Moscow đang ở trong một tình thế khó xử

Moscow đã tự che giấu bản thân đến mức để rút lui thì đã quá muộn. Cách đây không lâu có một bài báo đã được xuất bản bởi đại sứ Mỹ tại Nga John Huntsman, người đã kể tỉ mỉ một số chi tiết toàn bộ câu chuyện về tên lửa 9M729 Novator, loại tên lửa vi phạm các thông số của hiệp ước hạt nhân. Hóa ra rằng người Mỹ đã ghi lại cả thời gian của quỹ đạo bay, địa đồtầm bay – tất cả thông tin này đã được chuyển cho Moscow. Nhưng Moscow sẽ không bao giờ thừa nhận mọi thứ đã xảy ra, Andrei Piontkovsky  – nhà toán học và nhà báo người Nga, nhà hoạt động chính trị. Cựu thành viên của Văn phòng Hội đồng Nhà nước Liên bang thuộc phong trào Đoàn kết. Cựu thành viên Hội đồng điều phối của phe đối lập Nga viết cho tờ Novoye Vremya (Thời Mới).

Tuy nhiên, có khả năng xảy ra một kịch bản khác, về việc này thì đang có nhiều chuyên gia nói và viết, trong đó có tôi. Đóvề sửa đổi của bản hiệp ước. Bây giờ hiệp ước cấm Hoa Kỳ và Nga phổ biến (lây lan, mở rộng) và triển khai tên lửa thuộc tầng lớp nhất định trên khắp hành tinh. Tại sao không thu hẹp phạm vi địa lý này – đó là cấm chỉ đặt tên lửa trên lục địa châu Âu, từ Đại Tây Dương đến dãy Urals?

Nói chung, cái đó có lẽ sẽ phù hợp với tất cả mọi bên. Trong kịch bản đó, người ta bảo rằng họ đã lập ra hiệp ước này – đã loại bỏ các tên lửa của Mỹ ở châu Âu và của Nga – nhằm vào châu Âu. Vâng, nếu hiệp ước được sửa đổi, mối nguy hiểm hạt nhân sẽ vẫn còn, nó sẽ ở cùng chúng ta cho đến khi kết thúc loài người. Vũ khí hạt nhân không biến đi đâu cả. Nhưng ít nhất tên lửa ở châu Âu sẽ bị cấm.

Rốt cuộc, tại sao người Mỹ rút khỏi hiệp ước này? Không chỉ bởi vì Nga đã vi phạm và phá vỡ hiệp ước đó. Suy cho cùng thì đây cũng chỉ là một loại tên lửa – mà bằng cách nào đó, người ta có thể tiếp tục các cuộc đàm phán và nhắm mắt cho việc này. Nhưng Mỹ cần tên lửa tầm trung ở châu Á nhắm vào Trung Quốc.

Và điều nghịch lý nhất trong tình huống này là họ cũng cần đến Nga. Nhưng Nga sợ phải thừa nhận điều đó và nói chung là sợ xúc phạm tới Trung Quốc (làm cho TQ giận…) về bất cứ điều gì đó. Những tên lửa tầm trung và tầm ngắn này đang có hàng trăm chiếc ở Trung Quốc và chúng không thể tiếp cận tới lãnh thổ Hoa Kỳ, nhưng chúng có thể tiếp cận gần như toàn bộ lãnh thổ của Liên bang Nga, bao gồm cả Moscow.

Do đó, từ quan điểm quân sự thuần túy,  và về điều đó cánh quân đội đã nói rất nhiều ở Nga, những người luôn không hài lòng với hiệp ước đó vì lý do này – quyết định “là không thể ở châu Âu, nhưng ở châu Á thì có thể” đối với Hoa Kỳ, Nga và châu Âu. Tên lửa của Nga sẽ không chĩa đến đó.

Có nghĩa là, từ quan điểm quân sự nó có lợi cho Nga, nhưng Nga lại đang chơi trò chơi hữu nghị vĩ đại với Trung Quốc, rồi quan hệ đối tác chiến lược và tất cả các thứ. Và đây là một sự thừa nhận rõ ràng rằng Trung Quốc đang đặt ra mối đe dọa đối với Nga, hạ bệ toàn bộ hệ thống tuyên truyền bên trong và bên ngoài của Nga.

Nếu tôi ở vị trí người Mỹ và châu Âu thì có lẽ sẽ đề nghị một giải pháp như vậy. Và nó sẽ đặt giới lãnh đạo Kremlin vào một vị thế thật là rất khó xử. Bằng cách từ chối chấp nhận hiệp ước đó, họ sẽ chứng minh cho người dân của Nga rằng họ thực chất là chư hầu của Trung Quốc.

Liên quan đến chuyện nói về việc Ukraina có thể trở thành nạn nhân của cuộc khủng hoảng hạt nhân này, đó là họ chỉ nói như vậy ở Nga. Họ nói rằng ở Ukraina sẽ được đặt tên lửa của Mỹ với cách tiếp cận hai phút tới Moscow. Nhưng tôi đảm bảo với các bạn: Người Mỹ sẽ không triển khai tên lửa ở châu Âu. Việc họ rút khỏi hiệp ước được chính thức giải thích bằng hành vi vi phạm từ phía Nga – nhưng nhiều khả năng đây chỉ cái cớ. Mỹ muốn triển khai tên lửa ở Đông Nam Á. Và Ukraina trong bối cảnh này Mỹ hoàn toàn không bận tâm chút nào .

Vì vậy, liệu có thể ký kết điều gì mới trong 6 tháng tới, khi Mỹ hoàn toàn rút khỏi hiệp ước hạt nhân hay không?

Không, tôi nghĩ rằng Moscow sẽ bám dựa vào quan điểm ngu ngốc của mình. Ngoài ra, Điện Kremlin đã quá phụ thuộc vào Trung Quốc đến nỗi người Tầu đơn giản sẽ không cho phép họ làm như vậy. Và nó sẽ trở thành một vấn đề lớn rất nghiêm trọng của chính sách đối nội của Nga. Trên thực tế, điện Kremlin sẽ phơi ra cho dân số Nga rằng Kremlin hoàn toàn phớt lờ mối đe dọa của Trung Quốc và theo thực chất là một chư hầu của Trung Quốc.

Và đây sẽ là sản phẩm phụ chính trị thú vị nhất của cuộc khủng hoảng với hiệp ước hạt nhân.

Nguyễn Vinh (theo Andrey Piontkovsky trong  obozrevatel) 


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề