Ukraina sẽ ứng phó ra sao với kho vũ khí của ly khai?

Ngày 18 tháng 11, một số tên lửa bắn từ pháo phóng loạt Grad của ly khai đã  trúng một tòa nhà chung cư ở Toshkovka thuộc thành phố miền đông Ukraine. Những vụ pháo kích đã trở thành một sự kiện gần như hàng ngày. Cả quân đội Ukraina và ly khai đều sử dụng vũ khí hạng nặng nhằm chiếm thế thượng phong.

Vụ pháo kích này không có thiệt hại về binh lính. Thay vào đó, ba dân thường thiệt mạng và bốn người khác trong đó có hai trẻ em bị thương.

Ly khai đang kiểm soát đường biên giới dài 200 dặm từ Biển Đen đến biên giới Nga. Bao gồm các thành phố của tỉnh Luhansk và Donetsk, hai trong ba thành phố lớn nhất  miền đông Ukraine. Tuy nhiên, đó là một tình trạng không bấp bênh đối với các chiến binh muốn tạo ra một nhà nước tự xưng.

Quân đội Ukraine kiểm soát một giao lộ quan trọng ở trung tâm của lãnh thổ ly khai. Họ cũng kiểm soát sân bay Donetsk, một cứ địa quan trọng mang tính chiến lược cho cả Kiev và ly khai.  Nó là sự đe dọa cho những vùng đất ly khai  muốn tồn tại ngoài tầm kiểm soát của Kiev . Một số thỏa thuận ngừng bắn được thiết lập nhưng luôn bấp bênh và bị xé tan trong nhưng cuộc chiến đấu.

Đối với Ukraine, nhiều vũ khí hơn và tốt hơn đã không mang tính quyết định. Sau khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991, Kiev được thừa hưởng một quân đội  quá lớn và phức tạp đối với một nước nghèo hơn nữa không có bất kỳ mối đe dọa rõ ràng từ bên ngoài. Vào thời điểm các nhà lãnh đạo của Ukraine bắt đầu cải tổ cơ cấu quân sự, sự sụp đổ kinh tế năm 2008 đã ập đến. Với nền kinh tế yếu kém và dễ bị tổn thương như Ukraina cuộc khủng hoảng toàn cầu gần như đã làm phá sản quân đội.

Bài toán được đặt ra là ly khai với sự hỗ trợ từ Nga về các loại vũ khí hạng nặng và hiện đại đặc biệt là xe tăng và pháo binh quân đội Ukraina sẽ ứng phó bằng cách nào?

Ukraina chưa sẵn sàng chuẩn bị

Ukraine là đội quân lớn hơn nhiều và nhiều khả năng hơn các lữ đoàn ly khai. Kiev đã có hơn 41.000 quân chiến đấu, với hàng ngàn người gia nhập vào đội quân tình nguyện. Sô lượng  ly khai thân Nga không rõ ràng, nhưng ước tính dao động từ 10.000 đến 20.000 quân.

Tuy nhiên  quân đội Ukraine có những điểm yếu nghiêm trọng về cấu trúc điều này được giải thích bằng  lý do tại sao họ đã không thành công trong việc dẹp tan lực lượng ly khai.

Trong thời kỳ hậu-Xô viết, vũ khí của quân đội Ukraine giống như bãi phế liệu hơn là một đội quân được trang bị thực thụ. Hàng ngàn xe tăng, xe bọc thép cũng như hàng trăm máy bay bị han gỉ không được bảo dưỡng. Quân đội được duy trì một phần bằng nguồn tài trợ thông qua một quỹ đặc biệt của chính phủ và bằng cách bán các loại vũ khí thiết bị quân sự. Nhà phân tích quân sự Vyacheslav Tseluyko viết trong một cuốn sách cho biết “quân đội Ukraina ở trong trạng thái dừng hoạt động và chết lâm sàng”.

nghia dia may bay Ukraine

Nghĩa địa máy bay của Ukraina 

Đến năm 2000, lính nghĩa vụ được trả lương thấp và kém đào tạo chiếm 90 phần trăm tổng số lực lượng quân đội. Rất ít người có khả năng chiến đấu. Hầu hết quân đội có trụ sở tại miền tây Ukraine gần biên giới với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương. Miền Đông gần như không có vì họ không tìm thấy sự nguy hiểm từ “người anh em cùng dòng Slavo Nga”.

Tất cả điều này đã phải thay đổi trong năm 2008. Trong cuộc chiến ngắn ngày giữa Nga và George buộc chính quyền Kiev phải phản ứng. Chính phủ thân phương Tây ủng hộ gia nhập Nato của ông Viktor Yushchenko đã bắt tay thực hiện chương trình hiện đại hóa quân đội đầy tham vọng vào năm 2007. Ngân sách quốc phòng đã tăng thêm một phần ba.

Nếu kế hoạch này được thực hiện, quân đội sẽ chuyên nghiệp hơn, mua trang thiết bị hiện đại và di chuyển và thành lập các căn cứ tại miền Đông nhằm răn đe và ứng phó đối với cuộc xâm lược từ Nga – thay vì nhìn về phía tây để đối đầu với NATO.

Nhưng có thể đó là thời điểm tồi tệ nhất đối với đất nước Ukraina. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 tràn qua Ukraine, nhấn chìm tất cả các kế hoạch. Quân đội đã phải vật lộn chỉ để trả các hóa đơn tiện ích của họ. Thay vì tăng một phần ba, ngân sách quốc phòng đã phải cắt giảm đi rất nhiều. Lính đành phải tự nấu ăn thậm chí là tự túc khẩu phần vì nhà nước hết tiền để trả cho những nhà thầu làm trong nhà bếp quân đội. Những bài tập huấn luyện giảm đến mức tối thiểu.

Quân đội đã phần nào hồi phục từ cú đánh của Nga với George  trước khi bắt đầu chiến đấu với lực lượng ly khai. Tuy nhiên bộ máy quân đội vẫn còn quá cồng kềnh với nhiều nhân sự trong vai phụ dư thừa. Kỹ năng tác chiến của Hải, Lục, Không quân đã xuống cấp trong thời kỳ suy thoái kinh tế.

Ly khai sử dụng vũ khí gì?

Giai đoạn đầu trong cuộc xung đột những loại vũ khí hạng nhẹ và hạng nặng của ly khai được mua trên thị trường chợ đen hoặc chiếm giữ từ những kho vũ khí của quân đội. Theo báo cáo mới đây của ARES, một công ty tư vấn theo dõi vũ khí được sử dụng trong các cuộc xung đột vũ trang.

Cả hai bên đều đang sử dụng phần lớn vũ khí thời Xô Viết, chúng bao gồm súng trường Kalashnikov và súng máy hạng nhẹ RPK. Một vài chiến binh ly khai thậm chí còn sử dụng các loại súng trường có từ thế chiến thứ hai. Hoặc họ sản xuất súng tiểu liên của riêng mình. Đối với tiểu đoàn tình nguyện Ukraina cũng không khác hơn họ sử dụng súng cối, pháo cũng từ thời thế chiến thứ hai.

ukraine_pic_2-1024x684

Với nhiều loại vũ khí cũ hơn, có nhiều mức độ tùy biến. Các loại vũ khí dân dụng – mua ở các cửa hàng súng và qua mạng Internet – đều rất phổ biến với binh lính 2 bên. Các phụ kiện đi cùng bao gồm ống ngắm tùy chỉnh, bộ giảm thanh, các phụ kiện trang trí và được đánh giá là “phản ánh một xu hướng thời trang thế giới theo phong cách của nền công nghiệp vũ khí phương Tây”, theo ARES.

Nhiều bộ phận được tìm kiếm bất chấp sự lạ lùng đối với những người lính. Một binh sĩ Ukraine sử dụng khẩu súng trường lắp thêm ống ngắm đắt tiền sản xuất tại Thụy Điển, nhưng lại lắp ngược ở phần đầu, khiến cho chiếc ống ngắm trở nên vô dụng.

Nhưng như báo cáo từ ARES giải thích, đó chỉ là một phần. Một binh sĩ Ukraine chiến đấu ở miền đông sở hữu ống ngắm Zombie Stopper giá 589USD.

Đối lập với những khẩu súng hoen gỉ, lâu đời và đủ các chủng loại tự ý gia cố ở miền đông Ukraine là thiết bị hiện đại quân sự của binh sĩ Nga.

Khi những người lính Nga không đeo phù hiệu tiến vào Crimea trong tháng Hai, họ mặc đồng phục ngụy trang mới và mang súng trường AK-74M hiện đại. Những khẩu súng hầu như được sử dụng độc quyền trong nước Nga, (chỉ có Azerbaijan và Cyprus là hai nước bên ngoài Nga sử dụng.) Các tay súng được mệnh danh là “người đàn ông nhỏ màu xanh”  ngay lập tức được nhìn rõ ràng là quân đội Nga.

linh_dac_nhiem_nga_o_ucraine_4

Đặc nhiệm Nga tai Crimea

Nếu bạn muốn tìm bằng chứng về Nga cung cấp vũ khí cho ly khai tại miền Đông không phải là điều dễ dàng như ở Crimea. Nhưng khi quân đội Ukraine tiến về phía thành phố do ly khai kiểm soát các phiến quân đã bắt đầu sử dụng các loại vũ khí tinh vi hiện đang được sử dụng chỉ bởi các lực lượng vũ trang Nga và một số nước chọn lọc khác và không phải của Ukraine.

Những vũ khí mà phiến quân được trang bị bao gồm súng trường bắn tỉa VSS và súng máy PKP, những loại mà quân đội Ukraine không có. Ly khai cũng mang súng bắn tỉa  ASVK tân tiến của Nga, loại súng này được bắn vào các xích xe tăng và bắn xuyên thủng qua tường nhà. Quân đội Nga bắt đầu sử dụng loại này từ năm 2012. Hiện nay Nga là quân đội duy nhất được biết đến đang sử dụng loại vũ khí này và cùng với ngoại lệ là ly khai.

Các phiến quân cũng có hàng chục xe tăng. Hiện chưa biết chính xác về số lượng bao nhiêu chiếc. Nhưng phần lớn các loại xuất hiện là T-64BV và vài chục xe tăng T-72B3. Loại này mới được nâng cấp trong năm 2013, được trang bị cho quân đội và do Nga sản xuất, cho đến thời điểm hiện nay họ chưa xuất khẩu. Những loại xe tăng này khá hiện đại, nó  được trang bị những công nghệ tiên tiến nhất, bao gồm một hệ thống điều khiển hỏa lực mới, hệ thống máy tính cho phép kíp xe giảm thời gian tính toán số lần bắn và cải thiện độ chính xác của pháo 125mm. Hơn thế, T-72B3 cũng được tích hợp thiết bị quan sát ảnh nhiệt mang lại khả năng chiến đấu trong cả ngày lẫn đêm, dưới mọi điều kiện thời tiết. Ukrain có vài trăm T – 72 loại cũ được lưu trữ trong kho nhưng loại này lạc hậu và chiến đấu không hiệu quả.

tt (9)_LYUQ.jpg

Tăng T-72B3

Trong cuộc xung đột tại miền Đông quân đội Ukraina là bên dùng nhiều xe tăng hơn theo ARES. Tuy nhiên vấn đề là lượng xe tăng không đáng kể so với lượng vũ khí diệt tăng mà quân ly khai đang sở hữu.

Ly khai ngoài tên lửa chống tăng thu giữ từ những nhà kho họ còn được Nga trang bị loại tên lửa hiện đại Kornet 9K135 . Đây là một trong những vũ khí chống tăng mạnh nhất trên thế giới hiện nay. Nó thường xuyên được nhắc đến trong những cuộc chiến đẫm máu như xung đột Trung Đông. Ukraina không sở hữu loại tên lửa này.

t_kornet7

 Kornet 9K135 

Ngoài ra họ còn có số lượng lớn tên lửa chống tăng vác vai bắn. Nó hiện đại hơn các tên lửa do Liên xô chế tạo đã sử dụng tại Trung Đông.  Các kho vũ khí của ly khai ‘bao gồm tên lửa RPG-18 – loại vũ khí mà lực lượng Ukraine không có. Họ cũng có hệ thống RPO-A và MRO-A. Hệ thống PDM-A hay MRO-A được trang bị đạn nhiệt áp cho phép tạo ra vụ nổ có nhiệt độ hàng nghìn độ C gây sát thương cực lớn cho đối phương.

Mới đây, một đoạn clip chia sẻ trên mạng Youtube cho thấy một phần sức mạnh đáng sợ của súng phóng hỏa phản lực RPO-A Shmel và MRO-A.

PDM-A Shmel-M (từ đây tới giây 40) là biến thể cải tiến mới nhất của súng phóng hỏa phản lực đáng sợ RPO-A Shmel được KBP Tula phát triển từ cuối những năm 1980. PDM-A ra mắt lần đầu trong triển lãm Eurosatory 2006. Nó có kiểu dáng, kích thước khá giống với thế hệ RPO-A nhưng cỡ nòng 90mm (RPO dùng cỡ 93mm) và nặng 8,8kg, ống phóng có thể tái sử dụng. Súng phóng lựu PDM-A vẫn được trang bị các loại đạn “khủng”: đạn nhiệt áp; đạn cháy; đạn khói. Trong đó, đạn nhiệt áp được xem là nguy hiểm nhất, góp phần tạo nên sức mạnh khủng khiếp của PDM-A.

Vụ nổ của đạn nhiệt áp phân tán một lượng thuốc nổ lỏng sau đó được đốt cháy bởi một ngòi nổ đặc biệt. Đạn nhiệt áp tạo nên vùng áp suất cao với thể tích lên đến 80 m3 tạo nên hiệu quả cao trong việc tiêu diệt đối phương ẩn nấp trong các công sự.

fti1414196364

Đạn MRO-A công phá tòa nhà kiên cố.

Đạn nhiệt áp tạo ra một vụ nổ trên không với nhiệt độ lên đến 2.000 độ C mà không cần phải xuyên thủng bức tường của công sự. Với sức nóng của vụ nổ nhiệt áp cơ hội sống sót trong khu vực ảnh hưởng của nó gần như bằng 0. Những binh lính đối phương ở vị trí xa hơn sẽ bị tổn thương bởi chấn động của áp lực vụ nổ. Về phần MRO-A (từ giây 42 tới phút 1,25), đây là súng phóng lựu cỡ nhỏ được trang bị đạn nhiệt áp như PDM-A nhưng tầm bắn ngắn hơn. MRO-A dùng cỡ đạn 72,5mm đạt tầm bắn hiệu quả 90m, xa nhất 450m. Nó hữu hiệu trong chống mục tiêu bọc thép hạng nhẹ, công sự phòng ngự, bộ binh núp trong công sự những loại xe bọc thép, xe tăng.

Phân tích từ Reuters


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề