Nếu có một căn bệnh khiến các nhà kinh tế sợ hãi nhất, tương tự như ung thư hay các đại dịch lây nhiễm trong y học, thì đó hẳn phải là căn bệnh giảm phát, ít nhất là ở thời điểm hiện tại.
Không gì có thể khiến các quốc gia, các khu vực kinh tế hay các siêu cường kinh tế trên thế giới sợ hãi bằng căn bệnh giảm phát, thậm chí cả các cuộc khủng hoảng kinh tế cũng không đáng sợ bằng. Ở thời điểm hiện tại, ở đâu trên thế giới cũng có giảm phát, và ở đâu người ta cũng nói về giảm phát. Và dĩ nhiên, cũng có từng ấy cách thức chống giảm phát trên thế giới.
Các nhà nghiên cứu lịch sử kinh tế vẫn thường có câu cửa miệng rằng, điểm yếu chết người của chủ nghĩa tư bản là các cuộc khủng hoảng kinh tế lặp đi lặp lại theo chu kỳ. Theo đó, các cuộc khủng hoảng kinh tế, ví dụ như các cuộc đại suy thoái những năm 30 của thế kỷ 20 hay khủng hoảng kinh tế thế giới 2008, được xem là một thảm họa kinh khủng nhất đối với nền kinh tế các quốc gia và thế giới.
Theo đó, khi khủng hoảng xảy ra, các doanh nghiệp sẽ phá sản, người thất nghiệp đầy đường và kinh tế quốc gia bị suy yếu nghiêm trọng.Nhưng nhận định đó đang dần trở nên lỗi thời. Ít nhất là ở thời điểm hiện tại, giảm phát mới là căn bệnh khiến các quốc gia và thế giới mất ăn mất ngủ nhất, thậm chí lớn hơn nguy cơ khủng hoảng kinh tế rất nhiều. Đơn giản là vì những hậu quả kéo dài và dai dẳng của giảm phát khiến người ta e sợ hơn khủng hoảng kinh tế rất nhiều.
Một cuộc khủng hoảng kinh tế nổ ra có thể ví với một quả bom, gây sốc và thiệt hại nặng cho nền kinh tế nhưng cũng nhanh chóng qua đi và mọi thứ sẽ lại phục hồi. Còn một cuộc giảm phát có thể gây ra hậu quả lâu dài gấp nhiều lần và khiến quá trình hồi phục kéo dài hơn rất nhiều, dù tác động khi nó xảy ra có thể không lớn bằng một cuộc khủng hoảng.
Dễ dàng nhận ra điều này khi theo dõi động thái của các chính phủ khi phải đối mặt với nguy cơ giảm phát và xử lý hậu quả do giảm phát để lại. Nhật Bản hiện có lẽ đang nắm giữ kỷ lục về khoảng thời gian kinh tế suy trầm sau khi rơi vào giảm phát, khoảng 20 năm, và Nhật cũng đang là nước triển khai gói giải pháp tổng hợp để thoát khỏi tình trạng này một cách khó khăn và kiên quyết nhất.
Nếu một cuộc khủng hoảng kinh tế là một chiếc xe trọng tải lớn đang lao xuống dốc và cần đạp phanh càng nhanh càng tốt là mọi chuyện sẽ ổn; thì giảm phát lại là một chiếc xe đang leo dốc trong tình trạng sắp chết máy, cần phải điều chỉnh lại động cơ, bơm thêm nhiên liệu, giảm bớt những trọng tải không cần thiết, vv…vv nói một cách ngắn gọn là phức tạp hơn rất nhiều.
Cũng chính vì không muốn lâm vào tình trạng của Nhật trong hai thập kỷ vừa qua, mà thế giới đang được chứng kiến các nhà lãnh đạo kinh tế EU đang vội vã như thế nào ở thời điểm hiện tại. Sau nhiều dự đoán, cuối cùng gói kích thích nới lỏng định lượng QE do thống đốc Mario Draghi đề xướng sẽ được triển khai, theo đó 60 tỷ Euro sẽ được bơm vào EU mỗi tháng và điều này sẽ kéo dài đến tháng 9.2016, tổng giá trị gói kích thích sẽ lên tới 1.100 tỷ Euro.
Đây có lẽ sẽ là gói kích thích kinh tế lớn nhất mà EU từng triển khai kể từ ngày thành lập, nhưng nó lại đang gặp phải sự hoài nghi không chỉ từ bên ngoài, mà còn ở ngay trong nội bộ EU. Các chuyên gia cho rằng, gói QE của ngân hàng trung ương Châu Âu ECB đang chỉ tập trung vào việc bơm tiền vào nền kinh tế mà tỏ ra thiếu các biện pháp cụ thể một cách toàn diện và phù hợp như Nhật Bản đang thực hiện.
Điều này xuất phát từ sự khác biệt trong cách đánh giá về sức khỏe nền kinh tế khu vực đồng tiền chung từ phía các quan chức EU và các chuyên gia bên ngoài. Theo đó, các quan chức Châu Âu cho rằng nền kinh tế EU vẫn khỏe mạnh và chỉ cần bơm tiền là đủ để khiến nó hồi sinh, trong khi các chuyên gia lại cho rằng kinh tế EU đang ở trong tình trạng tương tự như Nhật Bản và chỉ bơm tiền không thôi là chưa đủ.
Trên thực tế, hầu hết các nhà lãnh đạo và các chuyên gia đang có mặt tại diễn đàn kinh tế thế giới tại Davos đều nghiêng về quan điểm thứ hai. Điều này xuất phát từ thực tế rằng khả năng tiếp cận vốn ở Châu Âu hiện đang khá dễ với mức lãi suất khá thấp, cho thấy vấn đề đang nằm ở tổng cầu của người dân đang giảm đi với mức chi tiêu thấp khiến các doanh nghiệp không muốn vay mượn để mở rộng sản xuất chứ không phải vì các doanh nghiệp này không vay được tiền.
Lý giải điều này, các nhà lãnh đạo của ECB cho biết, nền tảng của kinh tế Châu Âu là các doanh nghiệp tư nhân, vì thế không thể triển khai các chính sách kích thích kinh tế bằng cách nâng mức chi tiêu công của các chính phủ thông qua các dự án đầu tư quy mô giống như cách Trung Quốc đang làm.
Thậm chí, có chuyên gia đang cho rằng EU và Trung Quốc nên đổi chỗ với nhau trong việc đưa ra các gói kích thích kinh tế, trong đó EU cần tung ra các dự án đầu tư công như Trung Quốc, còn Trung Quốc cần tung ra các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân như Châu Âu.
Nguồn: Một Thế giới
- Bài phát biểu của tân tổng thống Ukraina Vladimir Alekseievich Zelensky.
- Portnikov: Zelensky nguy hiểm hơn nhiều đối với Putin so với Poroshenko
- Zelensky trả lời Putin rất đanh thép và thâm túy!
- Putin một lần nữa lại lợi dụng "khoảng trống quyền lực" ở Ukraina
- Phía Zelensky đã nêu ra các điều kiện để đàm phán với Putin
- Poroshenko đã đánh bại Putin
Bố mĩ muôn năm, EU muôn năm :v
Tiên zân cái nhà anh mẽo. Ko biết nó có muôn năm được hay ko vì còn phải tiếp tục chờ. Nhưng mả cha nhà nó chứ, ai đời trong tư thế của kẻ giãy chết mà nó lại là kẻ chứng kiến 1 tượng đài như Liên Xô sụp đổ kkkkkk
Thì cũng giống như con cái luôn nhìn thấy cha mẹ từ trần đó thôi, rồi cũng đến lượt mẽo – “mả cha nhà nó chứ” (trích nguyên văn phía trên)
He…he..mấy bạn cứ bình tĩnh. Tôi cũng khẳng định tên đế quốc này trước sau gì cũng chết. Nó ko chết sớm thì chết muộn, ko chết trước thì chết sau, ko chết trẻ thì chết già. Túm lại rồi nó phải chết, kể cả khi nó chết thì cái người ngồi chờ nó chết xương cốt đã hóa thạch rồi.
Tất cả đều đang đợi đây. Càng cay cú thì cái chết càng đến sớm, mà trước đó thì sẽ phải ngậm mồm cái đã.
No cho no rồi ngồi chờ nhe các con !