Thủ tục đêm tân hôn đã diễn ra ở nước Nga từ xưa như thế nào

11-10-768x487

Ở Nga, theo truyền thống quyền được vinh dự  phá bỏ trinh tiết của một cô gái thuộc về người chồng tương lai của cô ấy. Theo các quy tắc của nhà thờ, hôn nhân vợ chồng là một nghi lễ rất thiêng liêng và bất kỳ nỗ lực  nào nhằm xâm phạm đến giường cưới của người khác đều bị coi là  một tội lỗi lớn. Về sau này, các lãnh chúa phong kiến thường bỏ qua luật này và sử dụng quyền của đêm tân hôn đầu tiên, nhưng nhà thờ không hoan nghênh điều này.

Первая брачная ночь: как это было на Руси

Tán tỉnh

Chọn thời điểm để cử hành Lễ cưới

 Lễ cưới ở Nga là một nghi lễ phức tạp kết hợp giữa truyền thống Kitô giáo và những phong tục thờ cúng của từng địa phương. Thời điểm tổ chức đám cưới luôn được lựa chọn cẩn thận. Đối với nhiều dân tộc trên thế giới, lần giao hợp đầu tiên của các cặp đôi mới cưới có thể xảy ra vào ngày thứ ba hoặc thứ tư của đám cưới, hoặc thậm chí muộn hơn (như ở một số nước Hồi giáo, Ấn Độ, v.v.).

Đối với người Nga, đêm tân hôn đầu tiên diễn ra trong dịp tổ chức lễ cưới, vì vậy việc ấn định hôn lễ vào ngày được nhà thờ cho phép là rất quan trọng. Theo luật Chính thống giáo, vợ chồng mới cưới không được phép có quan hệ tình dục trong thời gian ăn chay và vào những ngày lễ của nhà thờ, do đó, đám cưới không nên tổ chức vào thời gian này.

Первая брачная ночь: как это было на Руси

×

Nghi thức chuẩn bị đêm tân hôn.

Đối với người dân Nga, từ xa xưa người ta thường chuẩn bị phòng cưới cho đêm tân hôn là một tầng trệt của một tòa nhà. Điều này xuất phát từ yêu cầu là  giường của những người trẻ tuổi phải được bố trí ở nơi thoáng mát, ấm cúng.

Phòng tân hôn luôn được thiết lập trên lãnh thổ của nhà chú rể, bởi vì  sau đám cưới cô gái sẽ đến sống với anh ta. Người ta chuẩn bị một chiếc giường cao trên một giá đỡ bằng gỗ chắc chắn. Trên giường được phủ một bộ ga giườn. Bộ ga  lấy từ của món đồ hồi môn của cô gái. Việc chuẩn bị giường cho chú rể và cô dâu được thực hiện bởi những người phụ nữ trong số các bà mối. Ngoài ra, mẹ hoặc chị gái của chú rể cũng có thể được quyền trải giường. Nhiều đồ vật dùng để thực hiện các nghi lễ được đặt trên giường, những vật dụng đó được cho là để nhằm bảo vệ cuộc sống của các cặp đôi mới cưới được hạnh phúc và đảm bảo cuộc sống thoải mái cho họ trong tương lai. Những tấm bùa hộ mệnh này bao gồm những nhúm vỏ lúa mạch đen, những túi bột mì, nệm, giường lông vũ. Bên trên giường được phủ một tấm chăn thêu màu trắng như tuyết. Một vài khúc gỗ, một cái chảo… và một nhánh bách xù được đặt dưới gầm giường. Những vật phẩm này được cho là để bảo vệ cặp đôi khỏi mọi linh hồn ma quỷ. Các khúc gỗ tượng trưng cho thế hệ con cháu trong tương lai, vì vậy chúng phải được đưa vào nhiều hơn.

Первая брачная ночь: как это было на Руси

Làm chứng cho cặp đôi mới cưới

Cả một đám đông khách khứa và bè bạn  đi cùng cặp đôi tân hôn bước   vào  “phòng ngủ” đã được chuẩn bị chu đáo: bạn bè, bà mối, họ hàng và nói chung là bất kỳ ai muốn tham gia vào một nghi lễ ồn ào và vui vẻ. Việc tiễn đưa kèm theo những bài hát, những câu nói đùa tục tĩu và những lời khuyên. Người vợ dùng roi đánh vào thành giường nhằm xua đuổi tà ma. Sau đó, anh chồng phải trả tiền công cho những người trải giường.

Первая брачная ночь: как это было на Руси

Còn lại một mình

Sau tất cả những nghi lễ này, đôi tân hôn cuối cùng đã được yên. Cánh cửa đã bị khóa, và một người được cắt cử làm  lính gác được đứng  gần phòng tân hôn. Người lính có nhiệm vụ  bảo vệ phòng tân hôn của đôi vợ chồng mới cưới khỏi những bùa chú ma quỷ và nhiều linh hồn ma quỷ khác nhau. Nhưng nhiều người khách thường cũng ở lại quanh đó và chỉ đơn giản là tò mò chờ đợi.

Còn lại một mình, cô dâu và chú rể trước tiên bầy tiệc chiêu đãi với bánh mì và thịt gà. Thực phẩm này được cho là khiến cho các cặp vợ chồng tăng khả năng sinh đẻ. Sau khi ăn xong, cô dâu  bắt buộc phải tháo ủng khỏi chân anh chàng. Như thế, cô thể hiện sự khiêm tốn trước mặt người chồng tương lai và thể hiện sự sẵn sàng phục tùng anh ấy trong mọi việc. Ngoài ra, cô dâu phải xin phép chồng để được nằm cùng. Sau đó quan hệ tình dục sẽ diễn ra… Một người bạn đến hỏi chuyện này vài lần. Ngay sau khi cô gái mất trinh, cuộc hôn nhân được coi là được xác nhận về mặt thể xác  được công bố rầm rộ cho tất cả khách mời. Đôi vợ chồng trẻ lại có thể được mời đến một bữa tiệc và được đón tiếp nồng nhiệt bằng những bài hát vui nhộn có nội dung khá  tục tĩu, hoặc chính những vị khách bước vào phòng tân hôn của các cặp đôi mới cưới và ở lại  đó với họ cho đến bình minh.

Первая брачная ночь: как это было на Руси

Kết  cục của đám cưới : sự ê chề nhục nhã từ phía cô dâu và gia đình  hay sự hân hoan đến tột cùng của tất cả mọi người

Khoảnh khắc quan trọng nhất trong toàn bộ nghi lễ này là màn trình diễn chiếc áo sơ mi dính đầy vết máu của cô dâu. Nếu cô dâu giữ được trinh tiết trước ngày cưới thì cô sẽ  được coi là cô dâu  lương thiện. Nếu không, cô ấy bị coi như đã mang lại sự xấu hổ không chỉ cho bản thân mà còn cho cha mẹ cô ấy và gia đình của cô ấy. Một chiếc vòng kiểu như cái thòng lọng được treo quanh cổ của bà mối và cha mẹ của người vợ mới cưới bất lương. Cha của cô dâu được mời một ly rượu bị thủng lỗ ở đáy. Cô gái thậm chí có thể sẽ bị đuổi  về nhà của cha cô và có thể bị hành hạ dã man. Sự mất trinh trong đêm tân hôn của họ được cử hành một cách tượng trưng bằng nghi lễ treo  một khăn thêu bằng những sợi chỉ đỏ và nghi lễ đập vỡ bình. Sau đó, cô gái trở lại thành một em “trẻ”, và chàng trai – tràng trai “trẻ”. Sau đêm tân hôn, cô dâu sẽ phải mặc những bộ quần áo của một phụ nữ đã có gia đình và phải đội một chiếc mũ cũng của phụ nữ ấy. Toàn bộ nghi lễ phải được tuân thủ nghiêm ngặt, nếu không gia đình mới sẽ bị đe dọa bởi sự vô sinh và nghèo đói.

Nguyễn Hoàng Lân sưu tầm và dịch

Nguồn: bigpicture


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề