Ukraine có thể hòa bình qua cuộc đàm phán khẩn cấp?

Các nhà lãnh đạo Pháp –  Đức – Nga sau 5 giờ đàm phán đã kết thúc mà không công bố bất kỳ thỏa thuận về kết thúc cuộc xung đột tại miền Đông Ukraine.

Tuy nhiên  phát ngôn viên của Tổng thống Putin cho biết cuộc đàm phán mang tính xây dựng và mang tính thực tế để tiếp tục làm việc hướng tới hoàn thiện và thực hiện nghiêm túc thỏa thuận Minsk.

Các nhà lãnh đạo cũng nhất trí sẽ tiếp tục có cuộc đàm thoại vào ngày chủ nhật mùng 8 tháng này. Các nhà lãnh đạo cũng nhất trí chuẩn bị các văn bản của một tài liệu chung về thực hiện thỏa thuận Minsk.  Một trong những tài liệu đó bao gồm đề xuất của Tổng thống Ukraine, tài liệu đề xuất xây dựng ngày hôm nay và thêm vào tài liệu đề xuất của Tổng thống Putin.

Vào ngày thứ hai sau cuộc đàm thoại thủ tướng Đức Merkel sẽ gặp Tổng thống Obama tại Hoa Kỳ. Nội dung chính cuộc họp bàn là vấn đề Ukraine, cấm vận kinh tế Nga và cung cấp vũ khí cho Ukraine.

Ngày 12 EU sẽ họp bàn và ra quyết định mở rộng lệnh cấm vận mới. Nhiều nhà phân tích cho rằng vấn đề Swift (hệ thống thanh toán Quốc tế) sẽ được đặt lên bàn.

Các nhà phân tích cũng đề nghị châu Âu và Mỹ phong tỏa tài sản của những lãnh đạo hàng đầu Nga bao gồm: Tổng thống Putin, Ngoại trưởng Lavrov, Bộ trưởng Quốc phòng Shoigu, Chủ tịch tập đoàn Gazprom Miller. Trong động thái mới nhất EU sẽ cấm vận thứ trưởng Quốc phòng Antonov người thân cận với Shoigu và chịu trách nhiệm về vấn đề hợp tác quốc phòng Quốc tế.

Cuộc chiến tại miền Đông Ukraina đã làm tất cả các bên mệt mỏi. Kể cả người cứng rắn và luôn phớt lờ thỏa thuận hòa bình là ông Putin cũng bối rối khi nền kinh tế trong nước đang rơi vào tình trạng khủng hoảng, lạm phát liên tục tăng cao vượt quá sự dự đoán của chính phủ Nga, các nhà phân tích kinh tế.

Liệu ông Putin sẽ thay đổi quan điểm của mình về vấn đề Ukraine? Có thể khi nguồn vốn ngày càng cạn kiệt, huy động vốn trên thị trường Quốc tế không thể, lạm phát tăng cao, đồng rub ngày càng mất giá, dự trữ ngoại hối vơi đi từng ngày, thăm dò khai thác dầu khí đóng băng… Trong khi đó Nga cần rất nhiều tiền để hiện đại hóa quân sự, trả nợ nước ngoài, các chương trình phúc lợi vẫn giữ nguyên, những dự án lớn như xây dựng đường ống mới, mở rộng những mỏ khí đốt và dầu mỏ.

Với 121 thành viên trong đó có tất cả các ngân hàng lớn nhất thế giới ; hơn 4.800 đối tác ở trên 100 nước, từ lâu SWIFT đã trở thành hệ thống giao dịch tài chính liên ngân hàng lớn nhất thế giới. Ngày 6-3-1995 vừa qua, VN đã chính thức tham gia vào mạng SWIFT. Nhân dịp này chúng tôi xin giới thiệu đôi nét về SWIFT.

Tổ chức cuả SWIFT

SWIFT – System of Worldwide Interbank Financial Transaction – Hệ thống giao dịch tài chính liên ngân hàng quốc tế, được thành lập từ 1974, có trụ sở chính ở Bỉ, là một tổ chức theo hình thức hiệp hội, với sự tham gia cuả các ngân hàng và tổ chức tài chính các nước. Thành viên cuả SWIFT có các loại :   

– Thành viên chính : gồm các ngân hàng tham gia SWIFT chính thức, với tư cách một cổ đông, có quyền bỏ phiếu quyết định các vấn đề quan trọng cuả SWIFT.

– Thành viên phụ : bao gồm các chi nhánh cuả các ngân hàng tham gia SWIFT.

– Các định chế dự phần : gồm các tổ chức tài chính phi ngân hàng tham gia SWIFT. Thành viên phụ và các định chế dự phần không được có cổ phần và bỏ phiếu quyết định các vấn đề quan trọng cuả SWIFT.

Các thành viên và các bên tham gia hệ thống SWIFT cùng khai thác và cùng chịu trách nhiệm về hệ thống cuả mình. Những lợi nhuận thu được từ việc khai thác hệ thống được dùng để đầu tư trở lại, nâng cấp hệ thống và phân bổ lại bù đắp dịch vụ cho các thành viên.

Các dịch vụ cuả SWIFT

Hệ thống dịch vụ cuả SWIFT khá đa dạng, bao gồm :

– Dịch vụ chính : chuyển điện giữa các ngân hàng và tổ chức tài chính khắp thế giới phục vụ cho công tác thanh toán, ngoại hối, cho thị trường chứng khoán ; tài chính thương mại và thị trường tiền tệ.

– Dịch vụ khác : chuyển dữ liệu khối lượng lớn, trao đổi dữ liệu điện tử, thanh toán bù trừ, đối chiếu xác nhận và chuyển tiếp trong mạng…

SWIFT có ba trung tâm hỗ trợ khách hàng, đặt ở Mỹ, châu Á và châu Âu, đảm bảo sự hỗ trợ thường xuyên cho khách hàng ở mọi khu vực. Các hình thức trợ giúp cũng phong phú, từ hướng dẫn kỹ thuật qua mạng hoặc qua điện thoại đến cưa kỹ thuật viên, chuyên viên tư vấn trực tiếp giúp khách hàng. Các dịch vụ tư vấn và trợ giúp cập nhật kỹ thuật mới triển khai thay đổi nhằm đa dạng hóa và nâng cao khả năng cuả hệ thống cũng được coi trọng.

Nhằm giúp các thành viên và khách hàng khai thác tối đa khả năng cuả hệ thống, SWIFT có các chương trình huấn luyện, đào tạo riêng. Với người sử dụng mới đều được đào tạo miễn phí.

Vấn đề làm Nga phải tính toán hiện này là hệ thống thanh toán quốc tế. Nếu phương Tây cắt hệ thống này giao dịch buôn bán sẽ tê liệt. Nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng âm. Tất nhiên khi phương Tây bảo vệ lợi ích của mình họ sẽ cứng rắn hơn đối với Nga. Họ muốn kinh tế Nga kiệt quệ không còn tài chính để ủng hộ cho ly khai và cho các chương trình về quân sự. Và buộc Nga phải ngồi vào bàn đàm phán.

Vấn đề thức hai buộc Nga phải tính toán là nếu tiếp tục không thể thuyết phục được ông Putin Mỹ sẽ chuyển vũ khí hiện đại hỗ trợ Ukraine khi đó số người Nga thiệt mạng trên chiến trường sẽ lớn hơn nhiều và có thể dẫn đến thất bại đối với ly khai. Số người thiệt mạng lớn sẽ được các tổ chức nhân quyền và đảng đối lập tại Nga khai thác, nó sẽ là những sự tác động rất lớn đối với xã hội Nga. Thiệt hại về quân sự sẽ làm kho vũ khí của Nga vơi đi khi chưa có lượng vũ khí mới bù đắp. Thực tế hiện này trên chiến trường là ly khai và đằng sau là quân đội Nga đã tung hết sức mạnh, những loại vũ khí mạnh nhất hiện đại nhất đã có mặt trên chiến trường và kết quả là những thành công không đáng kể trong khi lực lượng Ukraine với những vũ khí lạc hậu và thiếu thốn hơn nhiều.

Có thể các nhà phân tích cũng tính tới kịch bản khi qua ngày 12 EU họp và chỉ mở rộng lệnh cấm vận đối với 19 cá thể sau đó Nga sẽ tiếp tục củng cố cho ly khai và khi mùa xuân ấm áp sẽ tiếp tục tấn công. Nhưng cho dù bất kỳ kịch bản nào xảy ra Mỹ và EU ngày càng cứng rắn và mất niềm tin vào Nga. Chắc chắn Mỹ sẽ ủng hộ vũ khí, cùng với châu Âu sẽ ủng hộ tài chính cho Ukraine để tiếp tục đương đầu với Nga. Vấn đề Ukraine hiện nay không đơn giản là mỗi quốc gia với nhau mà là uy tín của khối Nato. Ukraine sụp đổ có nghĩa tiếng nói của Nato sẽ không còn trọng lượng. Sẽ không thể thực hiện tham vọng bá chủ thế giới.

Trước đó những cuộc đàm phán đều cho tay ngay một kết quả: Phía Nga hoặc  gật đầu đồng ý hoặc gạt phắt khăng khăng như cuộc đàm phán tại Giơ-ne-vơ, tại hội nghị Normandy, tại hội nghị thượng đỉnh G20 thậm chí là tại Misnk nhưng ngày hôm nay các bên vẫn tiếp tục bàn thảo (thực ra là cò kè ngã giá). Cuộc đàm phán sẽ có kết quả vào ngày chủ nhật có nghĩa là trước ngày phương Tây họp bàn biện pháp cấm vận và trước ngày bà Merkel gặp ông Obama. Trong ngày mai chúng ta sẽ tiếp tục xem tin tức từ chiến trường miền Đông. Có thể lại có những cuộc chiến dữ dội hòng nhanh chân trước thỏa thuận.

Về phía Ukraine có thể phải chấp nhận đường ranh giới hiện nay. Hiện nay ly khai đã kiểm soát thêm hơn 500 km vuông từ tay quân đội chính phủ. Sẽ bỏ sự phong tỏa đối với vùng Donbass, cung cấp những mặt hàng thiết yếu cho Crimea.

Dù gì chúng ta đều hi vọng cuộc đàm phán lần này sẽ theo kịch bản tốt nhất cho hai nước Ukraine-Nga.

Thanh Trúc


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề