung tâm công nghiệp của đất nước này. Trung tâm công nghiệp này là một trong những khu vực kinh tế tăng trưởng nhanh nhất Thái Lan, dự kiến là nơi thu hút các công ty ô tô, hóa dầu và các doanh nghiệp trong lĩnh vực phát điện.

Các công ty đa quốc gia Nhật Bản sẽ là lực đẩy nâng Thái Lan lên một tầm mới. Quan trọng hơn cả, ANZ cho rằng thấy rằng hành vi của khu vực tư nhân, đặc biệt là khối các công ty đa quốc Nhật Bản, đang tạo điều kiện cho Thái Lan di chuyển cao hơn trong chuỗi sản xuất giá trị gia tăng.

Các tập đoàn đa quốc gia Nhật Bản đang sẵn sàng theo đuổi chiến lược “Thái Lan + 1”. Tức là, sau khi đã dịch chuyển sản xuất sang Thái Lan sau những căng thẳng chính trị với Trung Quốc vào năm 2005, hiện các tập đoàn này đang tái cấu trúc các nền tảng và chuyển dịch các công đoạn sản xuất có giá trị gia tăng thấp và sản xuất thâm dụng lao động sang Lào và Myanmar – các quốc gia láng giềng của Thái Lan.

Do đó, ANZ nhận định: Chúng tôi thấy Việt Nam là một quốc gia có sự hội tụ nhanh chóng, và tin rằng Thái Lan sẽ đạt bước tiến cao hơn trong chuỗi giá trị.

Với việc hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào cuối năm nay, ANZ nhận định: Trong một số ấn phẩm gần đây và các báo cáo nghiên cứu sâu, chúng tôi nhận định rằng AEC được coi như một lực đẩy tạo đà thay đổi và biến hóa cho khu vực Mekong. Tuy nhiên, AEC sẽ mang lại thêm những thách thức pháp lý và tính tuân thủ đối với các nền kinh tế biên giới và có thể dẫn đến một cuộc di cư lao động ngắn hạn, kìm hãm sự tăng trưởng tiềm năng và làm giảm lợi thế so sánh của các nền kinh tế này trên nhiều lĩnh vực.

Đến nay, nhóm 4 nước CLMV (tên gọi tắt của nhóm 4 nước kém phát triển nhất khu vực ASEAN, gồm Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam) vẫn theo đuổi mô hình tăng trưởng chủ yếu dựa vào “bộ đôi” khai thác tài nguyên thiên nhiên và lao động giá rẻ. Đó là mô hình cần phải thay đổi căn bản và cần được hướng dẫn dưới bàn tay hữu hình của Nhà nước.

Thái Lan là ngôi sao của ASEAN, Việt Nam phải cạnh tranh với Lào

Trí Lê (Theo Trí Thức Trẻ)


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề