Báo cáo đặc biệt: Tòa án Quốc tế là nơi tốt nhất để xét xử MH17 – Nguồn Hà Lan

Reuters – Hà Lan đang thảo luận với các đồng nghiệp của tòa án quốc tế để truy tố những người bị tình nghi bắn rơi máy bay MH17 tại lãnh thổ ly khai chiếm giữ phía Đông – Ukraine vào năm ngoái. Báo cáo của Reuters được lấy từ các cuộc thảo luận theo nguồn tin thân cận.

Cơ hội thành công bên công tố được xem là rất nhỏ nhưng Hà Lan vẫn hy vọng bằng cách chuyển vụ án cho tòa án Liên Hiệp Quốc – cùng với sự ủng hộ của các đồng minh phương Tây, họ có thể gây áp lực với Nga, nước có vai trò quan trọng trong cuộc điều tra vào hợp tác.

Trong số 298 hành khách và phi hành đoàn đã thiệt mạng trên MH17 thì  hai phần ba số người là công dân Hà Lan. Với những đau thương Chính phủ đang chịu sức ép vô cùng lớn từ dân chúng, họ tin rằng người Nga có thể đã bắn hạ máy bay hoặc cung cấp tên lửa cho những người khác thực hiện.

Theo hai nguồn tin ở Hà Lan, được giấu tên vì tính nhạy cảm của vấn đề, sự phức tạp về pháp lý và chính trị của vụ án đã buộc họ phải có kế hoạch chuyển sang cho Tòa án Quốc tế  với sự hỗ trợ của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, khi đó một cuộc điều tra đa quốc gia sẽ được tiến hành và sẽ nhanh chóng kết thúc để buộc tội những kẻ đã bắn rơi MH17.

Khi được hỏi về kế hoạch này, một quan chức cấp cao dấu tên của chính phủ Hà Lan nói với Reuters: “Tòa án của Liên Hiệp Quốc là sự lựa chọn tốt nhất. Chúng tôi hy vọng bằng cách này sẽ là cơ hội lớn nhất của sự hợp tác từ tất cả các nước tham gia.”

Một cuộc thử nghiệm riêng rẽ ở Ukraine nhưng không có người khởi xướng vì ly khai ủng hộ Nga khó có thể tham dự như chính phủ Nga. Những người ly khai Ukraine đồng cảm với mất mát của Hà Lan nhưng kịch liệt phủ nhận việc dính líu đến vụ bắn rơi MH17.

Trong khi tòa án Hà Lan là nơi xét xử về những tội ác chiến tranh, vụ bắn rơi một máy bay dân sự trong bối cảnh cuộc nội chiến đang xảy ra có thể do nhầm lẫn, sẽ không được coi là sự phù hợp về pháp lý. Malaysia, điểm dừng của chuyến bay lại quá xa hiện trường vụ án.

Các lựa chọn pháp lý khác vẫn đang được xem xét theo các nguồn tin cho biết. Tuy nhiên tòa án quốc tế chứ không phải tòa án trong nước, được xem là sự lựa chọn hợp lý nhất để mang đến cơ hội thành công.

Hiện tại công việc điều tra vẫn được tiếp tục và các công tố viên Hà Lan sẽ không tuyên bố bản cáo trạng cho đến khi cơ quan an toàn hàng không Hà Lan (Dutch Safety Board) tuyên bố một báo cáo chi tiết vào tháng 10 lý do máy bay bị rơi.

Nhưng các công tố viên đã rút gọn trọng tâm về các giả thiết và giả thiết lớn nhất được xem là chiếc máy bay bị bắn rơi bởi tên lửa BUK do Nga chế tạo, tên lửa đất đối không được bắn ra từ khu vực do ly khai ủng hộ Nga kiểm soát.

Các điều tra viên tại hiện trường

Sau khi khôi phục hiện trường gồm thu nhặt thi thể những người đã thiệt mạng và đống đổ nát, chuyên gia từ nhóm điều tra phối hợp  – gồm các thành viên từ Ukraine, Malaysia, Úc, Hoa Kỳ và Anh  – đã quay lại nơi xảy ra vụ tai nạn ngày 15 tháng 06 để “tổng hợp các bằng chứng nhằm hỗ trợ hoặc rút gọn các giả thiết khác.”

Các chuyên gia đã viện dẫn phân tích từ cuộc gọi bị chặn, hình ảnh, tài liệu trong video cùng với hình ảnh vệ tinh được xem là các  bằng chứng tố cáo phiến quân bắn hạ MH17 bằng hệ thống tên lửa Buk hiện đại được vận chuyển từ lãnh thổ Nga sang Ukraine trước khi vụ tai nạn xảy ra.

Điều này làm tăng khả năng các công dân Nga có thể là can phạm trong bản cáo trạng; Điều tra Hà Lan không nêu tên bất kỳ ai nhưng họ đang xem xét và tìm kiếm tất cả các nguồn thông tin để phục vụ điều tra.

Nga đã đưa ra giả thiết của riêng mình (đã bị Kiev phủ nhận) là máy bay bị bắn hạ do một tên lửa được khai hỏa từ máy bay phản lực chiến đấu của Ukraine.

Với mối quan hệ giữa căng thẳng giữa Nga và phương Tây hiện nay, Moscow có thể không muốn cung cấp cơ hội dù là nhỏ cho việc hợp tác với bất kỳ tổ chức nào của phương Tây.

Nhưng nếu vụ án được tòa án Quốc tế tiếp nhận, Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc sẽ phải hỗ trợ điều tra, sẽ bắt buộc Nga hoặc là hợp tác hoặc sẽ dùng quyền phủ quyết. Khi đó Nga sẽ là yếu tố trở ngại chính cho việc thực thi pháp luật trong một vụ giết hại dân thường hàng loạt.

Nếu Moscow từ chối hợp tác với tòa án, Hà Lan có thể thúc đẩy gia tăng thêm lệnh trừng phạt kinh tế vượt ra ngoài những lệnh trừng phạt hiện nay theo một nguồn tin ngoại giao cho biết. Nửa đầu năm 2016 Hà Lan sẽ giữ chức chủ tịch EU và sẽ tạo thêm đòn bẩy cho The Hague.

Bộ trưởng Ngoại giao Hà Lan Bert Koenders đã có cuộc gặp với người đồng cấp Nga Sergei Lavrov ngày 06 tháng 06 để đàm phán về cuộc điều tra hình sự. “Họ không dễ dàng để thảo luận vì chúng tôi không đồng ý về nhiều điểm. Nhưng họ thảo luận chúng ta phải đáp ứng,” Koenders cho biết vào thời điểm đó.

Theo các nguồn tin cho biết Hà Lan muốn tòa án xét xử có trụ sở tại Hà Lan, mặc dù chi tiết cụ thể mà pháp luật sẽ áp dụng như thế nào, những nghi phạm nào bị bắt giữ và cuộc thử nghiệm vẫn chưa được làm rõ.

Vụ án tương tụ trong thời gian gần nhất nhất là đêm ngày 21/12/1988, trên bầu trời vốn yên tĩnh ở vùng Lockerbie (Scotland) bỗng có một tiếng nổ cực lớn gây kinh hoàng, ánh lửa từ vụ nổ chiếu sáng một khoảng trời rộng lớn, bao trùm toàn khu vực. Thị trấn Lockerbie náo loạn, có tới 11 người bị 5 mảnh vỡ từ máy bay rơi trúng đã thiệt mạng. Sau đó, người ta biết được đó là vụ nổ  trên chiếc máy bay của chuyến bay 103 là một chiếc Boeing 747–121 có tên Clipper Maid of the Seas. Đây là chiếc 747 thứ 15 được sản xuất và giao hàng vào tháng 2 năm 1970, một tháng sau khi chiếc Boeing 747 này hoạt động cho hãng Pan Am. 270 hành khách trên máy bay được xác định đã chết ngay khi vụ nổ xảy ra. Hàng ngàn mảnh xác máy bay rơi tứ tung xuống đất. Vụ tai nạn máy bay số hiệu 103 của Inter – American là sự cố khó hiểu, với nhiều giả thuyết. Có người cho rằng, một hành khách đã mang ma túy sang Detroit (Mỹ) nhưng bị lừa thành gói thuốc nổ. Lại có một giả thuyết khác cho rằng vali của một điệp viên đã bị tráo thành vali chứa bom, hoặc đây là hành động trả đũa Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) vì những hoạt động của tổ chức này tại Frankfurt (Đức) đã bị phát hiện.

Cuối cùng dưới áp lực của lệnh trừng phạt kinh tế rộng lớn và Tổng thống Mandela bắt đầu thương thuyết với Đại tá Gaddafi để dẫn độ hai bị cáo (Megrahi và Fhimah) vào tháng 4 năm 1999. Họ được đưa ra xét xử thử nghiệm tại Hà Lan theo luật Scotland. Fhimah được tuyên trắng án, nhưng Megrahi bị buộc tội và phải lãnh 27 năm tù trong một nhà tù ở Scotland.

Thanh Trúc


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề