Hôm qua Tổng thống Putin đã có cuộc hội đàm kín với Tổng thống Pháp Hollande chi tiết chưa được tiết lộ. Thủ tướng Úc khuyên ông Putin nên rút quân khỏi Ukraina Tổng thống Nga đáp lời “chúng tôi không có quân đội ở Ukraina”. Sau đó các nhà lãnh đạo phương Tây quay lại nói chuyện cùng nhau và để ông Putin một mình. Ngày hôm qua Tổng thống Nga đã bay về nước sớm hơn dự định vì tự ái. Trong quá khứ ông Putin đã nhiều lần rơi nước mắt lần gần đây nhất là trong chuyến thăm Mông cổ khi nghe quốc ca Nga ông đã khóc. Theo những nhà bình luận có lẽ do ông căng thẳng về Ukraina.
Các nhà lãnh đạo phương Tây cảnh báo Nga về lệnh trừng phạt mới nghiêm khắc hơn nữa nếu không rút quân và vũ khí khỏi Ukraine.
“Tôi nghĩ rằng Tổng thống Putin đang ở ngã ba đường”, Thủ tướng Anh David Cameron nói. “Nếu ông ta tiếp tục gây bất ổn cho Ukraine sẽ có thêm lệnh trừng phạt và các biện pháp nghiêm khắc hơn nữa”.
“Việc xử phạt sẽ có sự thiệt hại, nhưng sẽ có một cái giá thiệt hại lớn hơn nhiều trong việc cho phép cuộc xung đột đóng băng đang được tạo ra và duy trì trên lục địa của châu Âu.”
Còn Tổng thống Mỹ Obama cho biết Nga bị cô lập là điều không thể tránh khỏi.
“Chúng tôi muốn một nước Nga được hòa nhập đầy đủ với nền kinh tế toàn cầu,” ông nói trong cuộc họp báo. “Nhưng chúng tôi phải kiên định về sự cần thiết để duy trì các nguyên tắc cốt lõi của quốc tế …. bạn không xâm lược các nước khác hoặc ủng hộ tài chính và hỗ trợ chúng để chia nhỏ các quốc gia có chủ quyền và có cuộc bầu cử dân chủ”.
Trước khi rời khỏi hội nghị thượng đỉnh G20, Tổng thống Putin cho biết một giải pháp cho cuộc khủng hoảng Ukraine là có thể, nhưng không nói rõ.
Ông Putin mệt mỏi khi liên tục bị lãnh đạo các nước tiên tiến phản đối
“Hôm nay tình hình (ở Ukraine) theo quan điểm của tôi có cơ hội tốt để giải quyết, bất kể điều gì khác thường cũng có thể thỏa thuận và lắng nghe” . Ông bỏ qua bữa ăn trưa và buổi làm việc tại hội nghị thượng đỉnh để về sớm, với lý do chuyến bay về Nga rất dài và cần phải ngủ.
Xử phạt Nga
Xử phạt Nga được nhắm vào các ngành quan trọng như dầu mỏ và ngân hàng, cũng như các cá nhân thân cận và có ảnh hưởng đến Putin đã ép nền kinh tế Nga cùng thời điểm khi giá dầu giảm càng làm căng thẳng cho ngân sách nhà nước và làm đồng rúp mất giá trên thị trường tài chính.
“Tại thời điểm này, các biện pháp trừng phạt của chúng tôi đã ngấm và đang làm tổn thương nền kinh tế Nga”, Obama cho biết sau hội nghị thượng đỉnh. “Chúng tôi sẽ giữ vững lệnh trừng phạt, cùng với những đồng minh của chúng tôi sẽ gia tăng áp lực khi cần thiết”.
Các nhà lãnh đạo cường quốc thế giới vui vẻ và thân mật trong cuộc hội đàm
Trước đó Tổng thống Obama, Thủ tướng Australia Tony Abbott và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe lần lượt thống nhất cùng nhau chống lại Nga. Tuyên bố sẽ chống lại những nỗ lực của Moscow gây bất ổn cho miền Đông Ukraina.
Các nhà lãnh đạo châu Âu trong đó có Thủ tướng Đức Chancellor Angela Merkel cũng cảnh báo sẽ có nhiều biện pháp trừng phạt hơn nữa trừ khi Nga kết thúc sự hỗ trợ cho phiến quân ly khai thân Nga.
Ngoại trưởng các nước EU sẽ họp vào mai (thứ hai) để xem xét các bước tiếp theo, bao gồm cả hình thức xử phạt bổ sung dành cho Nga
Reuters
- Gia nhập EU và NATO, nhưng không có Donbass - 9 câu hỏi về cuộc hội đàm Biden-Putin
- Hết năm 2021, Thế giới ở vào giai đoạn biến động lớn, Ukraina chưa thể vượt qua cuộc khủng hoảng.
- SOS - báo động dịch cúm nguy hiểm đang hoành hành tại Ukraina
- Ukraina, Mỹ và Ba Lan đã ký thỏa thuận đa dạng hóa nguồn cung cấp khí đốt
- Các tên lửa hành trình của Ukraina có khả năng "khóa biển Azov"
- NƯỚC NGA TRONG CUỘC ĐỐI ĐẦU MỸ-TRUNG
Trả lời