Chính quyền Trung Quốc đã bày tỏ sự không hài lòng với tuyên bố cuối cùng của hội nghị thượng đỉnh “G7» về tình hình ở các biển phía Đông và Nam Trung Quốc, trong đó đề cập đến sự cần thiết về phi quân sự hóa khu vực và không thể chấp nhận các hành động đơn phương từ phía Bắc Kinh, Nhật Bản và Philippines về việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ.
Trung Quốc lên án quan điểm của “G7” về việc tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Với tuyên bố về vấn đề này đã được người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lu Kang cho biết, báo Reuters đưa tin.
Lu Kang nhấn mạnh rằng Trung Quốc cam kết giải quyết tranh chấp lãnh thổ trên cơ sở luật pháp quốc tế và hỗ trợ việc giải quyết bằng phương pháp hòa bình các tranh chấp thông qua đàm phán.
Vào thứ bảy ngày 27 tháng 5, các lãnh đạo của nhóm các nước “G7” tại hội nghị thượng đỉnh đã đưa ra một tuyên bố về tình hình ở Biển Đông và Biển Hoa Đông. Các nhà lãnh đạo kêu gọi phi quân sự hóa các vùng lãnh thổ đang tranh chấp.
Trên các đảo nằm trong quần đảo Trường Sa ở Biển Nam Trung Hoa về việc tuyên bố chủ quyền đang có sáu quốc gia đưa ra là: Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Việt Nam, Đài Loan và Brunei. Trung Quốc đang mở rộng hoạt động quân sự trong khu vực. Đặc biệt, quân đội của Trung Quốc đã xây dựng một số hòn đảo nhân tạo trong quần đảo, trong đó có bố trí căn cứ quân sự của họ.
Trước đó, vào ngày 25 tháng 5 đã có tin cho biết rằng tàu khu trục USS Dewey Hải quân Mỹ đã tiếp cận với một khoảng cách 22 km về phía lãnh thổ ở quần đảo Trường Sa, được kiểm soát bởi Trung Quốc. Đây là trường hợp đầu tiên xảy ra trong triều đại của Donald Trump.
Nguyễn Vinh (theo rbc.ru)
- Ukraina, Mỹ và Ba Lan đã ký thỏa thuận đa dạng hóa nguồn cung cấp khí đốt
- NƯỚC NGA TRONG CUỘC ĐỐI ĐẦU MỸ-TRUNG
- Bài phát biểu của tân tổng thống Ukraina Vladimir Alekseievich Zelensky.
- Portnikov: Zelensky nguy hiểm hơn nhiều đối với Putin so với Poroshenko
- Zelensky trả lời Putin rất đanh thép và thâm túy!
- Putin một lần nữa lại lợi dụng "khoảng trống quyền lực" ở Ukraina
Tham vọng Biển Đông bằng cách thức trấn lột của Trung Quốc hiện đang ở ngã ba đường. Bởi: i) nếu tiếp tục, nhất là sau khi Tòa án trọng tài quốc tế đã tuyên, Trung Quốc sẽ bị cô lập, phản ứng mạnh mẽ nhất từ các nước trực tiếp liên quan, kể cả bằng quân sự; ii) nếu dừng lại, giới lãnh đạo Trung Quốc sẽ bị quả mã hồi của một số không nhỏ người dân Trung Quốc do chính luận điệu truyền truyền chủ nghĩa đại dân tộc quá thái của nhà cầm quyền Bắc Kinh gây ra; iii) những hậu quả do hoạt động bành trướng sẽ bị chính các phe phái nội bộ Trung Quốc lợi dụng đấu đá và có thể gây phân hóa xã hội lâu dài.