Không ai muốn tham gia “clb độc tài” của Putin

Hội nghị thượng đỉnh G-20 sẽ diễn ra vào cuối tuần này ở Hàng Châu – Trung Quốc, Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ tham dự và là khách mời danh dự. Đây được coi là bước ngoặt đối với ông sau khi bị loại khỏi nhóm G-8 (nay là G-7) chỉ hai năm trước đây.

Hội nghị lần này được coi là sự thay đổi vận may cho ông Putin, trước đó ông đã trả lời trong cuộc phỏng vấn phô trương với tờ Bloomberg hôm thứ Năm làm một số người lo lắng. Người ta lo sợ rằng mối quan hệ  ngày càng gần gũi giữa Nga với các nước Trung Quốc, Iran, sự tiếp cận mới đến Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập sẽ giúp nước này hình thành một trục các nước độc tài để làm đảo lộn hiện trạng toàn cầu được các quốc gia dân chủ châu Âu và Bắc Mỹ thiết lập. Liệu đây có phải là “câu lạc bộ độc tài” làm gợi lên hiệp ước trong quá khứ giữa Đức – Ý – Nhật trong Thế chiến II?

Để thấy rõ liệu điều đó có xảy ra hay không chúng ta sẽ nhìn vào nền kinh tế Nga, nó vẫn còn nhỏ và yếu so với Hàn Quốc. Mặc dù Nga đã tăng chi phí quốc phòng rất mạnh trong những năm gần đây nhưng nước này không đặt ra một mối đe dọa lớn như Liên Xô trước đây. Trong thực tế các mối liên kết kinh tế, mối quan hệ gần gũi với các nước để có thể cộng tác sẽ giúp Nga hùng mạnh hơn và có trách nhiệm hơn đúng với một cường quốc thế giới. Sẽ giúp Nga đầu tư vào hệ thống kinh tế có trình tự và tránh bị tổn thương trước những đòn trừng phạt kinh tế.

Không khó để phân tích động cơ bên trong của những thỏa thuận đình đám về năng lượng của Nga. Putin đến thăm Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tháng Sáu cùng cam kết thúc đẩy hiệp định thương mại lên đến 50 tỷ USD.

Sau thời gian đó Trung Quốc tuyên bố đẩy mạnh viện trợ để hỗ trợ cho chế độ Syria thân Nga, đồng thời tiến hành các cuộc tập trận chung với Hải quân Nga. Cuộc nội chiến tại Syria cũng tạo điều kiện cho Nga gần gũi hơn với Iran vì cả hai đều có chung mục đích: Củng cố chiếc ghế cho lãnh đạo độc tài Assad. Nga cũng có một số thỏa thuận vũ khí và hiệp ước thương mại với nước này.

Cùng với những quan hệ nêu trên Nga đang tan băng quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ và xích lại gần Ai Cập. Sau cuộc đảo chính bất thành trong tháng Bảy, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã đến Moscow để xin lỗi về vụ bắn rơi máy bay chiến đấu Nga vào năm ngoái, Putin đã đáp lại bằng thiện chí nới lỏng lệnh trừng phạt về đi lại và nhập khẩu.

“Chúng tôi nhìn thấy lợi ích rõ ràng với Thổ Nhĩ Kỳ trong việc khôi phục bình thường hóa quan hệ với Nga”, ông Putin nói với Bloomberg. Trong khi đó, Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi đang đàm phán với Liên minh kinh tế Á – Âu, bao gồm Nga và một số quốc gia thuộc Liên Xô cũ về hiệp định thương mại tự do.

Tuy nhiên thị trường chính đối với các nước này và tài chính lại nằm ở phương Tây. Trung Quốc có thể ưu ái Putin nhưng hầu hết các thỏa thuận kinh tế với Nga là sự lấn lướt nói cách khác Trung Quốc là cửa trên, nắm thế thượng phong trong các cuộc đàm phán vì các thực thể kinh tế Nga ngày càng phụ thuộc vào nguồn tiền của họ. Động thái mới hỗ trợ cho Assad của Trung Quốc chỉ nhằm tìm kiếm sự ủng hộ từ Nga về vấn đề biển Đông cũng như phản ánh sự mong muốn của họ về vai trò trên toàn cầu tương xứng với sức mạnh kinh tế chứ không phải hỗ trợ cho Putin. Động thái gần đây nhất của Trung Quốc làm Putin rối bời là tuyên bố ủng hộ toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina, điều mà Nga cực kỳ dị ứng.

Tương tự như vậy, Nga và Iran là những người bạn thực dụng; “Liên minh” của họ sẽ không tồn tại nếu Nga nỗ lực cản trở những kế hoạch của Iran khi nước này muốn trở thành thế lực thống trị trong khu vực. Đối với Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập họ có thể ve vãn Putin cho lợi ích ngắn hạn vì cả hai đều phụ thuộc rất lớn và phương Tây. Hoa Kỳ đang viện trợ nhiều loại vũ khí quân sự cho Ai Cập, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ – kẻ thù truyền kiếp của Nga – là một thành viên Nato và có quan hệ sống còn với châu Âu.

Hiện tại và sau này, các mối đe dọa trực tiếp của Nga bắt đầu từ phương Tây, kết thúc ở Đông Âu và vũ khí mạnh nhất của họ là bóp méo thông tin, tiến hành các hoạt động ảo, cũng như kích động làm bất ổn chính trị. Hoa Kỳ cần tiếp tục tăng cường hỗ trợ cho các đồng minh Nato, giữ nguyên áp lực kinh tế bằng trừng phạt đối với Nga để mang lại giải pháp hòa bình cho Ukraina cũng như đóng một vai trò xây dựng ở Syria. Phương Tây không nên chùn bước trước ảo tưởng của “trục những nhà độc tài” vì nó sẽ gây trở ngại đối với những mục tiêu đã định và mục tiêu đang được giải quyết.

Đức Dũng (theo Bloomberg)


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề