Cuộc khủng hoảng Nga tăng thêm khó khăn cho người về hưu

Đối với Boris Lisitsyn, cuộc khủng hoảng tài chính của Nga có nghĩa là ít thịt, pho mát và xúc xích – Ông cụ 86 tuổi cho biết khó khăn gian khổ sẽ không làm ông chết sớm. Ông cụ từng là sỹ quan quân đội làm việc cho đài phát thanh thời kỳ Liên xô.

Nhưng đối với ông và hàng triệu người về hưu chiếm khoảng một phần ba dân số của Nga, giá cả tăng cao cũng đang thúc đẩy sự bất mãn khi mức sống suy giảm, đe dọa chỉ số tín nhiệm và sự ủng hộ đối với Tổng thống Vladimir Putin.

Một quan chức chính phủ cho biết những người về hưu đã từng được coi là “những người chúng ta cần thiết phải hỗ trợ”. Nhưng nhiều người đang có yêu cầu cao hơn về nhu cầu của họ, mặc dù y tế được cải thiện. Ở Nga tuổi nghỉ hưu đối với phụ nữ là 55 và nam giới là 60.

Đó là xu hướng không bị mất trong thời kỳ Putin lãnh đạo, ông có vai trò như một người bảo vệ về sự ổn định, xã hội bảo thủ và sự chi tiêu hào phóng của nhà nước đã giành được sự ủng hộ mạnh mẽ của người già. Tuy nhiên cuộc khủng hoảng tài chính gây ra bởi giá dầu thấp và lệnh trừng phạt của phương Tây đang là liều thuốc thử về lòng trung thành của họ đối với Tổng thống Putin.

Nhà lãnh đạo Nga đã bác bỏ bất kỳ những suy nghĩ về cắt giảm chi tiêu xã hội, ông phát biểu với báo giới sau cuộc họp nội các. ” Trước hết, chúng tôi làm bất kỳ điều gì và những kế hoạch cần thực hiện thì điều đầu tiên chúng tôi nghĩ đến là các cam kết thực hiện đối với xã hội của chúng tôi”

Nhưng ngay cả với những cam kết đáp ứng nhu cầu cho người về hưu và hứa hẹn sự gia tăng lợi ích, cuộc sống cho hàng triệu người đang trở nên khó khăn.

“Trong những năm 1990 trong cửa hàng trống rỗng nhưng tủ lạnh luôn đầy đủ”, ông Lisitsyn nói, ám chỉ đến sự sụp đổ của Liên Xô dẫn đến sự tan vỡ dây chuyền cung ứng và nền kinh tế chỉ huy, buộc nhiều người phải dựa vào sản phẩm cây nhà lá vườn.

“Bây giờ thì ngược lại – mọi thứ đều có trong cửa hàng nhưng tủ lạnh thì trống rỗng “.

Ngồi tại bàn formica nhỏ trong nhà bếp của căn hộ hai phòng mà ông sở hữu ở ngoại ô Moscow, Lisitsyn nói ông phải cố gắng để theo kịp với tình hình giá cả leo thang đối với thực phẩm và thuốc men và nói rằng nhiều khi ông bước vào cửa hàng “chỉ để tay không ra về “.

Gía cả leo thang.

Vào năm ngoái đồng rub mất giá 40% so với đồng USD khiến giá cả nhảy vọt do giá dầu thấp cùng với các lệnh trừng phạt xuất khẩu của phương tây như thực phẩm… và đóng cửa thị trường vốn toàn cầu đối với các doanh nghiệp Nga.

Lạm phát vào tháng 12 năm ngoái là 11,4 phần trăm, theo thống kê chính thức  thịt tăng hơn 20 phần trăm, giá đường bán lẻ tăng 40 phần trăm.

Mức lương hưu hàng tháng trung bình 10.029 rúp (144 USD theo tỷ giá hiện nay) vào năm 2014, các dịch vụ thống kê liên bang cho biết.

Người về hưu nói rằng một trong những đòn nặng nhất gây ra bởi cuộc khủng hoảng hiện nay là sự tăng giá trong ngành ý tế, mà hầu hết phải nhập khẩu. Đối với bà Nina Frolova 84 tuổi, bà phải dành một phần năm trong khoản lương hưu hàng tháng khoảng 15.000 cho y tế. Các khoản chi tiêu khác bao gôm 1.500 rúp cho căn hộ tại được trợ cấp tại Moscow, 150-200 tiền điện và 350 rúp cho hóa đơn điện thoại.

Những gì tệ hại nhất diễn ra hiện nay đó là cuộc sống sinh hoạt suy giảm mạnh.

Khi cuộc sống của ông đang khá giả nhưng bây giờ ông mô tả nó kinh dị giống như người phụ nữ sống tại khu vực phồn thịnh nhất của Moscow qua cách kể về cuộc sống hàng ngày của bà Rublyovka trên truyền hình buổi sáng.

“Cô ấy ném xuống một tấm thảm màu đen một cái gì đó … nằm rải rác trên tấm thảm. Oh nó là hàng ngàn viên kim cương và cô bước chân trần lên đó và nói:..” Đây là cách massage tốt nhất”, “Tôi không thể hiểu được họ. Tại sao họ có thể làm điều đó? … Những người khá giả họ sống trong một thế giới xa lạ.”

Điều kiện sống tồi tệ.

Trong xã hội Nga mức độ chênh lệch giàu nghèo được phân hóa rõ rệt nhất là tại các thành phố lớn như Moscow.

Ông Eduard Karyukhin giám đốc Dobroe Delo thuộc nhóm phi chính phủ cho biết hơn 43,3 triệu người về hưu Nga sống tại vùng nông thôn, nơi có tỷ lệ tử vong rất cao và điều kiện sống “kinh dị”. Họ chiếm đa số trong 20 phần trăm có nguy cơ cao bị ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng. Chính phủ hứa sẽ hành động nhưng đi kèm với chi phí.

Các quan chức đã bóng gió về mức giá trần và ông Putin đã hứa là lương hưu sẽ được tính theo chỉ số lạm phát mặc dù các bộ trưởng nghi ngờ liệu có thể kiềm chế được giá trần hay không.

Quỹ hưu trí nhà nước của Nga dự kiến trong năm nay sẽ chi khoảng 7,6 nghìn tỷ rúp, tương đương với 10 phần trăm tổng sản phẩm trong nước. Hơn một phần ba số tiền (2,8 nghìn tỷ rúp) sẽ được cấp từ chuyển giao ngân sách (từ các quỹ khác). Chiếm 18 phần trăm ngân sách liên bang.

Trong một điều khoản bí mật sẽ có sự giảm thiểu chi phí đối với các viên chức nhà nước. Chương trình mới của năm nay sẽ tăng hỗ trợ tiền trợ cấp cho mỗi năm làm việc quá tuổi về hưu. Tổng thống Putin đã kêu gọi những người đến tuổi về hưu làm việc thêm thời gian có nghĩa ông muốn kéo dài tuổi hưu đối với những lao đông của Nga.

Điều đó có thể gây phản tác dụng. Ông Karyukhin nói người cao tuổi hiện nay giúp đỡ lẫn nhau và họ “có thể dần dần có được sức mạnh và bảo vệ quyền lợi của mình”.

“Có những lo ngại là các nhà chức trách sẽ làm mọi cách thực hiện điều chỉnh này”, ông nói.

Thanh Trúc


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề