Ukraine cần sự giúp đỡ của Mỹ nhiều hơn nữa

Steven Pifer là thành viên cao cấp tại trung tâm nghiên cứu Mỹ Brookings Insitution và cựu đại sứ Mỹ tại Ukraine. Strobe Talbott cũng là chủ tịch của Viện Brookings. Ông từng làm thứ trưởng Ngoại giao năm 1994-2001. Sau đây là bài viết của ông.

Đầu năm mới đã mang mất mát lớn hơn đến với Ukraine. Ly khai được hỗ trợ từ Moscow đã phát động các cuộc tấn công lớn nhất từ trước đến nay tại Donetsk và Luhansk. Những nỗ lực ngoại giao đã thực hiện đều không có tiến bộ trong việc hướng tới giải quyết bằng con đường chính trị – hoặc hướng để làm sống lại thỏa thuận ngừng bắn đã sụp đổ. Phương Tây,  trong đó có Hoa Kỳ cần phải hỗ trợ Ukraine mạnh mẽ hơn nữa nếu không muốn nhìn thấy tình hình nước này xấu hơn. Điều đó có nghĩa là phải hỗ trợ bằng các hành động thực tế giúp Ukraine phòng thủ tốt hơn.

Sau sự can thiệp thường xuyên của quân đội Nga tại miền đông Ukraine trong tháng Tám, sự thất bại của lực lượng vũ trang Ukraine và một lệnh ngừng bắn Minsk ra đời vào tháng Chín năm ngoái. Thỏa thuận này buộc các bên phải tuân thủ thực hiện.

Sau một thời gian tạm lắng, đến  tháng 12 các cuộc chiến đấu ngày càng khốc liệt hơn. Nhà lãnh đạo “Cộng hòa nhân dân Donetsk” tuyên bố sẽ lấy lại tất cả vùng đất thuộc tỉnh Donetsk. Ngay ngày hôm sau ly khai, có thể được tăng cường thêm quân đội Nga, đã bắn vào khu dân cư thành phố Mariupol làm thiệt mạng khoảng 30 thường dân.

Moscow đã không thèm động một ngón tay  để thúc đẩy giải pháp hòa bình. Họ đã không rút vũ khí và binh lính ra khỏi miền Đông Ukraine, cũng như không siết chặt việc kiểm soát biên giới Ukraine-Nga, như điều khoản tại Minsk đã ký kết, mà họ là một bên đồng ý. Tổng thống Nga Vladimir Putin tiếp tục phủ nhận lực lượng của ông đang chiến đấu tại Ukraine – thậm chí khi truyền hình Nga chiếu cảnh binh sĩ đang chiến đấu tại sân bay Donets mặc phù hiệu của quân đội Nga.

Tại sao ông ta luôn phủ nhận? Vì mỗi lần xuất hiện điện Kremlin luôn lặp đi lặp lại rằng họ đang tìm mọi cách, làm mọi biện pháp để đem lại hòa bình cho Ukraine.

Đối với phương Tây, vấn đề này vượt xa khỏi biên giới Ukraine. Nga đã xé toạc những nguyên tắc về duy trì hòa bình, ổn định và an ninh ở châu Âu trong gần 70 năm. Họ đã  sử dụng vũ lực để vẽ lại đường biên giới. Nếu phương Tây không mạnh tay đẩy lùi chủ nghĩa bành trướng của Nga họ sẽ phải đối mặt với những thách thức, thậm chí thách thức về vũ trang từ Nga, điều này sẽ gây tốn kém và tổn hại nghiêm trọng đối với phương Tây khi họ bảo vệ các thành viên ví dụ như các nước Nato Đông Âu.

Cho đến nay, Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu đã giáng trả sự xâm lược của Nga bằng các biện pháp trừng phạt cấm vận về kinh tế, quân sự… Những biện pháp này đã làm nền kinh tế Nga tổn hại nghiêm trọng, nhưng nó vẫn chưa đạt được mục tiêu chính trị của họ: Moscow phải thay đổi chiến lược và ngồi xuống bàn đàm phán thương lượng một cách nghiêm túc.

Hoa Kỳ cũng đã cung cấp viện trợ quân sự cho Kiev. Nhưng rốt cuộc cho đến nay chỉ có vẻn vẹn 120 triệu USD và giới hạn về viện trợ vũ khí gây chết người.

Washington cần phải hành động nhiều hơn nữa mới làm Nga thay đổi chiến lược. Điều đó đồng nghĩa với việc Ukraine phải có khí tài, quân sự đủ mạnh để giáng trả sự hung hăng của Putin, gây thiệt hại nặng nề cho Putin và các đồng minh của ông ta trên chiến trường, làm nản chí những cái đầu nóng muốn leo thang cuộc chiến.

Tám cựu quan chức cấp cao an ninh quốc gia Hoa Kỳ – hai chúng tôi, cộng với cựu đại diện Mỹ tại NATO Ivo Daalder, cựu thứ trưởng quốc phòng Michèle Flournoy, cựu đại sứ Mỹ tại Ukraine John Herbst, cựu trợ lý thứ trưởng quốc phòng Jan Lodal, cựu tư lệnh NATO tại châu Âu James Stavridis và  tướng Không quân Mỹ về hưu chỉ huy các lực lượng tại châu Âu Charles Wald – đã cùng nhau họp bàn để đưa ra các khuyến nghị về hành động ngay lập tức.

  • Đầu tiên, Nhà Trắng và Quốc hội phải cam kết số tiền tương đối lớn để giúp Ukraine phòng thủ: 1 tỷ USD viện trợ quân sự năm tài chính 2015, tiếp theo là thêm 1 tỷ USD trong năm tài chính 2016 và 2017. Quốc hội không nên dừng lại việc hỗ trợ (như đã làm trong Đạo luật Hỗ trợ cho nền tự do Ukraine vào năm ngoái) và trích tiền hỗ trợ từ các quỹ mà phải có nhiều hành động mạnh mẽ hơn.
  • Thứ hai, chính phủ Mỹ nên thay đổi chính sách và bắt đầu cung cấp vũ khí gây chết người cho Ukraine. Để chắc chắn hầu hết các khoản tiền từ quỹ trên sẽ dành viện trợ cho loại vũ khí phi sát thương. Ví dụ, quân đội Ukraine đang rất cần radar định vị pháo binh để xác định nguồn gốc của tên lửa đối phương và hỏa lực pháo binh khi khai hỏa, các hệ thống này gây ra khoảng 70 phần trăm thương vong cho Ukraina.Nhưng Ukraine cũng cần một số vũ khí phòng thủ, đặc biệt là vũ khí chống thiết giáp. Hiện nay Ukraine đang sử dụng các loại tên lửa chống tăng tồn kho 20 năm tuổi và một tỷ lệ lớn trong số đó không hoạt động. Vũ khí chống thiết giáp của Mỹ có thể lấp chỗ trống do sự thiếu hụt của vũ khí Ukraine gây ra.
  • Thứ ba, chính phủ Hoa Kỳ nên đề nghị các nước thành viên NATO về việc hỗ trợ vũ khí Ukraine, đặc biệt là những nước trước đó sử dụng thiết bị vũ khí của Liên Xô, nó sẽ thích ứng với hạ tầng của Ukraine. Nếu Hoa Kỳ thay đổi chính sách để cung cấp hỗ trợ vũ khí chết người, chúng tôi tin rằng một số nước NATO khác sẽ làm theo như thế.

Thời gian rất cấp bách. Ba tháng nữa mùa sẽ hết mùa xuân sau đó các cuộc chiến đấu có thể diễn ra ở cường độ mới khốc liệt hơn. Chúng tôi sẽ giúp Ukraine ngăn chặn điều đó.

Thanh Trúc


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề